Bên trong
Bên ngoài
Điểm mạnh (S):
1: Cây cam được trồng từ lâu đời làm một loại quả thơm ngon, là đặc sản của huyện Vị Xuyên.
2: Đất đai điều kiện tự nhiên thuận lợi và diện tích đồi nhiều.
3:Người dân nơi đây chịu thương, chịu khó, học hổi kinh nhiệm. 4: sản phẩm thu hoạch vào dip tết nguyên đán.
Điểm yếu (W):
1: nhiều hộ trồng cam là dân tộc ít người nên nhận thức còn hạn chế. 2: hình thức trồng còn quản canh, nhỏ lẻ nhiều.
3:cây giống ngày càng kém chất lượng. Quả hay bị rụng khiến năng suất giảm.
4:Quả cam thường chín ồ ạt vào một thời điểm
Cơ hội (O):
1: Thị trường mở cửa nên có thể xuất khẩu. 2: Nhu cầu tiêu dùng hoa quả đang ngày càng cao, sản phẩm có thương hiệu nên giá bán sẽ tăng lên. 3: Nhà nước và địa phương có chính sách khuyến khích, phát triển sản xuất cam
S-O: Cần phát huy mặt mạnh để
tận dụng khóa luận có từ bên ngoài.
+ Sử dụng điểm mạnh 1,2,3 để tận dụng cơ hội là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cam sành, phục vụ cho xuất khẩu.
+ Sử dụng điểm mạnh 12 đặc biệt chú trọng đến chất lượng và mẫu mã để tăng giá, tăng thu nhập. + Sử dụng điểm mạnh 1234 để tận dụng cơ hội 3 để tiếp tục phát triển sản xuất và tiêu thụ cam sành.
W-O: Cần khắc phục điểm yếu
để tận dụng cơ hội.
+ Sử dụng cơ hội 3 để khác phục điểm yếu 1,2 tập huấn cho người dân và quy hoạch vùng trồng cam.
+ Sử dụng cơ hội 1,2,3 để khắc phục điểm yếu 3 nhằm tăng cường chất lượng cam.
+ Sử dụng cơ hội 3 để khắc phục điểm yếu 4 cần có những chính sách về giá cả để người dân không bị thua lỗ.
Thách thức (T):
1: Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của sản phẩm hoa quả từ Trung Quốc với giá cả thấp.
2: Nhiều vật tư đầu vào kém chất lượng dẫn đến năng suất và sản phẩm bị giảm sút. 3: Sự cạnh tranh của các địa phương khác. S-T: Cần phát huy mặt mạnh để hạn chế thách thức từ bên ngoài. + Sử dụng điểm mạnh ,12 để hạn chế thách thức 1, địa phương cần chú ý đến vấn đề sản xuất sạch để sản phẩm có thể cạnh tranh với thị trường. +Sử dụng điểm mạnh 3 để hạn chế thách thức 2 người dân cần có sự chủ động khi lựa chon đầu vào. + Sử dụng điểm mạnh 1,2,3,4 để hạn chế thách thức 3, càn tranh thủ thế mạnh của cây cam sành để quảng bá và giới thiệu rộng ra thị trường, giảm bớt đi sự cạnh tranh.
W-T: Cần khắc phục các điểm
yếu để hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài. + Khắc phục điểm yếu 3 để hạn chế thách thức 1 sản suất theo quy trình sạch. + Khắc phục điểm yếu 1,2 để hạn chế thách thức 2 địa phương cần có chính sách quản lý thị trường đầu vào và đầu ra tốt. + Khắc phục điểm yếu 3,4 để hạn chế thách thức 3, giảm đi bớt sự cạnh tranh của các địa phương khác. Từ đó sản xuất cam sành ở Vị Xuyên ngày càng hiệu quả. Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM SÀNH SẢN XUẤT CAM SÀNH
4.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của những giải pháp
HQKT là một phạm trù kinh tế quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế hay một cơ sở sản xuất. Trong phân tích và đánh giá kinh tế, chúng tôi luôn chú ý tới HQKT, nó là sự so sánh giữa kết quả thu được với lượng chi phí đầu tư bỏ ra. Vì vậy trong sản xuất cần tìm mọi biện pháp để nâng cao HQKT.
