Thực trạng số hộ sản xuất cam sành tại huyện Vị Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 60 - 63)

Chỉ tiêu Đvt Năm So sánh (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ Tổng số hộ SX Cam Sành Hộ 251 288 292 114,74 101,39 107,86 - QMN Hộ 75 78 80 104,00 102,56 103,28 - QMV Hộ 45 53 55 117,78 103,77 110,55 - QML Hộ 131 157 157 119,85 100,00 109,47

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Giang, 2018)

Nghiên cứu cho thấy bình quân hàng năm huyện Vị Xuyên luôn có thêm các hộ trồng cam mới được hình thành bình quân tăng 7,86%. Năm 2018 tổng số hộ trồng cam sành là 292 hộ với 80 hộ có diện tích phân vào quy mô nhỏ và 157 hộ có diện tích thuộc quy mô lớn.

Sử dụng nguồn lực đất đai: Đối với cây ăn quả có múi, yêu cầu về đất trồng là đất có cấu tượng tốt, nhiều mùn, thoáng khí, thoát nước tốt, tầng đất dày, mực nước ngầm thấp. Cụ thể, để cây có múi sinh trưởng phát triển tốt thì

điều kiện yêu cầu là tầng đất canh tác dày trên 70 cm, hàm lượng mùn từ 2- 3%, pH thích hợp từ 6-6,5. Đất Vị Xuyên chủ yếu là địa hình đồi bát úp, có nhiều loại đất khác nhau. Vùng đồi núi có các loại đất nâu vàng, đất đỏ vàng, đất nâu đỏ và mùn đỏ vàng. Vùng đất thấp có các loại đất phù sa và đất dốc tụ. Qua kết quả các nghiên cứu phân tích lý hoá đất cho thấy: đất Vị Xuyên được chia làm 2 vùng: vùng đồi cao và vùng đồi thấp. Vùng đồi cao có tầng canh tác từ 0-75 cm, có hàm lượng mùn từ 0,93- 1,6%, pH từ 5,0-5,3. Với vùng đồi thấp có hàm lượng mùn từ 1,3- 2,15%, độ pH từ 5,2-5,5. Và xét một số chỉ tiêu về hàm lượng N, P2O5, K2O trong đất đều cho thấy khu vực Vị Xuyên rất phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển cây ăn quả, trong đó vùng đồi cao thích hợp cho phát triển cây trồng lâm nghiệp và một số cây trồng như nhãn, vải. Vùng đồi thấp chiếm phần lớn diện tích, thích hợp cho trồng cây ăn quả có múi. Có độ pH từ 5,5-5,7 tương đối vừa phải với nhu cầu của cây. Như vậy, qua đối chiếu yêu cầu về đất của cây trồng và điều kiện, đặc điểm lí, hoá của đất khu vực Vị Xuyên cho thấy vùng đất này có nhiều điều kiện phù hợp cho phát triển cây ăn quả có múi. Đây chính là một ưu thế tài nguyên sinh thái của vùng để hình thành và phát triển vùng quả có múi tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá. Khai thác tốt yếu tố đất đai của huyện sẽ góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân và đồng thời góp phần cải tạo, bồi dưỡng tài nguyên đất.

Nguồn lực khí hậu: Khí hậu là tổng hợp các yếu tố thời tiết mang tính quy luật, bị chi phối bởi điều kiện địa hình và vị trí địa lí. Sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng cây ăn quả nói riêng chịu ảnh hưởng nhiều, phụ thuộc nhiều ở điều kiện thời tiết khí hậu. Thậm chí yếu tố thời tiết khí hậu nhiều lúc mang tính quyết định đến năng suất, phẩm chất, sản lượng cây trồng. Được mùa hay mất mùa nhiều lúc chỉ do một hiện tượng thời tiết bất thường tác động. Vì vậy, hiểu biết và nắm được các quy luật của khí hậu thời tiết có ý nghĩa kinh tế to lớn và thiết thực trong việc lựa chọn cây trồng và quy hoạch vùng trồng hợp lý. Cam quýt là loại cây trồng không chịu được nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, nhưng chịu nóng tốt hơn chịu lạnh. Chúng có phạm vi sinh trưởng ở nhiệt độ từ 12-39oC, và có phạm vi nhiệt độ thích hợp là từ 23-29oC. Nếu nhiệt độ quá cao và kéo dài nhiều ngày cây cam, quýt ngừng sinh trưởng, rụng lá, cành khô héo. Cây cam quýt không ưa ánh sáng mạnh, thích ánh sáng tán xạ, là cây ưa ẩm, ít chịu hạn. Cây cần nhiều nước nhất là lúc nảy mầm, phân hoá mầm hoa, thời kì kết quả và quả lớn. Tuy

