Mức phân bón cho cam theo tuổi cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 95)

Năm tuổi N (gam/cây) P2 O5 (gam/ cây) K2O (gam/cây)

Phân hữu cơ (Kg/cây)

1 – 3 100 50 70 40

4 – 6 200 100 100 60

7 – 9 300 200 150 100

>9 600 250 200 100

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Vị Xuyên, 2018) Liều lượng bón là để tham khảo, nếu trồng ở đất đồi dốc, đất pha cát hoạch đất sỏi đá phân bón dễ thất thoát, lượng phân bón cần từ 30 – 40%, nhưng ở đất thịt, ít dốc, khả năng giữa đất tốt, lượng phân bón có thể giảm 20 – 30%.

Thời gian bón phân của cam chủ yếu sau khi thu hái quả (bón lót) trước khi phát lộc xuân (phân xuân) thời kỳ quả lớn (phân hè) thời gian bón cần xét đến thời tiết của khu vực và đặc tính của từng giống cam để điều chỉnh. Sự sinh

trưởng của cây đều cần đến NPK còn tỉ lẹ của 3 yếu tố NPK cần thiết cho từng thời kỳ sinh trưởng phát dục thì có khác nhau. Lượng phân bón cả năm chia làm các lần bón trong năm như sau:

- Sau thu hoạch: bón 100% phân chuồng + lân và 1/3 đạm. - Trước khi ra hoa bón 1/3 đạm

- Khi quả nhỏ bón 1/3 đạm còn lại + ½ Kali. - Trước khi thu hoạch1 tháng bón ½ kali còn lại.

Sau nhân giống, phân bón và kỹ thuật sử dụng phân bón là rất quan trọng. Người trồng cam tuy có nhận thức được nhưng một phần thiếu vốn nên trồng chay, hiệu quả thấp không nắm vững quy trình nên bón không đúng liều lượng và thời gian bón.

c. Phòng trừ sâu bệnh hại

Căn cứ vào sinh trưởng và phát triển cảu cây và tình hình phát sinh bệnh hại trong các vườn cam tại địa phương. Có thể phân chia làm 4 vụ chính sâu bệnh thường xuất hiện như sau:

Vụ xuân: các tháng 3, 4, 5:

Là thời ký sinh trưởng và phát triển của cây, cây ra lộc xuân, ra hoa dậu quả. Vào thời kỳ này bệnh hại phát sinh và là bệnh nấm trắng, loét vi khuẩn, thán như, rụng hoa, rụng quả. Phòng trừ phun Boocdo 1%, kauran 0,2% khi bệnh nấm trăng mới xuất hiện là có kết quả.

Vụ Hè: các tháng 6, 7, 8:

Là thời kỳ cây ra lộc hè, nuôi quả. Các bệnh phát sinh là phấn trắng, bệnh thán như, tiếp tục phun Boocdo 1% một tháng/lần. Phun bổ sung Ridonil 0,1% hoặc Mancozeb 0,2% khi bệnh thán như xuất hiện. Ngoài ra cần cắt bỏ các cành bệnh, cành tăm tạo điều kiện cho tán cây thông thoáng. Cách làm này nhiều hộ thực hiện đạt kết quả rất tốt.

Vụ Thu: các thang 9, 10, 11:

Là thời kỳ ra lộc thu, quả và chín. Các bệnh hại chính là loét vi khuẩn, bệnh sẹo, thán như, đốm đầu, thối quả, vàng lá Manczeb như ở vụ hè (theo hướng dẫn). Phát hiện sớm và cắt bỏ bệnh Greening và các bệnh khác, loại bỏ quả bị bệnh (đa số người dân chưa thực hiện được vì thiếu thuốc và thiếu sụ chỉ đạo).

Vụ đông: các tháng 12, 1, 2:

Là thời kỳ cây ra lộc đông, các giống chín muộn vẫn còn nuôi quả hoạch quả đang vào chín. Các bệnh phát sinh sớm là đốm đầu, thán thư, vàng lá Greening. Cách phòng trừ là tỉa bỏ cành bệnh, càng chết và các cành không có khả năng cho thu hoạch.

4.3.2.5. Giải pháp về khoa học công nghệ

Áp dụng mạnhvà nhiều hơn nữa việc cơ giới hóa trong khâu thu hoạch và khâu chăm sóc cam sành. Hiện nay đa số các hộ trồng cam đều sử dụng máy phun thuốc trừ sâu công nghiệp có công suất lớn nên đã tiết kiện được thời gian và công sức rất nhiều.

