STT Chỉ tiêu
QMN QMV QML
SL
(hộ) Cơ cấu (%) (hộ) SL Cơ cấu (%) (hộ) SL Cơ cấu (%)
1 Rất ảnh hưởng 15 33,33 17 56,67 15 100,00
2 Ảnh hưởng 12 26,67 10 33,33 0 0,00
3 Bình thường 15 33,33 3 10,00 0 0,00
4 Không ảnh hưởng 2 4,44 0 0,00 0 0,00
5 Rất không ảnh hưởng 1 2,22 0 0,00 0 0,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Giá cam bị ảnh hưởng nhiều vì thị trường tiêu thụ, ngoài các nguyên nhân khách quan là sự cạnh tranh của các loại quả khác, đặc biệt là quả nhập từ Trung Quốc cũng như thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao. Các nguyên nhân chủ quan cần kể đến là do không có sự quản lý thống nhất nên nhiều người đã đầu cơ mua tích trữ từ khi quả chưa đạt độ chín thu hoạch cần thiết với giá thấp (khoảng 8.200-9.000đ/kg) và mức giá này đã định ra mặt bằng giá thấp khi chính vụ. Ngoài ra, do cam thu hoạch “non” và lại bị “ủ” nên chất lượng rất thấp và không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nên không những không thu hút thêm mà còn mất dần khách hàng dẫn đến mất giá trên thị trường, Vì lợi ích trước mặt người nông dân trồng cam chưa ý thức được vấn đề này.
4.2.3.2. Nhân tố kênh tiêu thụ cam sành
Các sản phẩm nông sản đều có một đặc tính chung là mang tính thời vụ. Hàng năm, cam sành Vị Xuyên vào chính vụ, thường được thu hoạch tập trung với sản lượng rất lớn. Nếu không làm tốt công tác tiêu thụ sẽ gây thiệt hại lớn cho chủ hộ trồng cam. Căn cứ vào nguồn số liệu điều tra, phỏng vấn, thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp xử lý, phân tích để xác định hiện trạng, phát hiện những việc đã làm được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân trong hệ thống kênh tiệu thụ sản phẩm cam sành Vị Xuyên.
Theo kết quả điều tra trực tiếp từ các tác nhân thị trường và từ nguồn của Sở NN-PTNT huyện Vị Xuyên cho thấy: các tác nhân tham gia vào hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm này gồm: hộ sản xuất (hộ trồng cam), thu gom địa phương, chủ buôn ngoài tỉnh, người bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng. Qua sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm cam sành huyện Vị Xuyên, sản phẩm từ hộ trồng cam đi vào thị trường thông qua 2 kênh chính
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ cam sành Vị Xuyên
Kênh tiêu thụ trực tiếp: Tiêu thụ trực tiếp từ hộ sản xuất đến người tiêu dùng kênh này chiếm 18% tổng sản lượng cam hàng năm (trong đó có khoảng 22,3% đến người tiêu dùng địa phương và khoảng 16,3% đến người tiêu dùng ngoài tỉnh). Việc mua bán diễn ra tại nhà người trồng cam. Người tiêu dùng là người dân địa phương hay người mua từ các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,….) mua cam thông qua các hợp đồng đặt hàng tiêu thụ tại các nhà hàng, khách sạn, cơ quan nhà nước,…. Họ là những khách quen, đã biết tiếng tăm và chất lượng cam của nhà vườn. Mặc dù tiêu thụ tại chỗ nhưng giá cả lại khá cao và ổn định khoảng từ 10.000 - 16.000 đ/kg.
Kênh tiêu thụ gián tiếp: Tiêu thụ thông qua thương lái và các hộ thu gom chiếm khoảng 82% tổng sản lượng cam hàng năm. Sản phẩm tại kênh này hầu hết là cam loại II, có chất lượng khá, đối tượng tiêu thụ là khách qua đường, người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Giá tiêu thụ bình quân vào khoảng 11.000-15.000 đồng/kg.
