Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.1.1. Thông tin thứ cấp
Bao gồm các số liệu đã được công bố qua sách báo, công văn, báo cáo tổng kết của các ban ngành các cấp, các số liệu thống kê tỉnh, huyện, bài báo, đề tài, các tài liệu khác về phát triển sản xuất và tiêu thụ cam sành. Các tài liệu nà cung cấp các thông tin về vấn đề nghiên cứu tổng quan, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Vị Xuyên, ngoài ra cung cấp các thông tin khác như: thông tin về sản xuất và tiêu thụ, các vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ...Các tài liệu này được thu thập theo phương pháp kế thừa có chọn lọc.
3.2.1.2. Thông tin sơ cấp
Phỏng vấn bán cấu trúc: Là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi tùy vào ngữ cảnh và tâm trạng đối tượng phỏng vấn.
Phương pháp điều tra, khảo sát: Khảo sát người dân bằng bộ câu hỏi đã được lập sẵn.
Áp dụng phương pháp chọn mẫu điển hình suy rộng để chọn đối tượng khảo sát cụ thể, căn cứ vào thực tế sản xuất và tiêu thụ cam sành trên địa bàn, chúng tôi tiến hành điều tra một số ñiểm như sau:
Chọn 03 xã, thị trấn là địa điểm đại diện điều tra
Tổng số hộ điều tra là 90 hộ, điều tra theo quy mô sản xuất khác nhau (từ trồng nhiều đến trồng ít), tuổi bình quân vườn cam từ 4-5 năm cụ thể:
Bảng 3.4. Quy mô hộ điều tra
Chỉ tiêu Đánh giá Số hộ điều tra (n) Cơ cấu (%)
Quy mô nhỏ Từ 0,5 ha đến 1 ha 45 hộ 40,00
Quy mô vừa Từ 1 ha đến 2 ha 30 hộ 40,00
Quy mô lớn Lớn hơn 2 ha 15 hộ 20,00