Sản xuất cam sành theo quy trình sạch, sử dụng các giống có khả năng kháng sâu bệnh tốt, năng suất cao,chất lượng tốt.

Ứng dụng đồng bộ các biện pháp canh tác trồng mới chăm sóc theo nhu cầu sinh trưởng rồi đến cắt cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch bảo quản khoa học.

Áp dụng công nghệ sinh học, sử dụng bón phân vi sinh và các chế phẩm sinh học trong công tác bảo vệ thực vật để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Xây dựng cơ sở, hệ thống đội ngũ khuyến nông mạnh để chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trực tiếp đến với người dân nhà nước có chính sách dầu tư khuyến khích các nhà khoa học, cán bộ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới. Thường xuyên tập huấn cho cán bộ kỹ thuật và cả người dân trồng cam sành.

4.3.2.6 Giải pháp về quảng bá thương hiệu sản phẩm

Qua phân tích ở trên ta thấy mặc dù chất lượng cam ở Vị Xuyên rất tốt, mọng nước, ngọt... không thua kém các sản phẩm cùng loại nhưng vẫn chưa được nhiều người biết đến. Do vậy cùng với giải pháp kỹ thuật khác, giải pháp về quảng bá thương hiệu sản phẩm là một cách hữu hiệu để người tiêu dùng cả nước biết đến cam sành Vị Xuyên. Hiện nay việc đăng ký thương hiệu cho cam sành Vị Xuyên đã được thực hiện nhưng việc quảng bá sản phẩm còn chưa được quan tâm đúng mức.

Vấn đề khẳng định và phát triển thương hiệu cam Vị Xuyên cần phải đặt lên hàng đầu. Muốn vậy cần thực hiện:

- Phải tập huấn cho người dân sản xuất cam áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất cam theo giải pháp kỹ thuật đã nêu ở trên để duy trì và phát triển cây cam một cách bền vững, chất lượng ổn định.

- Có chiến lược Marketing để giới thiệu sản phẩm

- Xây dựng các trung tâm xúc tiến thương mại, các chợ đầu mối để quản lý nhãn hiệu (phân loại, nhãn mác, đóng tem...), vận chuyển mua bán đảm bảo giá trị thương hiệu.

4.3.2.7 Giải pháp về điều kiện tự nhiên

Trong quá trình sản xuất cam sanh, thời gian cam bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thời tiết là vào giai đoạn cây ra hoa đậu quả hay gặp phải thời gian thời tiết mưa và sương muối làm rụng quả non, thời gian cho thu hoạch gặp phải sương muối làm rụng quả và quả không chín đẹp. Do đó cần có biện pháp như: phun kích thích cho hoa ra sớm tránh thời gian thời tiết không thuận lợi.

Thời tiết khô hạn nên tiế hành tưới nước cho cây cam, xây dựng hệ thống tưới tiêu, đào giếng, xây dựng kênh mương dẫn nước cho vườn cam.

Vào mùa mưa thường xảy ra hiện tượng gió lốc, giông làm cho cây cam bị gãy cành nên tiến hành vít cành cam để hạn chế tối đa thiệt hại do thời tiết gây ra.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu phân tích và đánh giá sản xuất cam sành ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, tác giả có một số kết luận sau:

Phát triển sản xuất cam Sành là rất cần thiết vì khai thác tiềm năng và nguồn lực sẵn có Phát, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế ngành nông nghiệp của địa phương, khai thác tiềm năng và nguồn lực sẵn có, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Ngoài những hiệu quả kinh tế mang lại thì sản xuất cam Sành còn góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Sản xuất cam Sành xuất hiện từ lâu nhưng chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của nó, trong những năm tới cần phải phát huy tối đa các yếu tố có lợi cho sản xuất cam Sành.

Thực trạng phát triển sản xuất cam Sành trên địa bàn huyện Vị Xuyên trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tổng số hộ tham gi sản xuất cam sành năm 2016 là 251 hộ tăng lên 292 hộ năm 2018. Tổng diện tích 511 ha năm 2016 tăng lên 619,8 ha năm 2018. Sản lượng cam Sành năm 2016 là 4543,3 tấn tăng lên 5212,5 tấn năm 2018. Năng suất đạt 88,91 tạ/ha năm 2016 giảm còn 84,1 tạ/ha. Số doanh nghiệp tham gia sản xuất cam sành năm 2016 là 03 doanh nghiệp tăng lên năm 2018 là 05 doanh nghiệp. Sản xuất cam sành trên địa bàn huyện Vị Xuyên còn gặp một số hạn chế như sản xuất ồ ạt không có quy hoạch, chưa có liên kết trong sản xuất, giống kém chất lượng, bị ép giá bán khi đến vụ, hình thức tiêu thụ gặp nhiều rủi ro.