Quá trình hội nhập kinh tế thị trường đang diễn ra mạnh mẽ. Trong khi điều kiện sống của đa số người dân được cải thiện, ở một khía cạnh nào đó người sản xuất chưa rõ liệu hội nhập thị trường có đem lại lợi ích cho mình hay không. Một điều chắc chắn là hội nhập thị trường sẽ tác động đến điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là kinh tế thị trường.
Qua sơ đồ chúng ta có thể thấy người sản xuất sử dụng nhiều kênh thị trường để bán sản phẩm của mình, trên mỗi kênh có các tác nhân khác nhau và hoạt động thống nhất, chặt chẽ với nhau cùng nhằm mục đích đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng hóa và tiền tệ trong từ kênh tiêu thụ sản phẩm.
- Hoạt động của người bán lẻ:
Người bán lẻ thường là những người dân địa phương, nhóm người này có đặc tính là buôn bán nhỏ lẻ nhằm mục đích tăng thêm thu nhập cho gia đình. Hoạt động của họ là mua trực tiếp sản phẩm ở các vườn trại và thanh toán ngay hay sau khi tiêu thụ sản phẩm. Địa bàn hoạt động của nhóm người này chủ yếu tại các chợ địa phương.
Qua khảo sát và nghiên cứu chúng tôi thấy người bán lẻ có đặc điểm là họ mua tận gốc, bán tận ngọn. Do vậy lợi nhuận họ mang về là cao nhất, vì họ không phải qua tay một ai nữa, hiển nhiên là họ đã làm cho hàng hóa lưu thông một cách nhanh chóng. Mặt khác, họ bán lấy tiền ngay, chính vì thế làm cho tốc
độ chu chuyển vốn nhanh. Thêm vào đó sản phẩm dễ dàng tiêu thụ vì họ phục vụ cho đối tượng khách hàng từ sang trọng đến những người bình dân.
Tuy nhiên, người bán lẻ cũng có một số nhược điểm nhất định như quy mô nhỏ hẹp, vốn không nhiều do đó khó có thể mở rộng quy mô để chuyển thành những điểm thu gom lớn.
- Hoạt động thu gom:
Cũng tương tự như những hộ bán lẻ, những điểm thu gom này chủ yếu là người dân địa phương. Các điểm thu gom này có đặc tính là thu mua sản phẩm mà không phải đi đâu cả. Đối với đối tượng này, hàng ngày vào vụ thu hoạch những người sản xuất ở địa phương sẽ đưa sản phẩm đến để bán, người thu gom cho các người bán buôn, tư thương... đem ra thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận...Như vậy, các điểm thu gom là những đầu mối quan trọng tiêu thụ sản phẩm của các vườn trại. Vấn đề giá cả mua vào của các điểm thu gom do các người bán buôn, các tư thương quy định bởi đây là đầu ra của các điểm thu gom. Vốn của các điểm thu gom thường không nhiều vì họ được các chủ buôn, tư thương trả tiền trước khi đến nhận hàng tại các điểm thu gom. Qua phân tích trên có thể thấy ưu điểm của các điểm thu gom như họ có đầu vào ổn định và thường xuyên. Đây cũng chính là một hướng phù hợp với điều kiện kinh tế của địa bàn đang trên con đường phát triển. Điều đó góp phần tạo hướng tiêu thụ sản phẩm có triển vọng và bền vững của vùng, cho dù giá cả hiện nay chưa thật ổn định. Bên cạnh những ưu điểm, thu gom trên địa bàn cũng bộc lộ những điểm yếu như vẫn chưa chủ động về vấn đề giá mua vào, bán ra, họ bị phụ thuộc vào những người bán buôn, tư thương và cho đến nay hầu như chưa có một điểm thu gom nào có hợp đồng chính thức với những người bán buôn, tư thương.