nhiên nếu độ ẩm quá cao đất thiếu ôxy sẽ làm cho bộ rễ hoạt động động kém, thối chết làm rụng lá, hoa, quả non hàng loạt. Độ ẩm thích hợp khoảng 60% độ ẩm bão hoà đồng ruộng, độ ẩm không khí thích hợp là 75-80%, ở thời kì ra hoa cần độ ẩm không khí 70-75%. Nếu điều kiện bất lợi như độ ẩm không khí quá cao, nắng to vào khoảng tháng 8, 9 làm cho sẽ làm cho quả bị nứt và rụng hàng loạt. Độ ẩm không khí và độ ẩm đất có ảnh hưởng đến khả năng phân hoá mầm hoa và tỉ lệ đậu quả. Nếu tháng 3, 4 khô hạn thì sẽ làm giảm số quả trên cây. Ngược lại nếu đủ ẩm trong mùa hè và hạn nhẹ từ tháng 12- tháng 2 năm sau thì hoa quả sẽ nhiều.

Như vậy, xét thấy điều kiện thời tiết, khí hậu khu vực Vị Xuyên là khá phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cam, ngoại trừ có những thời điểm gặp phải hiện tượng thời tiết bất thường gây ảnh hưởng xâú đến cây cam như đợt rét đậm, rét hại kéo dài trong mùa đông, đợt khô hạn và nắng nóng xảy ra trong mùa hè. Có thể nói vùng đất Vị Xuyên đã được thiên nhiên ưu đãi cho những điều kiện phù hợp dành cho sự phát triển cây cam, cây ăn quả có múi. Nắm được thế mạnh này, người dân nơi đây đã đưa vào trồng và gắn bó với cây cam lâu năm, nhờ vậy mà rất nhiều hộ nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu trong trồng và chăm sóc cây cam. Địa phương cũng đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển cây trồng hiệu quả này. Cây cam đang ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển trên vùng đất Vị Xuyên.

Phát triển sản xuất cam sành đối với vấn đề giải quyết việc làm, an sinh xã hội, nâng cao thu nhập cho người sản xuất cam sành

Với diện tích trồng cam tiêu chuẩn, trung bình 1 ha cam có nhu cầu khoảng 450 công lao động/ha, cho năng suất tối đa đạt từ 16 – 20 tấn cam/vụ/năm do đó đối với 1000 ha diện tích trồng cam theo tiêu chuẩn, được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật đòi hỏi khoảng 450.000 công lao động, nghĩa là cần đầu tư khoảng 5,4 tỷ đồng. Tạo ra nguồn giá trị sản xuất cam tương ứng tối đa là 300 tỷ đồng. Do đó việc phát triển sản xuất cam sành có đóng góp không nhỏ đến vấn đề giải quyết việc làm cho người nông dân thời điểm nông nhàn tại địa phương, nâng cao thu nhập cho người trồng cam.

Cam sành là một loại cây ăn quả mà người nông dân nơi đây trồng từ lâu đời và được trồng hầu hết trong địa bàn của huyện từ năm 1980 – 1995, cam sành là loại cây lâu năm chủ yếu của vườn đồi các hộ gia đình, những năm gần đây do

nhiều nguyên nhân làm cho diện tích trồng cam bị thu hẹp, song cây cam vẫn giữ thế mạnh và cho thu nhập cao trong những cây trồng chính của huyện (năm 2018, 1 ha cam cho thu nhập bình quân trên dưới 50 triệu đồng gấp 3 lần so với thu nhập từ chè). Do đó diện tích hàng năm trồng cây cam sành vẫn tăng đáng kể. Vị Xuyên có điều kiện địa hình đất đai và khí hậu rất thuận lợi cho cây cam, quýt sinh trưởng và phát triển tốt. Với cấu tạo địa chất gồm đá biến chất và đá phiến thạch, đất trồng cam quýt chủ yếu là đất đỏ vàng trên phiến sét và trên đất cát, phần dọc theo thung lũng Sông Lô, đa phần là trầm tích biến chất và các sản phẩm phù sa, Vị Xuyên là huyện nằm trong khu vực này đã hình thành vùng cam quýt nổi tiếng.

4.1.1.2. Thực trang phát triển quy mô sản xuất cam sành

Cam sành thực sự trở thành cây ăn quả nổi bật của Vị Xuyên chính thức từ đầu những năm 1980. Người thưởng thức cam sành thích nhất là vị cam ngọt, mọng nước, rất đậm đà. Từ đó đến nay, cam sành đã có được chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ quanh khu vực. Huyện cũng đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy cây cam đặc sản của tỉnh thông qua các dự án, đề án phát triển nông nghiệp, các loại nông sản hàng hóa với Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa tỉnh Hà Giang (CPRP) được triển khai tại huyện Vị Xuyên vào tháng 4.2015 trên địa bàn 4 xã: Linh Hồ, Thuận Hòa, Cao Bồ, Thượng Sơn. Sau hơn 3 năm thực hiện, đến nay chương trình đã đem lại hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng làm thay đổi tư duy lao động, sản xuất, giúp người dân vùng dự án cải thiện thu nhập, từng bước ổn định đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)