Qua nghiên cứu đề tài có phân tích một số nhóm yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam sành như: Nhóm các biện pháp kỹ thuật canh tác; Kĩ thuật trồng, chăm sóc, thu hái; Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên; Nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội; Chính sách; Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển sản xuất cam huyện Vị Xuyên

Đề tài có đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cam sành huyện Vị Xuyên như: Giải pháp tạo vốn cho nông dân đầu tư sản xuất; Giải pháp về kỹ thuật sản xuất cam; Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng; Giải pháp về khoa học công nghệ; Giải pháp về mở rộng thị trường tiêu thụ; Giải pháp về quảng bá thương hiệu sản phẩm; Bổ sung hoàn thiện một số chính sách phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng núi.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với ủy ban nhân dân tỉnh, huyện và các cấp chính quyền địa phương

- Quy hoạch vùng sản xuất cam sành theo hướng tập trung nhằm khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, lao động và tập quán canh tác.

- Tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật và chuyển giao TBKT cho nông dân.

- Giải quyết chính sách trợ giá giống, vật tư, tín dụng ưu đãi cho người trồng cam sành.

- Các đơn vị chuyên môn trong huyện cần phối hợp chặt chẽ với các hợp tác xã hướng dẫn người sản xuất thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo tăng năng suất.

5.2.1. Đối với các cấp Bộ Ngành

Cần có cơ chế, chính sách phù hợp cho người trồng cam phát triển, nhất là các chính sách cho vay vốn để đầu tư. Giải quyết các dịch vụ đầu vào đầu ra cho người trồng cam.

Cần có các chính sách định hướng, khuyến khích trong xuất khẩu cam sành và các sản phẩm từ cam sành tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất cam sành.

Có các chính sách hỗ trợ khi có rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất cam sành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Chi cục thống kê Vị Xuyên (2018). Niên giám thống kê 2015. 2. Chi cục thống kê Vị Xuyên (2018). Niên giám thống kê 2016. 3. Chi cục thống kê Vị Xuyên (2018). Niên giám thống kê 2017.

4. Cục Trồng trọt (2013). Báo cáo tình hình sản xuất cây ăn quả có múi trên cả nước. 5. Đào Thế Tuấn (1984). Hệ thống sinh thái nông nghiệp. NXB Khoa học kỹ thuật,

Hà Nội.

6. Đào Thị Mỹ Dung (2012). Phát triển sản xuất cam bù của các nông hộ huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Gia Lâm, Hà Nội. tr. 123.

7. Đỗ Kim Chung, Nguyễn Thị Minh Thu, Nguyễn Phượng Lê (2009), Giáo trình Giới trong phát triển nông thôn. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 8. Dương Văn Hiển, Đinh Văn Đãn, Nguyễn Thị Minh Thu (2010), Giáo trình kinh

tế ngành sản xuất, Học viện Tài chính

9. Lê Hoàng Ngọc (2015). Phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

10. Lê Văn Điệp (2014). Nghiên cứu phát triển sản xuất cam sành huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 11. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình Phát triển Nông Thôn. Nhà

xuất bản Đại học Nông nghiệp Hà Nội

12. Phạm Văn Côn (2007). Bài giảng cây ăn quả, Trường Đại học Nông nghiệp I, Gia Lâm, Hà Nội.

13. Tổng cục thống kê (2018). Niên giám thống kê 2017. NXBThống kê, Hà Nội. 14. Trần Đăng Khoa (2010). Nghiên cứu giải pháp phát triển và tiêu thụ sản phẩm

cam Sành Hà Giang, Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp, Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Gia Lâm, Hà Nội. tr. 112

15. Trần Thế Tục (1998), Giáo trình cây ăn quả. NXB Nông nghiệp Hà Nội. tr. 110- 126. 16. Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển. NXB Lao động - xã

hội, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh:

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HỘ SẢN XUẤT CAM SANH HUYỆN VỊ XUYÊN

Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà trong việc trả lời những câu hỏi dưới đây.

I, Thông tin chung về chủ hộ

1. Họ và tên chủ hộ...tuổi

2.Giới tính:...

3.Trình độ:...