- Hoạt động của người bán buôn:
Người bán buôn hoạt động trên thị trường tiêu thụ sản phẩm bao gồm những người dân địa phương và của các tỉnh khác. Những người này họ có vốn lớn, có hợp đồng chính thức và có một số nơi tiêu thụ. Họ thường đặt tiền tại các điểm thu gom sản phẩm, họ thường có phương tiện vận chuyển sản phẩm từ các điểm thu gom đi các nơi tiêu thụ. Người bán buôn có thế mạnh là họ kiểm soát được toàn bộ vấn đề giá cả trên thị trường và như vậy thì vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm bị các nhà buôn khống chế về giá cả lẫn khối lượng sản phẩm tiêu thụ, đầu ra của người bán buôn rất rộng, ngoài hợp đồng cho các cơ sở chế biến
họ còn bán cho một số nhà buôn tại các tỉnh lân cận... Như vậy có thể thấy ưu điểm của việc tiêu thụ sản phẩm qua người bán buôn là có sự ổn định, lâu dài, số lượng lớn; tuy nhiên hạn chế của nó lại là vấn đề giá cả thấp.
4.2.3.3. Yếu tố cạnh tranh, tập quán người tiêu dùng
Trong những năm qua, cam là sản phẩm bị ảnh hưởng nhiều vì thị trường tiêu thụ, ngoài các nguyên nhân khách quan là sự cạnh tranh của các loại quả khác, đặc biệt là quả nhập từ Trung Quốc cũng như thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao. Các nguyên nhân chủ quan cần kể đến là do không có sự quản lý thống nhất nên nhiều người đã đầu cơ mua tích trữ từ khi quả chưa đạt độ chín thu hoạch cần thiết với giá thấp (khoảng 1.200-2.00đ/kg) và mức giá này đã định ra mặt bằng giá thấp khi chính vụ. Ngoài ra, do cam thu hoạch “non” và lại bị “ủ” nên chất lượng rất thấp và không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nên không những không thu hút thêm mà còn mất dần khách hàng dẫn đến mất giá trên thị trường, ý thức được vấn đề này, từ năm 2004 được sự quan tâm của huyện Vị Xuyên, cam sành đã được mang nhãn hiệu, giá bán đã dần được cải thiện nhưng vẫn chưa hạn chế được tình trạng bán cam non và ủ cam nên giá trị cho nhãu hiệu mang lại chưa được như mong muốn.
Chính vì những lý do trên mà giá trị cây cam sành Vị Xuyên mang lại chưa cao và đúng với giá trị thực, do đó cần có giải pháp phát triển phù hợp.
4.2.4 Nhân tố đầu tư
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất cam sành thì vốn đầu tư bằng tiền là rất cần thiết. Qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ trồng cam đều vay vốn để đầu tư cho các giai đoạn phát triển của cây cam. Hộ có quy mô sản xuất càng lớn thì lượng vốn vay càng nhiều. Vốn bằng tiền để đầu tư mua giống, chăm sóc, mua các thiết bị phục vụ sản xuất cam sành. Để người dân có đủ vốn và yên tâm sản xuất cần phải có chính sách ưu đãi hỗ trợ vốn vay cho người dân với thủ tục đơn giản và lãi suất phù hợp.
Để trồng được cam thì nhân tố đất đai là nhân tố quan trọng, diện tích đất đai của hộ quyết định đến diện tích trồng cam. Theo số liệu điều tra trên địa bàn cho thấy diện tích đất trồng cam chiếm gần 70% tổng diện tích đất của các hộ điều tra. Do đó cần có chính sách đất đai phù hợp tạo điều kiện để phát triển sản xuất cam sành.
4.2.5. Chính sách
4.2.4.1. Chính sách đất đai
Để nhân dân yên tâm sản xuất cam chính quyền địa phương cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử đất, đặc biệt là đất đai nhân dân đang sử dụng ổn định. Bên cạnh đó cần có chính sách phù hợp để khuyển khích người dân chuyển đổi quỹ đất nhất là đất trồng cây hàng năm ,đất vườn tạp và một số diện tích đất rừng sản xuất có đủ điề kiện trồng cam chuyển sang đất trồng cam.
