Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cam sành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 31)

Cam sành được phát triển ỏ hầu hết các lục địa. Cam sành là loại quả quan trọng nhất so với trước đây vài chục năm trên cả nho, táo, chuối.Tổng diện tích

trên 2 triệu ha. Tập trung nhiều nhất ở các nước có khi hậu cận nhiệt đới như: Tây ba nha, brazin, Hoa kỳ, Trung Quốc và các nước ven địa trung hải. Chính vì vậy cam sành được trồng ở vĩ tuyết 300 – 350.Hiện nay sảm xuất cam sành từ vùng nhiệt đới đã tăng lên gần bằng các nước cận nhiệt đới, nguyên nhân là điều kiện tự nhiên, kỹ thuật canh tác có tiến bộ,những trở gại cho vùng ôn đới đã hạ thấp hơn đến sản lượng cam sành với diện tích và sản lượng đáng kể.

Sản xuất quả có múi (Citrus) trên thế giới vẫn tăng do giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao và do tăng trưởng thu nhập của các nền kinh tế mới nổi, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng cao. Tổng sản lượng quả có múi hàng năm trên thế giới dao động vào khoảng 123 - 131 triệu tấn trong giai đoạn 5 năm từ 2011 đến 2016 (FAO, 2017), trong đó cam chiếm trên 50% tổng sản lượng.

Ví dụ, ở Trung Quốc, tổng lượng hoa quả tươi tiêu thụ tại Trung Quốc tăng rất nhanh, trong đó tiêu thụ quả có múi tăng nhanh hơn cả. Trung Quốc vươn lên chiếm vị trí thứ 2 về sản lượng quả có múi, chỉ sau Brazil. Ở Trung Quốc, diện tích và sản lượng quả có múi liên tục tăng trong suốt 40 năm qua. Năm 2008, tổng sản lượng quả có múi ở Trung Quốc lục địa là khoảng 21,7 triệu tấn, 5 năm sau (2013) sản lượng tăng lên 34,3 triệu tấn; năm 2016 đạt khoảng 32,7 triệu tấn (trong đó chủ yếu là quýt). Bình quân khoảng 23,7 kg/người với dân số 2016 vào khoảng 1,379 tỷ người (FAO, 2017).

Bảng 2.1. Sản lượng cam của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên thế giới năm 2011

(ĐVT: Triệu tấn)

STT Tên nước Sản lượng

1 Braxin 19,81

2 Mỹ 8,08

3 Trung Quốc 6,21

4 Ấn Độ 4,57

5 Mê hi cô 4,08

6 Tây Ban Nha 2,83

7 Ai Cập 2,58

8 Italia 2,47

9 Indonesia 1,82

10 Thổ Nhĩ kỳ 1,3

Tiêu thụ cam toàn cầu đạt 71,416 triệu tấn trong năm 2015. Từ năm 2007 đến 2015, mức tăng trưởng đáng chú ý nhất về tiêu thụ cam đã đạt được ở Trung Quốc (tăng trung bình 11%/năm). Sự gia tăng mức sống ở Trung Quốc đã thúc đẩy nhu cầu về một chế độ ăn uống đa dạng và bổ dưỡng, dẫn đến sự gia tăng nhập khẩu trái cây. Trong 8 năm gần đây, lượng nhập khẩu trái cây vào Trung Quốc tăng hơn 3 lần lên 3,8 triệu tấn năm 2015, trong đó có nhập khẩu cam. Sự gia tăng nhập khẩu chủ yếu đến từ vùng nhiệt đới và nam bán cầu.

Theo bảng thống kê ta thấy rằng năm 2011 sản lượng cam của Braxin đứng đầu đạt 19,81 triệu tấn, tiếp đến là Mỹ đạt 8,08 triệu tấn.

Châu Á cam được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc, tiếp đến là Ấn Độ, Indonesia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam…

Trong khi đó, theo FAO, sản lượng quả có múi toàn cầu vào khoảng 131 triệu tấn năm 2015 và 124 triệu tấn năm 2016, bình quân đầu người khoảng 18kg năm 2016. Tiêu thụ bình quân ở các nước phát triển Tây Âu và Bắc Mỹ đạt trên 40 kg/người (FAO, 2017).