Để mở rộng diện tích trồng cam trong thời gian tới theo tinh thần mà đảng bộ tỉnh Hà Giang và Đảng bộ huyện Vị Xuyên đến năm 2020 diện tích cam tăng thêm 500ha thì việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sản xuất cam là một việc làm cần thiết mang lại ý nghĩa lớn:
- Nâng cao thu nhập cho người dân và tạo công ăn việc làm cho số lao động dư thừa trên địa bàn xã.
- Thu hút vốn đầu tư và tư liệu sản xuất cho các hộ nông dân, khuyến khích các hộ nông dân đẩy mạnh đầu tư hơn trong sản xuất và là cơ sở để phát triển các ngành nghề khác.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nói chung và cây cam nói rieng nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất đem lại HQKT cao.
Tuy vậy, sản xuất cam ở Vị Xuyên còn một số hạn chế, đó là:
- Tiêu thụ chủ yếu là do tư thương ở các tỉnh mua chuyển đi,khác hàng và chủ hàng thuận mua vừa bán, ép giá cũng thường xuyên sảy ra, gây thiệt hại cho người sản xuất.
- Điều kiện sản xuất trong các vùng sản xuất cam còn nhiều hạn chế nhất là cơ sở hạ tầng. Nhiều vùng trồng cam đang bị thiếu nước, nắng hạn thường sảy ra làm giảm năng suất và sản lượng. Điều này làm HQKT sản xuất cam sút đi.
- Chưa có điều kiện tín dụng thuận lợi, hầu hết các hộ nông dân đều thiếu vốn sản xuất, nhà nước chưa có chính sách đầu tư gì đáng kể cho phát triển vùng cam.
Nhìn chung Vị Xuyên là một huyện miền núi của tỉnh Hà Giang có tiềm lực về tự nhiên – kinh tế - xã hội để phát triển các loại cây ăn quả có múi, đặc
biệt cam là loại cây truyền thống đã mang lại giá trị hiệu quả kinh tế lớn. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp đúng đắn sẽ góp phần nâng cao HQKT sản xuất cam tại Vị Xuyên.
4.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cam sành tại Vị Xuyên Xuyên
4.3.2.1. Bổ sung hoàn thiện một số chính sách phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng núi
- Có chính sách về tín dụng ưu đãi cho hộ nông dân đặc biệt là các đồng bào dân tộc để người dân dễ dàng vay vốn để phục vụ cho sản xuất, phát triển kinh tế.
- Nhà nước có chính sách cụ thể với phát triển nguồn nhân lực nâng cao dân trí, trình độ lao động cho đồng bào miền núi. Đào tạo bồi dưỡng tập huấn cho người lao động về ứng dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất, bảo quản và chế biến.
- Sản xuất cam chịu điều kiện rất lớn của điều kiện tự nhiên, năm được mùa, năm mất mùa, chịu sự chi phối của thị trường tiêu thụ nên giá cả thường không ổn định. Để khắc phục khó khăn cho người sản xuất nhà nước cần có chính sách bảo hiểm cây cam cho người nông dân.
4.3.2.2. Giải pháp tạo vốn cho nông dân đầu tư sản xuất
Vị Xuyên là huyện miền núi, cuộc sống của người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn. Đa phần các hộ trồng cam trong địa bàn vẫn còn thiếu vốn để sản xuất. Vì thiếu vốn và giá cả sản phẩm cam ngày cang xuống thấp và bấp bênh nên nhiều hộ trồng cam sành đã tỏ ra thờ ơ với vườn cam của mình. Do đó mà nhiều vườn cam đã nhanh chóng xuống cấp, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp, mẫu mã kém...Vì vậy cần có những giải pháp về vốn để phát triển sản xuất cam.