Các tổ chức, cá nhân không phải nông dân có quyền được thuê đất, chuyển nhượng, tích tụ đất đai hình thành vùng xản xuất tập trung quy mô để tổ chức phát triển, sản xuất cây cam theo hướng sản xuất hàng hoá.
4.2.4.2. Chính sách xã hội
Cần huy động mọi nguồn vốn có thể tập trung cho chương trình phát triển cây cam, bao gồm cả đầu tư trực tiếp cho việc trồng chăm sóc và xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng cam,
Có chính sách trợ giá về cây giống để khuyến khích nhân dân sử dụng giống tốt, sạch bệnh.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tuyên Quang cần có chính sách cho người dân trồng cam vay trung và dài hạn với chính sách ưu đãi đặc biệt bởi đây là cây trồng mang tính dài hạn.
4.2.4.3. Chính sách gắn kết
Để quy hoạch vùng cam đi vào hoạt động và đạt kết quả tốt cần được sự liên kết của nhiều tổ chức kinh tế xã hội gồm:
Nhà nước: mà đại diện là chính quyền các cấp, các phòng ban chức
năng, tổ chức thực hiện, đôn đốc đầu tư và giải quyết các khó khăn vướng mắc theo đúng kế hoạch quy hoạch đã được duyệt. Thuê các chuyên gia đầu ngành của các bộ, các viện, các chuyên gia nước ngoài ngien cứu về đất đai, sâu bệnh, giống, phân bón...Hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh hoạt động maketing, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo lập được thị trường vững chắc.
Nhà nông: tuy trình độ dân trí trong vùng chưa cao, nhưng họ là
hơn ai hết, yêu cầu đối với nhà sản xuất, các hộ nông dân tuân thủ các qui trình cả ở công đoạn trước và sau thu hoạch nhằm sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhà khoa học: sự thành công trong việc bảo tồn giống gen cam quý,
nghiên cứu các quy trình thâm canh, sơ chế, bảo quản phù hợp cho sản xuất, sẽ giúp ích nhiều hơn cho nông dân trong quá trình sản xuất cam.
Nhà doanh nghiệp: đó là cầu nối trung gian rất quan trọng giữa nhà
nông và nhà nước, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhà sản xuất cần quan tâm đầu ra cho sản phẩm, đây là khâu rất quan trọng, vì nó làm cho quá trình sản xuất luôn ổn định.
Nhà tín dụng (ngân hàng): do sản xuất cây dài ngày, sản phẩm lâu
cho thu hoạch sản phẩm chính, thu hồi vốn chậm, lâu luân chuyển vốn vì vậy quỹ tín dụng cần có những chính sách, quy định kéo dài thời gian trả nợ gốc ...
Nhà sản xuất: Khi vùng cam đã có nguồn nguyên liệu, giữa người
nông dân và nhà sản xuất nên có những ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cần thoả thuận giá cả, không để người nông dân bị thiệt, bởi chính người nông dân quyết định nên chất lượng sảm phẩm.
4.2.5. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển sản xuất cam huyện Vị Xuyên xuất cam huyện Vị Xuyên
Nhìn chung Vị Xuyên là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hà Giang có tiềm lực về tự nhiên – kinh tế - xã hội để phát triển các loại cây ăn quả có múi, đặc biệt cam sành là loại cây truyền thống đã mang lại giá trị hiệu quả kinh tế lớn và cũng có thể nói là loại cây cứu cánh cho nhiều xã vùng núi nói chung và huyện Vị Xuyên nói riêng trong xóa đói giảm nghèo. Có thể nhận thấy ở Vị Xuyên, khả năng mở rộng diện tích, quy mô trồng cam còn rất lớn điều kiện địa hình và tính chất cảu đất phù hợp với việc trồng cây ăn quả có múi. Vì vậy việc đưa ra các giải pháp đúng đắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cam sành trên địa bàn huyện Vị Xuyên.
Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh - điểm yếu – cơ hội và thách thức trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cam sành tại Vị Xuyên.