2.2.1.1. Thái Lan

Thái Lan là một nước có nhiều loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao và được xuất khẩu đi rất nhiều quốc gia trên thế giới. Nắm rõ được lợi thế của của đất nước và gái trị mà cây ăn quả mang lại Chính phủ Thái Lan đã có rất nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển cây ăn quả cụ thể:

-Chính sách trợ giá nông sản

Có thể nói đây là chính sách gây ra nhiều tranh cãi nhất của Chính phủ Thái Lan. Mục tiêu của chương trình này là nâng đỡ mặt bằng giá nông sản trên thị trường trong nước, nhờ đó người nông dân bán được các nông sản với giá cao hơn và hi vọng cải thiện đời sống.

Chính phủ Thái Lan áp dụng chính sách thu mua với các loại nông sản chủ yếu trong đó có một số loại trái cây. Bên cạnh việc chi ngân sách bao tiêu nông sản với giá ưu đãi, Chính phủ còn cung cấp những ưu đãi cho nông dân như:mua phân bón với giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi thấp từ ngân hàng nông nghiệp... Ngoài ra Thái Lan cũng hỗ trợ về giá cho 5 loại trái cây chủ lực là sẩu riêng,nhãn, vải, măng cụt, chôm chôm. Để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ này, Chính phủ Thái lan sử dụng các chuyên viên cao cấp phụ trách chương

trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến thị trường xuất khẩu mới.

- Hợp đồng nông nghiệp

Hầu hết các nhà vườn trồng cây ăn quả ở Thái Lan đều thực hiện hợp đồng nông nghiệp với thương lái. Hợp đồng nông nghiệp đảm bảo tính ổn định người dân có một thị trường đầu ra đảm bảo, giảm rủi ro về giá cả; các doanh nghiệp thu mua có nguồn hàng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, số lượng và thời gian. Tại Thái Lan mô hình được biết đến với cái tên ” Kế hoạch hợp tác bốn tác nhân” bao gồm: nông dân, doanh nghiệp, tổ chức tài chính và Chính phủ. Trong thời gian đầu áp dụng mô hình không thành công tuy nhiên sau khi rút kinh nghiệm từ những thất bại kế hoạch đã đạt những thành công đáng kể.

- Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học vào trồng cây ăn quả.

- Trồng những giống cây ăn quả phù hợp với từng vùng, nghiên cứu ra giống mới đạt năng suất và chất lượng cao.

2.2.1.3. Nhật Bản

Thông qua các Hợp tác xã, Chính phủ Nhật Bản giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng những giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao cũng như giúp họ kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất: lập chương trình sản xuất cho nông dân, thống nhất trong nông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến.

Mục tiêu là giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất. Mục tiêu của chính sách không phải vì lợi nhuận cho Chính phủ mà đặt mục tiêu hàng đầu là trợ giúp nông dân. Nông dân có thể ký gửi hàng hóa cho cơ quan quản lý Nhà nước với một mức phí nhỏ hoặc có thể bán cho nhà nước theo giá thực tế.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, Chính phủ đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho Nhà nước.

Nhà nước cung cấp hàng hóa, vật tư cho nông dân theo giá cả thống nhất và hợp lý, nhờ đó giúp cho nông dân ở những vùng xa xôi có thể có được vật tư mà không chịu cước phí quá đắt.

Nhà nước còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện cho nông dân sử dụng các phương tiện này

hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân.

Đối với chính sách xuất khẩu nông sản nói chung và cam quýt nói riêng: Chính phủ Nhật Bản đã ký các hiệp định thương mại song phương với các nước như Thái Lan có hiệu lực từ cuối năm 2007, theo ước tính, hiệp định này sẽ tăng lượng trái cây Nhật Bản xuất khẩu vào thị trường Thái Lan từ 30%- 50%; thuế suất đối với chanh sẽ giảm xuống 0% vào năm 2009, sản phẩm cam sẽ được miễn thuế vào năm 2012, việc cắt giảm thuế trên sẽ hạ giá và đồng nghĩa giúp nâng cao tính cạnh tranh cho trái cây Nhật Bản trên thị trường Thái Lan. Trái cây Nhật Bản có lợi thế cạnh tranh nhờ kích cỡ, chủng loại đa dạng và mùi thơm tự nhiên.

Hiện tại và định hướng xuất khẩu quả của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào 3 thị trường chính là Đài Loan, Mỹ và Sing - ga - po là nơi có thu nhập cao yêu cầu quả có chất lượng cao, số lượng lớn.