Chính sách về vốn dành cho ưu đãi cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ, có như vậy thì những người khó khăn thực sự mới có thể tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất thấp, giúp họ nhanh chóng thoát nghèo vươn lên làm giàu cho gia đình và địa phương.
Các tổ chức tín rụng nhân dân tại địa phương như: hội phụ nữ, hợp tác xã dịch vụ, hội nông dân... Đẩy mạnh hơn nữa vai trò cung cấp vốn ưu đãi ngắn hạn cho các hộ trồng cam. Đồng thời cũng thông qua các tổ chức khuyến nông, Trạm
vật tư, công ty giống cây trồng cho người dân có thể ứng trước giống, phân bón, thuốc trừ sâu và thu hoàn ứng sau khi các hộ có thu hoạch. Đặc biệt tốt hơn cả công ty thương mại các chủ hang thu mua hợp đồng ứng trước để nông dân có vốn sản xuất và thu ngom sản phẩm sau thu hoạch.
Các trương trình dự án 135, dự án xóa đói giảm nghèo....Cũng cung cấp một lượng vốn không nhỏ, tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, phục vụ tích cực cho sản xuất các hộ và công cuộc đổi mới của địa phương. Vậy nên các cấp chính quyền địa phương cần có sự chỉ đạo hợp lý để tận dụng tối đa nguồn vốn này.
Cải tiến hơn nữa và hoàn thiện hệ thống tín dụng nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hóa các hình thức cho vay và thanh toán, đáp ứng vốn cho sản xuất nhanh chóng, thuận tiện tạo điều kiện vốn cho người dân chuyển mạnh sản xuất cam hàng hóa và mở rộng sang mô hình kinh tế trang trại, kinh tế VAC...
Khuyến khích liên kết, liên doanh sản xuất và chế biến giữa các nhóm hộ với nhau, giữa các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thương mại hỗ trợ nhau về vốn (không chỉ vốn bằng tiền mà cả bằng vật tư lao động). Để đaayr mạnh cam hàng hóa và mở rộng quy mô, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cam sành Vị Xuyên – Hà Giang.
4.3.2.3. Giải pháp về mở rộng thị trường tiêu thụ
Cam sành Vị Xuyên số lượng chưa nhiều khoảng trên dưới 5 ngàn tấn/ năm, tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa và các thương lái trong tỉnh và ngoài tỉnh. Trong vài năm trở lại đây chưa năm nào sản phẩm bị ứ đọng, chỉ có giá cả là không ổn định, có lúc giá bán xuống thấp chỉ khoảng 3 – 4 ngìn đồng/kg. Nhưng cũng có thời điểm gía lên trên 10 nghìn/kg.
Để ổn định sản xuất và đảm bảo lợi ích cho người sản xuất cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Tổ chức cho nông dân trồng cam tiếp cận với thị trường, tìm hiểu tâm lý người tiêu dùng ngoại tỉnh nhất là các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố, thị xã khác vùng Đồng Bằng sông hồng) thông qua việc giới thiệu sản phẩm và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
+ Thông qua thương nghiệp hoạch các công ty thương mại để đặt các đại lý bán sản phẩm ở các chợ lớn, các thị xã, thị trấn trong và ngoài tỉnh. Các đại lý trực tiếp mua của nông dân hoạc nhận ký gửi tiêu thụ sản phẩm.
+ Hệ thống thu mua cam ở Vị Xuyên rất đa dạng và phức tạp. Công ty tư nhân và các thương nhân là những đầu mối thu mua với khối lượng lớn. Vì thế các cơ quan nhà nước về hoạt động thu mua cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý, đảm bảo tính hợp lý, thông suốt và bình đẳng. Tránh tình trạng tranh mua tranh bán, ép giá. Tổ chức tốt hợp lý kênh tiêu thụ.
