Hiệu quả sản xuất 1ha Cam Sành của các hộ dân qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 79 - 80)

STT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018

1 GO/IC Lần 3,76 3,97 3,83

2 VA/IC Lần 2,76 2,97 2,83

3 MI/IC Lần 1,95 2,15 2,01

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Hiệu quả kinh tế sản xuất cam ở hộ gia đình cao hay thấ phụ thuộc rất lớn vào khâu đầu tư ở hai giai đoạn: kiến thiết cơ bản và kinh doanh. Khâu đầu tư KTCB được đầu tư đúng mức nhưng ở khâu đầu tư cam kinh doanh thấp và ngược lại đều không đạt hiệu quả như mong muốn.

Xác định mối quan hệ giữa mức đầu tư và kết quả đầu tư là vấn đề khó khăn chỉ thực hiện được một cách chính xác trong nghiên cứu thí nghiệm và thực nghiệm.

Trong sản xuất đại trà của hộ nông dân, thông qua điều tra và các phiếu phỏng vấn, tổng hợp phân tích cho kết quả sau: Mức đầu tư KTCB và đầu tư chăm sóc cam kinh doanh các hộ cao hay thấp là khác nhau. Những hộ được xếp vào loại khá theo phân loại của địa phương có mức đầu tư cao hơn cả ở thời kỳ KTCB và kinh doanh nên trên cùng tuổi cây (8-10 năm) năng suất đạt 98 tạ/ha và chất lượng cam khá hơn nên trên 90% sản lượng thu hoạch tiêu thụ

được. Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp trên 1 công lao động, và trên đồng vốn chi phí đều cao hơn.

4.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM SÀNH CAM SÀNH

4.2.1 Nhóm các biện pháp kỹ thuật canh tác

a. Giống

Do giống cây cam trồng tại địa phương được sản xuất bằng phương pháp chiết do các hộ nông dân tự thực hiện nên chất lượng cây không được kiểm soát. Hơn nữa, với cách chiết cành này, do tâm lý sợ ảnh hưởng đến cây mẹ và tiếc cây tốt nên đa số cây giống đều được chiết từ các cây kém phát triển và từ các cành loại thải, thậm trí từ các cây đang bị bệnh sắp chết do đó làm giảm khả năng phát triển, tăng nguy cơ lây lan bệnh tật và giảm chất lượng sản phẩm.

Thực tế cho thấy, trên địa bàn huyện Vị Xuyên hiện nay có rất nhiều thành phần tham gia cung ứng giống cam sành: đơn vị, HTX dịch vụ nông nghiệp, các hộ nông dân. Các cơ sở sản xuất và phân phối giống không được chuẩn hóa. Ai cũng có thể sản xuất giống, ai cũng có thể bán giống dẫn tới việc đưa vào sản xuất cả những giống không đúng chủng loại, giống có chất lượng không đảm bảo, dẫn tời thiệt hại cho sản xuất.

Do không kiểm soát được các thành phần tham gia cung ứng giống, nên việc quản lý giống đúng chất lượng còn thiếu chặt chẽ, mặc dù các quy định về công tác này đã có nhưng chưa được thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)