Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cam sành
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cam sành
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam sành
2.1.5.1. Nhóm các biện pháp kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác động của con người vào cây trồng (như chọn giống cam ñưa vào trồng, kỹ thuật chăm sóc: tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh, phương thức trồng) tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể:
- Giống cam: Từ trước đến nay, giống cam chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp chiết cành và hầu hết được các hộ gia đình tự sản xuất nên chất lượng cây giống không được kiểm soát, đảm bảo chất lượng. Do tâm lý sợ ảnh hưởng và tiếc những cây mẹ tốt nên hầu hết cây giống đều được chiết từ những cây kém phát triển, những cành thải loại không ñủ tiêu chuẩn, đã làm giảm khả năng phát triển, sinh trưởng của cây trồng khi trồng mới, sâu bệnh lan rộng, chất lượng giảm sút.
- Kỹ thuật chăm sóc: là khâu tác động ảnh hưởng không những năm đó mà còn ảnh hưởng đến nhiều năm về sau. Quan sát thực tế trên vườn trong nhiều năm cho thấy gia đình nào thực hiện công tác tỉa cành, tạo tán đúng kỹ thuật, đúng thời điểm thì số cành cho quả tăng đều nhau giữa các cành, tán có diện tích bề mặt rộng không có phần bị che lấp...
- Phòng trừ sâu bệnh: Cam là loại cây trồng dễ mắc nhiều loại bệnh, do vậy phòng trừ sâu bệnh và kịp thời cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, là cơ sở cho cây ra hoa và nuôi quả trong suốt thời gian mang quả. Nếu không làm tốt
khâu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra hoa, đậu quả và tới năng suất, sản lượng cam.
- Phương thức trồng: Trên cơ sở đặc tính sinh vật học và quy luật phát triển của cây cam để lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn một cách hợp lý giữa các biện pháp nhằm đạt mục tiêu kinh tế song việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác phụ thuộc rất lớn vào mức độ đầu tư.
2.1.5.2. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
Là một loại cây trồng, sinh trưởng phát triển của nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, bao gồm: khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, địa mạo đất đai, môi trường, sinh thái,…trong đó yếu tố đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất cam. Bản thân đất đai phát sinh như một tư liệu sản xuất. Đối với sinh vật, đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng vật nuôi phụ thuộc vào chất lượng đất đai. Quá trình lao động và sản xuất ra sản phẩm có quan hệ mật thiết với những đặc tính của đất, chất lượng đất quyết định. Vì vậy, đất đai có một vị trí quan trọng trong các nghành sản xuất đặc biệt là sản xuất Nông nghiệp.;
Các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến các thời kỳ sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cam.
2.1.5.3. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
- Thói quen tiêu dùng: đó là sự hình thành tập quán của người tiêu dùng, nó phụ thuộc vào đặc điểm vủa vùng, mỗi quốc gia, cũng như trình độ dân trí của vùng đó. Ví dụ như khi tiêu thụ cam ở thị trường các thành phố lớn thì san phẩm phải đẹp về mẫu mã, chất lượng...còn thị trường ven đô hay các khu công nghiệp có thể không nhất thiết đẹp về mẫu, chất lượng quả nhưng giá phải hạ hơn mới được người tiêu dùng dễ chấp nhận.
- Tập quán sản xuất: Liên quan tới chủng loại cam, giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng, giá trị thu hoạch được trên một đơn vị diện tích.
- Thị trường, kênh tiêu thụ sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường, cầu- cung là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển một ngành sản xuất, hay một hàng hóa, dịch vụ nào ñó. Người sản xuất chỉ sản xuất những hành hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu và xác định khả năng của mình khi đầu tư vào lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụ nào đó mang lại lợi nhuận cao nhất, thông qua các thông tin và
các tín hiệu giá cả phát ra từ thị trường. Thị trường với các quy luật cầu – cung, cạnh tranh và quy luật giá trị, nó có tác động rất lớn ñến các nhà sản xuất. Thị trường cam ở ñây được đề cập ñến cả hai yếu tố cầu- cung, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất đều ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất cam, mất cân bằng một trong hai yếu tố ñó thì sản xuất sẽ bất ổn.
2.1.5.4. Nhóm nhân tố đầu tư
Đầu tư bằng tiền, vật tư kỹ thuật và lao động kỹ thuật là nhân tố quan trọng để tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp. Vốn đầu tư là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, vật tư kỹ thuật và lao động kỹ thuật, tạo thêm việc làm, mở rộng quy mô sản xuất. ðối với trồng cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng yêu cầu vốn ñầu tư là khá lớn. Vì vậy muốn sản xuất và sản xuất có hiệu quả cao thì yêu cầu có được nguồn vốn đầy đủ, kịp thời và sử dụng hiệu quả vốn vào sản xuất là rất quan trọng. Cây cam là cây trồng lâu năm, việc đầu tư ở giai đoạn kiến thiết cơ bản có ảnh hưởng nhiều ñến cả giai đoạn kinh doanh, đầu tư vốn ở năm này không nhiều có ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm trong năm mà còn tác động đến những năm khác. Vì vậy, yêu cầu đầu tư không thể xem nhẹ ở giai đoạn nào, năm nào, nên nếu không đảm bảo về vốn thì sản xuất sẽ rất khó phát triển.
2.1.5.5. Vai trò của chính sách
Thể hiện qua các chính sách về đất đai, vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng và hàng loạt các chính sách khác liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất cam. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sản xuất cam, các chính sách thích hợp, đủ mạnh của Nhà nước sẽ gắn kết cá yếu tố trong sản xuất với nhau để sản xuất phát triển. Bao gồm: Quy hoạch vùng sản xuất chính xác, sẽ phát huy được lợi thế so sánh của vùng; Xây dựng được các quy mô sản xuất phù hợp, tổ chức các đầu vào theo đúng các quá trình tiên tiến; Tăng cường công tác quản lý, thường xuyên quan tâm đổi mởi quy trình sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm sẽ tiết kiệm được chi phí, nâng cao được năng xuất cây trồng và có hiệu quả cao.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM SÀNH 2.2.1. Tình hình phát triển sản xuất cam ở một số quốc gia trên thế giới