Liên kết trong sản xuất và kinh doanh luôn là hướng được khuyến khích phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Trồng cam sành hiện nay mang quy mô nhỏ, manh mún, chủ yếu là sản xuất theo kiểu truyền thống. Vì vậy, sự hợp tác, liên kết trong ngành càng cần thiết hơn bao giờ hết. Theo lý thuyết chung, liên kết nhằm mục tiêu phân bổ lợi ích và cả rủi ro giữa những người tham gia để các tác nhân tham gia cùng nhau phát triển.
Mất cân đối cung cầu, xung đột lợi ích giữa các bên tham gia trong chuỗi ngành hàng, không có thương hiệu, cạnh tranh không lành mạnh trong mua bán,… đó là những nguy cơ tiềm ẩn đối với một nền sản xuất bền vững. Từ lâu, người ta đã xem “liên kết” là giải pháp cho tình trạng này.
Bảng 4.16. Tình hình tiêu thụ cam sành của hộ
Chỉ tiêu ĐVT Quy mô sản xuất cam sành (ha.
QMN QMV QML II.Tổng sản lượng BQ/hộ tấn 7,01 15,04 23,78 1.Tiêu dùng và hao hụt BQ/hộ tấn 0,2 0,3 0,26 2.Sản lượng tiêu thụ BQ/hộ tấn 6,81 14,74 23,52 + Bán Buôn tấn 6,7 14,6 23,29 + Bán Lẻ tấn 0,11 0,14 0,23 III.Đơn giá BQ 1. Bán buôn 1.000đ/kg 8 8 8 2. Bán lẻ 1.000đ/kg 13 13 13
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Mặc dù giá theo hình thức bán lẻ 13.000 đồng cao hơn cao hơn giá theo hình thức bán buôn 8.000 đồng, nhưng các hộ điều tra theo quy mô đều tiêu thụ sản phẩm cam sành của mình thông qua hình thức bán buôn.
Bảng 4.17. Giá bán cam theo các năm
Chỉ tiêu ĐVT Quy mô sản xuất cam sành (ha.
2016 2017 2018 I.Giá Bán 1. Bán buôn 1.000đ/kg 7,5 7,8 8 2. Bán lẻ 1.000đ/kg 13 14 13 II. Tỷ lệ 1. Bán buôn % 89 92 96 2. Bán lẻ % 11 8 4
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Theo phỏng vấn của các hộ trồng cam thì họ cho rằng bán buôn như vậy tuy giá có thể không được bằng bàn lẻ nhưng họ vẫn thích hơn vì không phải mất công mang đi vì sợ sảy ra bất chắc và bán buôn thì họ sẽ mua với số lượng lớn hơn rất nhiều so với bán lẻ. Sản lượng tiêu dùng và hao hụt của các hộ theo quy mô là không đáng kể chỉ chiếm một lượng rất nhỏ.
tại địa phương thông qua các cửa hàng hoặc được vận chuyển đi nơi khác để tiêu thụ. Hiện nay, có rất nhiều kênh bán hàng cam sành ở ngoại tỉnh như siêu thị, cửa hàng, quầy hoa quả, bán hàng trực tuyến nhưng chủ yếu sản phẩm được bán dưới dạng trực tuyến thông qua các trang web hoặc bán qua mạng xã hội như facebook.
Hợp đồng bằng văn bản (Hợp đồng chính thống)
Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm. Hợp đồng là “sự thỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm nông sản về việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với giá đặt trước”. Đây là hình thức kinh tế hợp tác trực tiếp, quan hệ giữa hai bên bị ràng buộc bởi hợp đồng, do đó nó có tính ổn định hơn. Quan hệ hợp tác trên cơ sở hợp đồng được thực hiện dưới hai hình thức: Hợp đồng trên cơ sở cá nhân và hợp đồng trên cơ sở nhóm.
Hợp đồng miệng (Thỏa thuận miệng)
Hợp đồng miệng là các thỏa thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc nào đó. Hợp đồng miệng cũng được các bên thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng... Cơ sở của hợp đồng miệng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp đồng. Hợp đồng miệng thường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết (họ hàng, bàn bè, anh em ruột,...) hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh với nhau mà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện được nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín với các đối tác. Tuy nhiên, hợp đồng miệng trong thực tế thường chỉ là các thỏa thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hóa.