Như vậy, tuy là một nước có diện tích nhỏ lại là một nước công nghiệp phát triển nhưng bằng những chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông dân của Chính phủ Nhật Bản từ khâu sản xuất, phân phối và tiêu thụ đã giúp cho nông dân yên tâm sản xuất, giúp Nhật Bản trở thành một trong những nước xuất khẩu rau quả hàng đầu thế giới

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cam ở một số địa phương trong nước

Nhiều kết quả nghiên cức cho rằng cam trồng trọt hiện nay đều có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Châu Á. Tanaka (1979) đã vạch đường ranh giới vùng xuất sủa các giống thuộc chi Citrus từ phía đông Ấn Độ (chân dãy Hymalaya. qua Úc, miền nam Trung Quốc, nhật bản...

Cũng có nhiều tác giả cho rằng nguồn gốc cây cam sành và quất là ở Việt Nam xứ Đông Dương. Quả thực ở Việt Nam ta từ bắc tới nam, địa phương nào cũng trồng cam sành với rất nhiều giống, dạng hình cùng với các tên địa phương khác nhau mà không nơi nào trên thế giới có: cam sành Bố Hạ,cam sành Hàm Yên, cam sành Hà Giang, cam sen Yên Bái, Cam bù Hà Tĩnh....

Theo lịch sử Việt Nam (tập 1 – 1971) nghề trồng cây ăn quả của việt Nam đã có từ thời kỳ đồ đá trong các di chỉ văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Quỳnh Văn. Các loại hoa quả của Việt Nam đã có mặt trong các truyền thuyết rất xa xưa của người việt cổ: dưa hấu (trong truyện Mai An Tiên), quả thị (trong truyện Tấm Cám), cây khế (trong truyện cổ Cây Khế)....

Các tác giả Trung Quốc: Cao Mỹ Chuân, Nguyễn Hữu Tư từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ Vimoo tả của Giao Châu trong mỗi gia đình người việt đều có vường trồng rau và cây ăn quả như : chuối, vải thiều nhăn, cam,....

Trong “vân đài ngoại ngữ” Lê Quý Đôn viết: “Nước Nam ta cũng có rất nhiều thứ cam: cam sen (gọi là liên cam) ; cam vú (nhũ cam) da sần mà vị rất ngon;cam canh (đắng cam) da mỏng và mỡ, vừa chua vừa ngọt; cam sành (sinh cam) da dầy vị chua;cam mật (mật cam) da mỏng vị ngọt; cam giất (chỉ cam) da rất mỏng, sắc hồng trông dẹp mã vị chua...

Nghề trồng cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng được phát triển một bước so với những năm trước đây là từ sau năm 1960 (không có thông tin về sản xuất cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng ở miền Nam đến năm 1976). Những Nông trường chuyên canh trồng cam quýt đầu tiên ra đời ở miền Bắc với diện tích 223 ha (1960), đến năm 1965 đã có trên 1.600 ha với sản lượng 1.600 tấn, trong đó xuất khẩu 1.280 tấn. Năm 1975 (năm miền Nam hoàn toàn giải phóng) diện tích đạt 2.900 ha và sản lượng đạt 14.600 tấn, xuất khẩu 11.700 tấn (Phạm Văn Côn, 2007).

Bảng 2.3. Diện tích, sản lượng cây cam, quýt năm 2010 – 2017 Chỉ tiêu ĐVT 2010 2014 2015 2016 2017

DT gieo trồng 1000ha 75,3 78,5 85,4 101,3 112,6

DT cho thu hoạch 1000ha 64,1 59,0 58,4 65,1 72,8

Sản lượng 1000 tấn 728,6 758,9 727,4 806,9 948,1

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2017)

Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy rằng diện tích gieo trồng, diện tích cho sản phẩm và sản lượng cây cam, quýt tăng đều qua các năm từ 2010 đến năm 2017. Năm 2010 diện tích gieo trồng là 75,3 nghìn ha tăng lên 112,6 nghìn ha năm 2017, năm 2017 tăng 37,3 nghìn ha so với năm 2010.

Sản lượng cam, quýt năm 2010 là 728,6 nghìn tấn tăng lên 948,1 nghìn tấn năm 2017, san lượng năm 2017 tăng 219,5 nghìn tấn so với năm 2010.

Qua đây ta có thể thấy được vai trò của cây có múi trong phát triển kinh tế của hộ nông dân. Tuy nhiên hiện nay cây có múi ở nước ta gặp nhiều khó khăn, có thể nói khó khăn lớn nhất của sản xuất cây có múi ở nước ta hiện nay vẫn là phải đối mặt với sự phá hoại của sâu, bệnh, đặc biệt là các bệnh virus và tương tự

virus, cũng như chưa có được bộ giống sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, phù hợp và có khả năng chống chịu với điều kiện môi trường, sâu bệnh ở các vùng trồng.