+ Phát huy lợi thế để mở rộng thị trường tiêu thụ cam ra thị trường quốc tế. Sản phẩm cam, quýt, bưởi, chanh là loại sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới có thể so sánh với các nước. Vấn đề cơ bản để mở rộng ra bên ngoài là chất lượng và giá cả.
4.3.2.4. Giải pháp về kỹ thuật sản xuất cam
Cam là loại cây lâu năm, là một cây trồng có phản ứng rất rộng rãi và nhạy cảm với điều kiện sinh thái, khí hậu. Hệ thống biện pháp kỹ thuật là để lấp đi hiệu sai sinh thái. Vì vậy phải thực hiện tốt một hệ thống biện pháp kỹ thuật bao gồm:
a. Về giống cây
Giống tốt cho năng suất cao và ổn định. Giống tốt là giống có đặc điểm sinh trưởng và phát triển phù hợp với vùng sinh thái (đất đai, khí hậu...).
Vị Xuyên là vùng có điều kiện sinh thái phù hợp với nhiều loại cây ăn quả có múi trong đó co cam sành. Cam sành khả năng sinh trưởng trên các loại đất ở Vị Xuyên tương đối đòng đều. Tuy nhiên tốt hơn hết vẫn là trên đất phiến thạch sét, phù sa cổ, phiến thạch Micia. Xét trên cùng loại đất, ở lứa 6 – 8 tuổi, cam sành sinh trưởng mạnh hơn cam tranh, quýt đỏ nhưng có độ tuổi 10 – 12 cam sành sinh trưởng kém hơn quýt đỏ, quýt chum. Cam sành là giống cam tốt nhưng vì phát triển ồ ạt, giống không được chon lựa, chiết gép ẩu, thiếu sự kiểm tra quản lý của chuyên môn nên cam sành hiện nay đang bị thoái hóa. Do vậy cần có giải pháp tuyển chọn cam sành trên đất Vị Xuyên.
Cần chọn tạo và cải tạo phục tránh các giống tốt đã có ở địa phương và đặc biệt chú trọng đến giống sạch bệnh. Việc chọn tạo cần nắm vững về kỹ thuật ngép, chiết, chăm sóc: chọn cây sạch bệnh, mầm sạch bệnh, vường ươm đạt tiêu chuẩn, người làm giống lắm được kỹ thuật, có trách nhiệm. Đảm bảo giống tốt trước khi đưa vào sản xuất, giảm được phí đầu tư khi trồng mới.
Xây dựng hệ thống quản lý và cung ứng giống trên địa bàn.
Công tác giống rất quan trọng, cần xây dựng mạnh mạng lưới cấp giống, từ huyện đến cơ sở, dựa vào các cơ quan khoa học chuyên ngành, các tổ khuyến nông, các tổ chức dịch vụ để tổ chức các nhóm hộ hoạch hộ nông dân sản xuất và cung cấp giống ở địa phương có sự hỗ trợ, quản lý và giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành nông nghiệp các cấp.
b. Về phân bón
Trong kỹ thuật thâm canh cam, chăm sóc vườn cây thực hiện quy trình bón phân hợp lý là rất quan trọng và đây là điểm yếu trong quá trình sản xuất cam ở Vị Xuyên, sử dụng phân bón thời gian qua là kém hiệu quả.
Nhu cầu về lượng NPK đối với cam tương đối lớn. Theo kết quả sử dụng NPK của Đỗ Đình Ca (1995) nói chung với mức độ làm tăng sản lượng về cam quýt của 3 yếu tố phân bón NPK trên đất đồi Vị Xuyên là N:30%, P2O5: 40%, K: 20% các chất vi lượng khác 10%.
Trong khi chưa có tài liệu phân tích của cơ quan khoa học để biết về vườn cam của mình nên bón bao nhiêu, các hộ sản xuất có thể xem hướng dẫn sau dây để ứng dụng: