Nông dân và chính quyền đều rất sợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 89)

Nông dân và chính quyền đều rất sợ và không tin tưởng ở hợp đồng đã ký kết. Bởi vì chỉ khi nào doanh nghiệp có nhu cầu thật sự mới muạ Còn không thì đưa ra rất nhiều lý do như: lúa ướt, độ ẩm cao, gãy,…để không mua lúa của nông dân.

Ông Nguyễn Công Trám, Phó Chủ Tịch huyện Triệu Sơn, tháng 12 năm 2015.

- Khi triển khai Quyết định 62/2013/QĐ-TTG ngày 25/10/2013 của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đống lớn nhưng đến tận ngày 29 tháng 4 năm 2014 mới ban hành Thông tư hướng dẫn 152/TT-BNNPTNT trong khi đó cơ sở để xây dựng và thực hiện CĐL ở Triệu Sơn vẫn đang theo Quyết định 80 gây ra khó khăn và lúng túng cho công tác triển khai thực hiện. Các chính sách quy định tại Quyết định số 62 chủ yếu mới phù hợp với sản xuất lúa gạọ Quyết định chưa đề cập đến đối tượng là các tổ hợp tác trong liên kết, xây dựng cánh đồng lớn.

- Các chính sách khác như: Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được xem là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, mở ra cơ hội lớn để nông dân đầu tư phát triển kinh tế; đối tượng cho vay được mở rộng, mức vay được nâng lên. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn nàỵ Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc nông dân thiếu vốn để

mua máy để thực hiện cơ giới hoá (máy cấy, máy gặt đâp liên hợp, lò sấy, thùng pha thuốc tập trung) sản xuất nông nghiệp, vì vậy cần có sự điều chỉnh trong thời gian tới để vốn tín dụng đến với người dân, giúp họ đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó nông dân còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận tới giống được xác nhận.

Như vậy, muốn phát triển cánh đồng lớn của huyện thì việc ban hành các chủ trương, chính sách hỗ trợ khuyến khích người dân xây dựng thành công cánh đồng lớn là tiền đề quan trọng. Tuy nhiên việc ban hành, triển khai như thế nào cho hợp lý, hiệu quả đòi hỏi cần có sự kiểm tra, giám sát và phân tích đúng đắn của các ngành, các cấp quản lý để chính sách thực sự được người dân ủng hộ và đem lại hiệu quả.

4.2.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển cánh đồng lớn

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển cánh đồng lớn được Huyện phân cấp cụ thể và có hệ thống thông qua việc hình thành Ban quản lý dự án từ huyện tới cơ sở tại Quyết định 107/QĐ-UBND ngày 17/03/2013 của UBND huyện về việc thành lập Ban quản lý dự án, phân công nhiệm vụ cho từng cấp, từng thành viên trong Ban quản lý. Theo đó, Ban quản lý có 3 cấp: cấp huyện, cấp xã và cấp HTX.

* Ban quản lý cấp huyện:

Tổng số thành viên trong Ban quản lý cấp huyện là 08 người với trưởng ban là đồng chí Phó chủ tịch phụ trách Kinh tế, phó ban là đồng chí Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện.

Ban quản lý cấp huyện có chức năng, nhiệm vụ là xây dựng và chỉ đạo triển khai các kế hoạch, chương trình hành động. Xác định quy mô diện tích, giống lúa đưa vào sản xuất, các yêu cầu kỹ thuật, các tổ chức, thành phần tham gia triển khai thực hiện dự án. Trong đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT thôn huyện chủ trì thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Bộ phận kỹ thuật (cán bộ kỹ thuật thuộc trạm Bảo Vệ thực vật, trạm Khuyến nông) kiểm tra, giám sát, tư vấn, hỗ trợ chỉ đạo sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh tế và theo quy trình kỹ thuật. Bộ phận tài chính hướng dẫn sử dụng, thủ tục cấp phát và thanh toán kinh phí hỗ trợ cho phát triển cánh đồng mẫu lớn đảm bảo đúng mục đích, chế độ, thuận tiện và hiệu quả.

* Ban Quản lý cấp xã

Chú thích: Quan hệ chỉ đạo: Quan hệ phối hợp:

Sơ đồ 4.2. Bộ máy quản lý Dự án Cánh đồng lớn huyện Triệu Sơn

Sau khi thành lập và kiện toàn Ban quản lý cấp huyện về chỉ đạo xây dựng cánh đồng lớn, Ủy ban nhân dân huyện đã ra quyết định thành lập Ban quản lý cấp xã về xây dựng cánh đồng lớn với cơ cấu gồm đồng chí Phó chủ tịch xã phụ trách kinh tế làm trưởng ban, số lượng từ 2-3 người/Ban quản lý xã. Theo đó, dự án sẽ có 3/35 xã có Ban quản lý cấp xã với tổng số thành viên là 7 người Ban quản lý cấp xã có trách nhiệm tập trung chỉ đạo các HTX làm tốt các khâu dịch vụ nông nghiệp, quản lý và kiểm tra việc ký kết và tổ chức thực hiện Hợp đồng kinh tế giữa các HTX nông nghiệp với Doanh nghiệp. Chỉ đạo HTX Nông

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁNHUYỆN

Bộ phận giúp việc Bộ phận kỹ thuật Trạm khuyến nông Trạm BVTV Hội phụ nữ xã

Hội nông dân xã

Doanh nghiệp HTX nông nghiệp Cán bộ kỹ thuật xã

NÔNG DÂN Phòng Nông nghiệp Bộ phận Tài chính BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÃ Cán bộ thôn Phòng Tài chính

nghiệp, tổ dịch vụ và các hộ xã viên thực hiện đúng cam kết hợp đồng kinh tế, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất.

Ban quản lý các xã ban hành các Nghị quyết chuyên đề về triển khai thực hiện dự án, triển khai dự án của huyện đến BCH Đảng ủy, các chi bộ và thống nhất trên toàn Đảng bộ. Đảng ủy thảo luận và ban hành Nghị quyết hàng năm, phân công các đồng chí ủy viên BCH Đảng bộ trực tiếp lãnh đạo chỉ đạo các chi bộ được phụ trách chỉ đạo nhân dân thực hiện cánh đồng lớn phải đạt hiệu quả, gắn với trách nhiệm ủy viên BCH đảng ủy, phụ trách kết quả thực hiện CĐL gắn với đánh giá chất lượng cán bộ Đảng viên cuối năm.

* Cấp HTX

Ban quản lý HTX thành lập các tiểu ban sản xuất do đồng chí Bí thư chi bộ làm trưởng tiểu ban, đồng chí trưởng thôn là Phó tiểu ban, thành viên là các đoàn thể tham gia có trách nhiệm xác định vùng sản xuất theo quy định. Chủ trì tuyên truyền, họp dân, bàn bạc dân chủ công khai các nội dung của dự án. Vận động, thống nhất 100% các hộ xã viên có ruộng trong vùng tham gia dự án theo kế hoạch, ủy quyền cho HTX nông nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp. Đảm bảo phục vụ, tổ chức các khâu dịch vụ: làm đất, điều hành, dẫn nước, công tác BVTV, diệt chuột, bảo vệ đồng….theo phương án điều hành, chỉ đạo của Ban quản lý cấp huyện.

Xác định rõ lực lượng cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật để hướng dẫn nông dân sản xuất và thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, yêu cầu dự án là yếu tố quan trọng. Sau khi thành lập và tổ chức được Bộ máy quản lý các cấp, Huyện đã tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề triển khai mục đích, ý nghĩa, nội dung của chương trình dự án, biên soạn tài liệu, các văn bản hướng dẫn thực hiện cho cán bộ trong Ban quản lý dự án các cấp đảm bảo thực hiện tốt.

4.2.3. Trình độ học vấn, kỹ năng sản xuất

Trình độ nhận thức, kinh nghiệm sản xuất của người nông dân ảnh hưởng đến việc thực hiện thống nhất, nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trong sản xuất cánh đồng lớn như: đồng giống, cùng trà, mật độ cấy, chế độ phân bón, khâu khử lẫn. Đặc biệt là khả năng ký kết và thực hiện hợp đồng với các doanh nghiệp khi tham gia liên kết.

Bảng 4.19. Ý kiến đánh giá của các hộ dân về trình độ nhận thức, kỹ năng sản xuất Chỉ tiêu Chỉ tiêu Không Số ý kiến (hộ) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Ảnh hưởng đến sự gia nhập CĐL 77 85,6 13 14,4 2. Ảnh hưởng đến việc thực hiện kỹ thuật

