Kinh nghiệm phát triển sản xuất ca mở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 35 - 40)

Nhiều kết quả nghiên cức cho rằng cam trồng trọt hiện nay đều có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Châu Á. Tanaka (1979) đã vạch đường ranh giới vùng xuất sủa các giống thuộc chi Citrus từ phía đông Ấn Độ (chân dãy Hymalaya. qua Úc, miền nam Trung Quốc, nhật bản...

Cũng có nhiều tác giả cho rằng nguồn gốc cây cam sành và quất là ở Việt Nam xứ Đông Dương. Quả thực ở Việt Nam ta từ bắc tới nam, địa phương nào cũng trồng cam sành với rất nhiều giống, dạng hình cùng với các tên địa phương khác nhau mà không nơi nào trên thế giới có: cam sành Bố Hạ,cam sành Hàm Yên, cam sành Hà Giang, cam sen Yên Bái, Cam bù Hà Tĩnh....

Theo lịch sử Việt Nam (tập 1 – 1971) nghề trồng cây ăn quả của việt Nam đã có từ thời kỳ đồ đá trong các di chỉ văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Quỳnh Văn. Các loại hoa quả của Việt Nam đã có mặt trong các truyền thuyết rất xa xưa của người việt cổ: dưa hấu (trong truyện Mai An Tiên), quả thị (trong truyện Tấm Cám), cây khế (trong truyện cổ Cây Khế)....

Các tác giả Trung Quốc: Cao Mỹ Chuân, Nguyễn Hữu Tư từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ Vimoo tả của Giao Châu trong mỗi gia đình người việt đều có vường trồng rau và cây ăn quả như : chuối, vải thiều nhăn, cam,....

Trong “vân đài ngoại ngữ” Lê Quý Đôn viết: “Nước Nam ta cũng có rất nhiều thứ cam: cam sen (gọi là liên cam) ; cam vú (nhũ cam) da sần mà vị rất ngon;cam canh (đắng cam) da mỏng và mỡ, vừa chua vừa ngọt; cam sành (sinh cam) da dầy vị chua;cam mật (mật cam) da mỏng vị ngọt; cam giất (chỉ cam) da rất mỏng, sắc hồng trông dẹp mã vị chua...

Nghề trồng cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng được phát triển một bước so với những năm trước đây là từ sau năm 1960 (không có thông tin về sản xuất cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng ở miền Nam đến năm 1976). Những Nông trường chuyên canh trồng cam quýt đầu tiên ra đời ở miền Bắc với diện tích 223 ha (1960), đến năm 1965 đã có trên 1.600 ha với sản lượng 1.600 tấn, trong đó xuất khẩu 1.280 tấn. Năm 1975 (năm miền Nam hoàn toàn giải phóng) diện tích đạt 2.900 ha và sản lượng đạt 14.600 tấn, xuất khẩu 11.700 tấn (Phạm Văn Côn, 2007).

Bảng 2.3. Diện tích, sản lượng cây cam, quýt năm 2010 – 2017 Chỉ tiêu ĐVT 2010 2014 2015 2016 2017

DT gieo trồng 1000ha 75,3 78,5 85,4 101,3 112,6

DT cho thu hoạch 1000ha 64,1 59,0 58,4 65,1 72,8

Sản lượng 1000 tấn 728,6 758,9 727,4 806,9 948,1

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2017)

Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy rằng diện tích gieo trồng, diện tích cho sản phẩm và sản lượng cây cam, quýt tăng đều qua các năm từ 2010 đến năm 2017. Năm 2010 diện tích gieo trồng là 75,3 nghìn ha tăng lên 112,6 nghìn ha năm 2017, năm 2017 tăng 37,3 nghìn ha so với năm 2010.

Sản lượng cam, quýt năm 2010 là 728,6 nghìn tấn tăng lên 948,1 nghìn tấn năm 2017, san lượng năm 2017 tăng 219,5 nghìn tấn so với năm 2010.

Qua đây ta có thể thấy được vai trò của cây có múi trong phát triển kinh tế của hộ nông dân. Tuy nhiên hiện nay cây có múi ở nước ta gặp nhiều khó khăn, có thể nói khó khăn lớn nhất của sản xuất cây có múi ở nước ta hiện nay vẫn là phải đối mặt với sự phá hoại của sâu, bệnh, đặc biệt là các bệnh virus và tương tự

virus, cũng như chưa có được bộ giống sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, phù hợp và có khả năng chống chịu với điều kiện môi trường, sâu bệnh ở các vùng trồng.

Mỗi vùng trồng cây có múi ở nước ta lại có những đặc diểm riêng, cụ thể như sau:

a. Vùng miền núi phía Bắc

Với lợi thế sẵn có của địa phương cây ăn quả có múi của vùng trung du, miền núi phía Bắc cũng rất đa dạng và phong phú, gồm đủ các loài cam, chanh, quýt, bưởi, đặc biệt là loài quýt và các dạng lai của chúng. Chúng thường được trồng ở những vùng đất ven các sông, suối như: sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Thương, sông Chảy vv... hay ở những thung lũng các dãy núi đá vôi như ở Bắc Sơn – Lạng Sơn. Diện tích cây có múi toàn vùng tính đến năm 2012 là 18.624,8ha, chiếm 13,5% diện tich cây có múi cả nước, trong đó quýt và các dạng lai chiếm tỷ trọng lớn nhất 48,8% (theo thống kê chỉ 21%), tiếp theo là bưởi 25,2%, cam 16,5% (theo thống kê là 8.241,1 ha, chiếm 44,2%, song thực tế có tới 5.166,6 ha Cam sành, không phải là loài sinensis). Một số giống cây có múi có tiếng của vùng miền núi phía Bắc như: Bưởi Đoan Hùng, cam sành Hà Giang, quýt Bắc Sơn, Quang Thuận v.v... Sản lượng quả có múi của Vùng miền núi phía Bắc năm 2012 đạt 88.388,2 tấn (Cục Trồng trọt, 2013).

Để đặt được thành quả này các một số tỉnh như Hòa Bình, Hà Giang… thực hiện một số giải pháp chủ yếu như: đã hình thành những vùng sản xuất cây ăn quả có múi tập trung mang tính hàng hóa khá rõ nét như vùng cam ở huyện Cao Phong, Lạc Thủy; vùng bưởi tại huyện Tân Lạc, Lương Sơn. Công việc việc bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng mới bắt đầu đã được quan tâm và đầu tư. Hỗ trợ xúc tiến thương mại gắn kết giữa những doanh nghiệp tiêu thụ lớn với người sản xuất và các vùng sản xuất tập trung; khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng (Hoàng Hùng, 2014).

b. Vùng Đồng bằng sông Hồng

Điều kiện khí hậu của vùng ĐBSH mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Diện tích cây có múi ở vùng ĐBSH năm 2012 là 13.183,3 ha, chiếm 9,5% diện tích cây có múi cả nước, trong đó bưởi 5.417,6 ha, chiếm tỷ trọng cao nhất 41,1%, tiếp theo là cam 21,5% (theo thống kê là 5.136,9 ha, chiếm 39%, nhưng thực tế trong đó có 2.300 ha Cam Canh (một dạng quýt), chanh 16,0% và quýt 20,7% (theo thống kê là 3,2%). Sản lượng quả có múi của

Vùng Đồng bằng Sông Hồng năm 2012 đạt 139.771,2 tấn (chi tiết bảng 2.2). Trên thực tế, cây có múi vùng ĐBSH cũng mới phát triển những năm gần đây. Tỉnh có tốc độ phát triển nhanh và nhiều là Hưng Yên, với diện tích trên 2.300 ha, chiếm 40% diện tích cả vùng. Để có được kết quả đáng nói này một số huyện ở Hưng Yên như Văn Giang bên cạnh các giải pháp như tạo điều kiện các hộ chuyển đổi diện tích, phát triển trang trại… ngoài ra các HTX DVNN xã đã tích cực phổ biến cho người dân những biện pháp phòng trừ bệnh để giảm thiểu thiệt hại như: sử dụng phân chuồng hoai mục, NPK cân đối, kết hợp phun các loại phân bón qua lá có chứa kẽm để giúp những cây bị bệnh nhẹ hồi phục (Thu Yến và Đức Tuấn, 2014).

c. Vùng Bắc Trung Bộ

Gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. Điều kiện khí hậu của vùng này cũng khá đặc thù, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông – Bắc, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây - Nam nên mùa hè rất nóng và khô, mùa đông có những nơi lạnh tương tự như một số tỉnh vùng núi phía Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 23,50C, tháng lạnh nhất 14,80 C và tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 34,70C; nhiệt độ tuyệt đối cao có thể lên tới 420C (tháng 7). Lượng mưa trung bình từ 1.600 – 2.300 mm, nhưng phân bố không đều, tập trung từ tháng 5 – 11. Riêng ở Phủ Quỳ - Nghệ An có đến 180 – 220 ngày khô hạn/năm, chỉ số khô hạn lớn hơn 0,8. Cây có múi của vùng Bắc Trung bộ (BTB. chủ yếu là cam, bưởi và quýt được trồng trên các đất phù sa ven các con sông, suối như Sông Hương, sông Bồ - Thừa Thiên Huế, sông Ngàn Sâu, sông Tiêm, sông Ngàn Phố - Hà Tĩnh, sông Gâm – Thanh Hóa hay trên đất Bazan và đất đá vôi ở Nghệ An (Cục Trồng trọt, 2013). Diện tích cây có múi năm 2012 là 15.199,4 ha, chiếm 11% diện tích cây có múi cả nước, trong đó bưởi 4641,0 ha, chiếm tỷ lệ lớn nhất 30,5%, tiếp theo là cam 24,7% (theo thống kê là 6.303,7 ha, chiếm 41,5%, song trong đó có 2540 ha Cam Bù – một dạng tangerine.; quýt 3.334,3 ha, chiếm 22,0% (theo thống kê chỉ 794,3 ha, chiếm 5,2%) và chanh 3210,7 ha, chiếm 21,2%. Sản lượng quả có múi của Vùng Bắc trung bộ năm 2012 đạt 111.569,3 tấn (Cục Trồng trọt, 2013). Với điều kiện khí hậu khá khắc nghiệt, song vùng BTB lại có đến 4 đặc sản cây có múi, đó là: Bưởi Thanh Trà - Huế, bưởi Phúc Trạch – Hương Khê, Hà Tĩnh, Cam Bù – Hương Sơn, Hà Tĩnh và cam Xã Đoài – Nghệ An.

d. Vùng Nam Trung Bộ

Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Trừ các huyện miền núi như Trà My, Núi Thành, Tiên Phước vv…có độ cao so với mặt nước biển từ 25 - 150 m, còn lại độ cao trung bình của toàn vùng chỉ từ 5 - 12 m. Đặc điểm khí hậu của vùng là nhiệt đới, gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm từ 24 – 270C, thấp nhất trung bình năm từ 20 - 250C, cao nhất trung bình năm từ 29 - 30,80C. Lượng mưa trung bình từ 1.227 -2.600 mm, độ ẩm không khí trung bình 78 - 86%. Mưa ở Nam Trung bộ thường muộn hơn so với Bắc Trung bộ. Mùa mưa thường từ tháng 6 đến tháng 12, còn mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5. Đất đai ở các tỉnh Nam Trung bộ chủ yếu là đất xám ven biển và nâu vàng trên đá biến chất, ít thích hợp với cây có múi (Cục Trồng trọt, 2013). Cây có múi Vùng Nam Trung bộ chủ yếu được trồng ở các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa. Diện tích năm 2012 là 2.897,1 ha, chiếm 2,1% diện tích cả nước, trong đó: Cam: 720,2 ha, chiếm 25,0%; chanh:745,6 ha, chiếm 26,0%; bưởi: 536,3 ha, chiếm 18,6%; quýt 79 ha, chiếm 2,7% và cây có múi khác 794 ha, chiếm 27,0%. Nhìn chung cây có múi ở Vùng Nam Trung bộ không có những giống tốt điển hình, năng suất thấp nhất cả nước, chỉ đạt 47,2 tạ/ha. Sản lượng năm 2012 đạt 8.846,1 tấn (Cục Trồng trọt, 2013).

e. Vùng Đông Nam Bộ

Tổng diện tích cây có múi ở vùng ĐNB năm 2012 khoảng 11.614,8ha, chiếm 8,4% diện tích cây có múi cả nước, trong đó cam: 2.598,1 ha, chiếm 22,4%; quýt: 4.214,6 ha, chiếm 36,3%; bưởi: 3.311,2 ha, chiếm 28,5%; chanh: 1.005,3 ha, chiếm 8,6% và cây có múi khác 485,6 ha, chiếm 4,2%. Tỉnh có diện tích lớn nhất là Đồng Nai: 5.762,0 ha, với 3 loài chủ yếu là cam 825,0 ha, quýt 3.305 ha và bưởi 1.632 ha; tiếp đến là Bình Dương: 1.201,7 ha, với 2 loài chủ yếu là bưởi: 607,4 ha, chanh 158,7 ha; Bình Phước 887,0 ha chủ yếu là cam: 366,0 ha, quýt: 319,0 ha, chanh: 192,0 ha; Tây Ninh 716 ha, chủ yếu là bưởi: 406,0 ha và chanh: 310 ha; Bình Thuận 770,1 ha, chủ yếu là cam: 469,4 ha và chanh 300,7 ha; Bà Rịa Vũng tàu 251,0 ha chủ yếu là cam. Sản lượng quả có múi toàn vùng năm 2012 đạt 105.061,8 tấn (Cục Trồng trọt, 2013). Ở Vùng Đông Nam bộ, đặc biệt ở Đồng Nai có nhiều giống bưởi ngon như: Bưởi Biên Hòa, bưởi Đường Lá Cam, bưởi Đường Da Láng, bưởi Ổi vv.. Hiện nay một số giống bưởi ngon ở vùng ĐBSCL như bưởi Da Xanh, bưởi Năm Roi cũng được trồng khá phổ biển ở các tỉnh Đông Nam Bộ.

f. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

tối đa trong các tháng chỉ 2,6 – 40 C. Tháng nóng nhất (tháng 3,4,5) nhiệt độ trung bình cũng chỉ 28 – 290C, tháng lạnh nhất (tháng 12 và 1) nhiệt độ trung bình 21 – 220C. Lượng mưa trung bình năm thấp từ 1.300 – 1.600 mm, 90% tập trung vào mùa mưa, chỉ 10% ở các tháng mùa khô, đặc biệt ở ĐBSCL rất ít bão. Quan sát trong 55 năm chỉ có 8 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào bờ biển Nam bộ, phần lớn chỉ bị ảnh hưởng bão từ nơi khác. Ngoài điều kiện khí hậu ôn hòa, ổn định thì yếu tố đất đai cũng khá thuận lợi, chủ yếu là đất phù sa mới được bồi đắp trong khoảng 5 – 6 trăm năm trở lại đây. Theo Tác giả “Đại Nam thống nhất chi” thì lịch sử trồng cây có múi ở ĐBSCL có từ lâu đời, được hình thành ngay từ những ngày đầu khai phá vùng đất Nam Bộ (cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI) dưới triều đại nhà Nguyễn. Cam quýt chủ yếu được trồng ở đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn, nhỏ của sồng Tiền, sông Hậu. Tổng diện tích cây có múi ở ĐBSCL năm 2012 là 74.424,5ha, chiếm 53,8% diện tích cây có múi cả nước, trong đó cam: 29704.3 ha, chiếm 39,5% (trên thực tế chỉ 0,4%, khoảng 1.190 ha, còn lại là cam sành, thực chất là dạng quýt lai- tangor); quýt: 34.700ha (bao gồm 28.514,8 ha cam sành), chiếm 47,5%; bưởi: 26.402,7 ha, chiếm 35,7% và chanh: 11.937,8 ha, chiếm 16,0% và cây có múi khác 193,6 ha chiếm 0,4%. Các tỉnh trồng nhiều là Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Sản lượng quả có múi toàn vùng năm 2012 đạt 880.831,8 tấn (Cục Trồng trọt, 2013). Vùng ĐBSCL có nhiều giống cây có múi nổi tiếng như bưởi Da Xanh, Bưởi Năm Roi, bưởi Lông Cổ cò, cam Sành không hạt, Quýt Tiều hồng vv…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)