4.Địa chỉ: Thôn...xã...huyện Vị Xuyên 5.Số khẩu của hộ:...số lao động:...

6.Đặc điểm sản xuất, kinh doanh của hộ:...

7.Diện tích đất của hộ:...

8.Diện tích đất trồng cam:...

9.Trong đó cho thu hoạch:...trồng mới...

10.Sản lượng năm 2017:...tấn 11.Giá bán trung bình:...đồng 12.Kinh nghiệm trồng cam của hộ:...năm 13.Quy mô hộ trồng cam: Nhỏ ☐

Vừa ☐

Lớn ☐

II. Đặc điểm đất trồng cam của hộ: 14.theo địa hình Thấp ☐ Cao ☐ Trung bình ☐ 15. Loại đất trồng; Đất đỏ bazan ☐ Đất phù sa ☐ Đất khác ☐

16.Theo khả năng canh tác Đất ruộng ☐

Đất khác ☐

17. Công cụ máy móc cho sản xuất cam Máy làm đất ☐

Máy phun thuốc sâu ☐ Máy khác...

III, Chi phí sản xuất cam

18.Chi phí đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản

Diễn giải ĐVT Thành tiền

Diện tích Số cây Giống Đạm Lân Kali NPK Phân chuồng Vôi bột Thuốc trừ sâu Tiền thuê lao động Khác

Tổng chi phí

Tổng số công lao động gia đình 19.Chi phí đầu tư thời kỳ kinh doanh

Diễn giải ĐVT Thành tiền

Diện tích Số cây Giống Đạm Lân Kali NPK Phân chuồng

Vôi bột Thuốc trừ sâu Tiền thuê lao động Khác

Tổng chi phí

Tổng số công lao động gia đình 20. Chi phí đầu tư cho vụ lúa

Diễn giải ĐVT Thành tiền

Diện tích Số cây Giống Đạm Lân Kali NPK Phân chuồng Vôi bột Thuốc trừ sâu Tiền thuê lao động Khác

Tổng chi phí

Tổng số công lao động gia đình

IV. THU HOẠCH VÀ BÁN SẢN PHẨM

21. thời gian thu hoạch tốt nhất Chín sinh lý ☐

Chín vàng ☐

22. Cách thức bán sản phẩm Bán buôn...%

Bán lẻ...% Bán cho nhà hàng...% 23. Nơi bán sản phẩm Tại nhà...% Tại chợ...% Khác...% 24. giá bán cam

Giá bán Loại cam

Loại 1 Loại 2 Loại 3

Bán buôn Bán lẻ

25. Biên pháp bản quản quả cam Có ☐ không ☐

VI, ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT

26, Hộ có ấp dụng vít cành, tỉa cành cho cây cam không? Có ☐ Không ☐

27, Hộ có áp dụng bón phân sinh học không? Có ☐ Không ☐

28, Hộ có đào giếng, đào mương dẫn nước chống hạn cho cây không? Có ☐ Không ☐

29, Hộ có biện pháp kích hoa nở sớm để tránh sương muối không? Có ☐ Không ☐

30, Hộ có áp dụng biện pháp phòng trừ sâu , bệnh hại mà không phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật như giăng bóng điện buổi tối, nuôi các con thiên địch của sâu, sử dụng chế phẩm sinh học...không?

Có ☐ Không ☐

Có ☐ Không ☐

32, hộ có áp dụng các biện pháp được tập huấn không? Có ☐ Không ☐

33, Hộ sử dụng thuốc từ cỏ hay làm cỏ bằng tay? Sử dụng thuốc ☐ Xử lý cỏ bằng tay ☐

34, Hộ có thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin liên quan đến cây cam không?

Có ☐ Không ☐

VII, THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NÔNG DÂN

Chỉ tiêu Đánh giá

Rất cao cao Trung bình Thấp Rất thấp

Yếu tố thuận lợi 1, đất 2, kinh nghiệm 3, chính sách Yếu tố khó khăn 1,Vốn 2, giống 3, đất 4, lao động 5, giá bán 6, sâu bệnh 7, đầu vào 8, bảo quản 9, thời tiết

VIII, PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT CAM

35, Quy mô trồng cam của hộ trong thời gian tới Giữ nguyên ☐ Mở rộng ☐ Giảm ☐

36, Hộ có muốn tham gia VietGAP không? Có ☐ Không ☐

37, Mong muốn và đề nghị của hộ dể phát triển sản xuất camss trong thời gian tới

... ... ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)