Kết quả sản xuất 1ha cam sành của các hộ dân qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 78 - 79)

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) 1 Doanh thu (GO) 67.636,23 100,00 70.101,20 100,00 69.905,00 100,00 2 Chi phí trung gian (IC) 18.000,00 26,61 17.680,00 25,22 18.261,83 26,12 3 Giá trị gia tăng (VA) 49.636,23 73,39 52.421,20 74,78 51.643,17 73,88 4 Chi phí lao động (L) 13.200,00 19,52 13.000,00 18,54 13.400,00 19,17 5 Khấu hao TSCĐ (K) 1.400,00 2,07 1.445,00 2,06 1.445,81 2,07 6 Thu nhập hỗn hợp (MI) 35.036,23 51,80 37.976,20 54,17 36.797,36 52,64 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Theo số liệu thu thập qua điều tra ở các hộ trồng cam ở 3 xã khác nhau, có mức đất canh tác khác nhau cho thấy thu nhập do trồng cam đem lại đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của hộ. Hộ gia đình đã tận dụng được các nguồn lực sẵn có về lao động, về tiền vốn và các loại vật tư thông dụng khác, mặt khác không có chi phí cho công tác quản lý điều hành nên thu nhập cao. Diện tích trồng cam đều tăng lên nhiều và nhiều hộ đã dùng hết diện tích canh tác của gia đình để trồng cam Tại Vị Xuyên, cam được trồng trên đất các hộ sử dụng, tùy theo số nhân khẩu và lao động của từng hộ, từng huyện, xã mà số diện tích có khác nhau.

Từ đây đặt ra vấn đề để thời gian tới sản xuất cam Vị Xuyên đạt hiệu quả cao hơn cần tính toán đến giải pháp về vốn cho sản xuất. Do vậy, để phát triển những trang trại có quy mô lớn không thể không có sự hỗ trợ vốn từ phía Nhà nước. Hiệu quả kinh tế sản xuất cam của các hộ trong huyện khác nhau cũng khác nhau trên cùng một giống cam sành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)