Hiệu quả sản xuất 1ha Cam Sành của các hộ dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 77 - 78)

QMN QMV QML Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) 1 Doanh thu (GO) 67.433,97 100,00 68.001,29 100,00 68.616,83 100,00 2 Chi phí trung gian (IC) 16.752,00 24,84 18.189,00 26,75 17.516,00 25,53 3 Giá trị gia tăng (VA) 50.681,97 75,16 49.812,29 73,25 51.100,83 74,47 4 Chi phí lao động (L) 14.400,00 21,35 12.000,00 17,65 12.000,00 17,49 5 Khấu hao TSCĐ (K) 1.400,40 2,08 1.509,27 2,22 1.511,07 2,20 6 Thu nhập hỗn hợp (MI) 34.881,57 51,73 36.303,02 53,39 37.589,76 54,78 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Theo số liệu thu thập qua điều tra ở các hộ trồng cam ở 3 xã khác nhau, có mức đất canh tác khác nhau cho thấy thu nhập do trồng cam đem lại đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của hộ. Hộ gia đình đã tận dụng được các nguồn lực sẵn có về lao động, về tiền vốn và các loại vật tư thông dụng khác, mặt khác không có chi phí cho công tác quản lý điều hành nên thu nhập cao. Diện tích trồng cam đều tăng lên nhiều và nhiều hộ đã dùng hết diện tích canh tác của gia đình để trồng cam Tại Vị Xuyên, cam được trồng trên đất các hộ sử dụng, tùy theo số nhân khẩu và lao động của từng hộ, từng huyện, xã mà số diện tích có khác nhau.

Từ đây đặt ra vấn đề để thời gian tới sản xuất cam Vị Xuyên đạt hiệu quả cao hơn cần tính toán đến giải pháp về vốn cho sản xuất. Do vậy, để phát triển những trang trại có quy mô lớn không thể không có sự hỗ trợ vốn từ phía Nhà nước. Hiệu quả kinh tế sản xuất cam của các hộ trong huyện khác nhau cũng khác nhau trên cùng một giống cam sành.

Bảng 4.19. Hiệu quả sản xuất 1ha Cam Sành của các hộ dân STT Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML STT Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML 1 GO/IC Lần 4,03 3,74 3.92 2 VA/IC Lần 3.03 2,74 2.92 3 MI/IC Lần 2,08 2.00 2.15 4 GO/L 1000đ 561,95 680,01 686,17 5 VA/L 1000đ 422,35 498,12 511,01 6 MI/L 1000đ 290,68 363,03 375,90

Hiệu quả kinh tế sản xuất cam ở hộ gia đình cao hay thấ phụ thuộc rất lớn vào khâu đầu tư ở hai giai đoạn: kiến thiết cơ bản và kinh doanh. Khâu đầu tư KTCB được đầu tư đúng mức nhưng ở khâu đầu tư cam kinh doanh thấp và ngược lại đều không đạt hiệu quả như mong muốn.

Xác định mối quan hệ giữa mức đầu tư và kết quả đầu tư là vấn đề khó khăn chỉ thực hiện được một cách chính xác trong nghiên cứu thí nghiệm và thực nghiệm.

Trong sản xuất đại trà của hộ nông dân, thông qua điều tra và các phiếu phỏng vấn, tổng hợp phân tích cho kết quả sau: Mức đầu tư KTCB và đầu tư chăm sóc cam kinh doanh các hộ cao hay thấp là khác nhau. Những hộ được xếp vào loại khá theo phân loại của địa phương có mức đầu tư cao hơn cả ở thời kỳ KTCB và kinh doanh nên trên cùng tuổi cây (8-10 năm) năng suất đạt 98 tạ/ha và chất lượng cam khá hơn nên trên 90% sản lượng thu hoạch tiêu thụ được. Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp trên 1 công lao động, và trên đồng vốn chi phí đều cao hơn.

4.1.6.2. Kết quả, hiệu quả sản xuất theo các năm

Qua bảng cho thấy, năm 2017 có giá trị sản xuất cao nhất với 70,10 triệu đồng/1 ha cam, năm 2018 có giá trị sản xuất 69,90 triệu đồng/1 ha. Có sự chênh lệch này phụ thuộc chủ yếu vào mức độ chi phí của các hộ, các hộ khá có mức đầu tư cao vào giống, phân bón, lao động... sẽ đem lại năng suất cam cao hơn các hộ khác, điều này kéo theo kết quả sản xuất cũng tăng theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)