Mỗi vùng trồng cây có múi ở nước ta lại có những đặc diểm riêng, cụ thể như sau:

a. Vùng miền núi phía Bắc

Với lợi thế sẵn có của địa phương cây ăn quả có múi của vùng trung du, miền núi phía Bắc cũng rất đa dạng và phong phú, gồm đủ các loài cam, chanh, quýt, bưởi, đặc biệt là loài quýt và các dạng lai của chúng. Chúng thường được trồng ở những vùng đất ven các sông, suối như: sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Thương, sông Chảy vv... hay ở những thung lũng các dãy núi đá vôi như ở Bắc Sơn – Lạng Sơn. Diện tích cây có múi toàn vùng tính đến năm 2012 là 18.624,8ha, chiếm 13,5% diện tich cây có múi cả nước, trong đó quýt và các dạng lai chiếm tỷ trọng lớn nhất 48,8% (theo thống kê chỉ 21%), tiếp theo là bưởi 25,2%, cam 16,5% (theo thống kê là 8.241,1 ha, chiếm 44,2%, song thực tế có tới 5.166,6 ha Cam sành, không phải là loài sinensis). Một số giống cây có múi có tiếng của vùng miền núi phía Bắc như: Bưởi Đoan Hùng, cam sành Hà Giang, quýt Bắc Sơn, Quang Thuận v.v... Sản lượng quả có múi của Vùng miền núi phía Bắc năm 2012 đạt 88.388,2 tấn (Cục Trồng trọt, 2013).

Để đặt được thành quả này các một số tỉnh như Hòa Bình, Hà Giang… thực hiện một số giải pháp chủ yếu như: đã hình thành những vùng sản xuất cây ăn quả có múi tập trung mang tính hàng hóa khá rõ nét như vùng cam ở huyện Cao Phong, Lạc Thủy; vùng bưởi tại huyện Tân Lạc, Lương Sơn. Công việc việc bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng mới bắt đầu đã được quan tâm và đầu tư. Hỗ trợ xúc tiến thương mại gắn kết giữa những doanh nghiệp tiêu thụ lớn với người sản xuất và các vùng sản xuất tập trung; khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng (Hoàng Hùng, 2014).

b. Vùng Đồng bằng sông Hồng

Điều kiện khí hậu của vùng ĐBSH mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Diện tích cây có múi ở vùng ĐBSH năm 2012 là 13.183,3 ha, chiếm 9,5% diện tích cây có múi cả nước, trong đó bưởi 5.417,6 ha, chiếm tỷ trọng cao nhất 41,1%, tiếp theo là cam 21,5% (theo thống kê là 5.136,9 ha, chiếm 39%, nhưng thực tế trong đó có 2.300 ha Cam Canh (một dạng quýt), chanh 16,0% và quýt 20,7% (theo thống kê là 3,2%). Sản lượng quả có múi của

Vùng Đồng bằng Sông Hồng năm 2012 đạt 139.771,2 tấn (chi tiết bảng 2.2). Trên thực tế, cây có múi vùng ĐBSH cũng mới phát triển những năm gần đây. Tỉnh có tốc độ phát triển nhanh và nhiều là Hưng Yên, với diện tích trên 2.300 ha, chiếm 40% diện tích cả vùng. Để có được kết quả đáng nói này một số huyện ở Hưng Yên như Văn Giang bên cạnh các giải pháp như tạo điều kiện các hộ chuyển đổi diện tích, phát triển trang trại… ngoài ra các HTX DVNN xã đã tích cực phổ biến cho người dân những biện pháp phòng trừ bệnh để giảm thiểu thiệt hại như: sử dụng phân chuồng hoai mục, NPK cân đối, kết hợp phun các loại phân bón qua lá có chứa kẽm để giúp những cây bị bệnh nhẹ hồi phục (Thu Yến và Đức Tuấn, 2014).

c. Vùng Bắc Trung Bộ

Gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. Điều kiện khí hậu của vùng này cũng khá đặc thù, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông – Bắc, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây - Nam nên mùa hè rất nóng và khô, mùa đông có những nơi lạnh tương tự như một số tỉnh vùng núi phía Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 23,50C, tháng lạnh nhất 14,80 C và tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 34,70C; nhiệt độ tuyệt đối cao có thể lên tới 420C (tháng 7). Lượng mưa trung bình từ 1.600 – 2.300 mm, nhưng phân bố không đều, tập trung từ tháng 5 – 11. Riêng ở Phủ Quỳ - Nghệ An có đến 180 – 220 ngày khô hạn/năm, chỉ số khô hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)