Tình hình đầu tư vốn cho sản xuất cam sành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 72 - 73)

ĐVT: Tr.đ/ha

Chỉ tiêu Năm So sánh (%)

2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ

- Vốn đầu tư bình quân/hộ 17,375 17,988 19,577 103,53 108,83 106,15 - Vốn đầu tư bình quân/DN 22,000 22,125 22,351 100,57 101,02 100,79 - Vốn đầu tư bình quân/HTX 18,506 19,224 19,382 103,88 100,82 102,34 Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên (2018)

Thực trạng phát triển sản xuất cam sành của các tác nhân cho thấy:

- Đối với hộ nông dân (là đối tượng chủ yếu, trực tiếp sản xuất) đã có sự đầu tư phát triển khá ổn định (có tăng, nhưng mức độ tăng còn ít), mức đầu tư vốn bình quân của hộ năm 2016 đạt 17,3 triệu đồng tăng lên 19,6 triệu đồng năm 2018. Điều này cho thấy nguồn lực của hộ sản xuất cam sành ở địa bàn còn nhiều hạn chế, vậy nên mặc dù hộ còn gặp nhiều khó khăn cho nhu cầu đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất của mình.

- Đối với doanh nghiệp và HTX tham gia sản xuất cam sành trên địa bàn, hiện nay mới có 5 doanh nghiệp và 5 HTX tham gia sản xuất cam sành trên địa bàn và tất cả đều đều có điểm chung là quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp và HTX có nguồn vốn rất hạn chế, vì thế mức đầu tư bình quân trên doanh nghiệp mới chỉ đạt 22 triệu đồng/1ha vào năm 2016 và tăng lên 22.3 triệu đồng/1ha vào năm 2017, mức tăng bình quân là 0,79%.

c. Nguồn nhân lực

Nguồn lao động chủ yếu của hộ là lao động trong gia đình, cùng hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất cam sành. Do đặc thù của trồng cam sành là mất mất nhiều công sức và mất nhiều thời gian hơn những công việc làm nông khác nên các hộ nông dân có nhu cầu thuê thêm lao động rất cao. Những hộ sản xuất cam sành ngoài trồng cam ra thì họ còn làm thêm nhiều nghề khác như buôn bán, làm nông, làm mướn...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)