quy mô
Chỉ tiêu ĐVT Quy mô sản xuất cam sành (ha.
QMN QMV QML
Diện tích bình quân Ha 0,84 1,78 2,79
Năng suất bình quân Tạ/ha 83,45 84,50 85,25
Sản lượng bình quân Tấn 7,01 15,04 23,78
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Nghiên cứu cho thấy hiện nay bình quân năng suất các hộ sản xuất đạt 84,1 tạ/ha/năm cho thấy tiệm cận với bình quân năng suất Cam Sành chung của huyện Vị Xuyên.
Nghiên cứu cho thấy hiện nay bình quân năng suất các hộ sản xuất đạt 84,1 tạ/ha/năm cho thấy tiệm cận với bình quân năng suất Cam Sành chung của huyện Vị Xuyên.
2016 2017 2018
Diện tích bình quân Ha 2,05 2,1 2,12
Năng suất bình quân Tạ/ha 83,45 84,50 85,25
Sản lượng bình quân Tấn 17,11 17,75 18,07
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Qua các năm cho thấy diện tích bình quân các hộ có tăng lên bình quân 1,69% sản lượng tăng bình quân 2,78% cho thấy năng suất cam sành tại Vị Xuyên có xu hướng tăng lên qua các năm với biên độ ổn định.z
4.1.5. Liên kết trong sản xuất cam sành
Liên kết trong sản xuất và kinh doanh luôn là hướng được khuyến khích phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Trồng cam sành hiện nay mang quy mô nhỏ, manh mún, chủ yếu là sản xuất theo kiểu truyền thống. Vì vậy, sự hợp tác, liên kết trong ngành càng cần thiết hơn bao giờ hết. Theo lý thuyết chung, liên kết nhằm mục tiêu phân bổ lợi ích và cả rủi ro giữa những người tham gia để các tác nhân tham gia cùng nhau phát triển.
Mất cân đối cung cầu, xung đột lợi ích giữa các bên tham gia trong chuỗi ngành hàng, không có thương hiệu, cạnh tranh không lành mạnh trong mua bán,… đó là những nguy cơ tiềm ẩn đối với một nền sản xuất bền vững. Từ lâu, người ta đã xem “liên kết” là giải pháp cho tình trạng này.