sản xuất trên CĐL

82 91,1 8 8,9

3. Khả năng ký kết và thực hiện hợp đồng 80 88,9 10 11,1 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Kết quả điều tra cho thấy, có 85,6% hộ dân đều cho rằng trình độ nhận thức, kinh nghiệm sản xuất ảnh hưởng đến việc gia nhập cánh đồng lớn. Có 91,1% hộ dân cho rằng trình độ nhận thức, kinh nghiệm sản xuất ảnh hưởng đến việc thực hiện kỹ thuật sản xuất trên cánh đồng lớn. Và có 88,9% hộ dân cho rằng trình độ nhận thức, kinh nghiệm sản xuất ảnh hưởng đến khả năng ký kết và thực hiện hợp đồng. Qua đây, chúng ta thấy đa phần các hộ dân sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, gây khó khăn trong công tác tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, đòi hỏi tuân thủ quy trình nghiêm ngặt vào sản xuất và tham gia vào việc ký kết, thực hiện hợp đồng về mặt pháp lý với các doanh nghiệp trong quá trình liên kết. Từ đó, việc tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người nông dân sẽ là giải pháp lâu dài và cần thiết cho việc mở rộng và phát triển sản xuất hàng hóa theo quy mô cánh đồng lớn.

4.2.4. Khả năng tiếp nhận thông tin và mức độ sẵn sàng tham gia của người dân

Để mô hình cánh đồng lớn có thể nhân rộng và phát triển thì cần có sự tham gia của tát cả các ngành, các cấp, đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng tích cực từ phía người dân. Qua điều tra cho thấy, có tới 86,7% số hộ điều tra sẵn sàng tiếp nhận và ứng dụng quy trình kỹ thuật vào sản xuất nhất là việc tiếp thu giống lúa mới nhằm thâm canh tăng năng suất cây trồng, đem lại giá trị kinh tế caọ Bởi lẽ người nông dân nhận thức được những mục đích, ý nghĩa và tính ưu việt của việc liên kết sản xuất theo quy mô cánh đồng lớn và sẵn sàng tham gia các hoạt động liên kết như đắp bờ, góp ruộng tạo ô thửa ruộng lớn, đăng ký tập huấn, tham gia khảo sát quy hoạch, tham gia ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

10% 3,3%

86,7%

Sẵn sàng tham gia Không tham gia Tham gia một phần

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Đồ thị 4.4. Tỷ lệ mức độ sẵn sàng tham gia mô hình CĐL của các hộ dân

Tuy nhiên, bên cạnh những hộ dân sẵn sàng tham gia dự án, vẫn còn một số bộ phận người dân có thái độ bảo thủ, e ngại, nghi ngờ cánh đồng lớn như kiểu HTX trước đây, họ sợ mất đất, sợ phải đi làm thuê trên chính mảnh ruộng của mình, sợ không mang lại hiệu quả thiết thực. Vì vậy, đù đã được tham gia đào tạo, tập huấn, được các cấp chính quyền vận động, thuyết phục, một số hộ vẫn còn băn khoăn, nghi ngờ nếu trồng cùng một giống lúứcẽ dễ dẫn đến tình trạng mất mùa thì giá cao, được mùa thì rớt giá. Vì vậy mà, vẫn còn diện tích ngoài cánh đồng lớn thì hộ dân lại trồng giống lúa khác. Tuy nhiên, số lượng này không lớn, đa số người dân vẫn tin tưởng vào tính tất yếu của xu thế phát triển sản xuất theo quy mô cánh đồng lớn hiện nay, họ có khả năng và sẵn sàng áp dụng quy trình vào sản xuất. Đây là một động lực lớn để chủ trương cánh đồng lớn được xây dựng và phát triển.

4.2.5. Điều kiện giao thông vận tải

Huyện có tuyến QL47 chạy qua theo hướng Đông - Tây, nối thành phố Thanh Hóa qua thị trấn huyện lỵ Triệu Sơn, tới Lam Sơn (Thọ Xuân). Đường 47 đang được xây dựng lại để thông tuyến với đường Hồ Chí Minh.Ngoài ra huyện còn có nhiều tuyến xe bus chạy qua như: 4, 10, 17. Các tuyến huyện lộ, liên xã, liên thôn, hệ thống đường giao thông trong các khu dân cư cơ bản đã được bê tông hóa và lát gạch tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt cũng như giao lưu kinh tế với khu vực bên ngoàị

Hệ thống đường giao thông nội đồng của huyện chủ yếu là đường bê tông, rộng từ 2 – 3 m, mật độ đường khá cao đã đáp ứng yêu cầu cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

4.2.6. Công nghệ chế biến, bảo quản

Đây là một vấn đề rất lớn có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh tế của cánh đồng lớn. Điều này luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và có những chính sách thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sản đầu tư về vùng nông thôn và các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp nhưng vẫn còn khá nhiều vướng mắc.

Qua nghiên cứu, công nghệ bảo quản ở địa phương còn mang tính chất thủ công, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, sản phẩm đều được bán ở dạng thô, không qua chế biến. Người dân chưa chú trọng đến đầu tư hệ thống kho chứa, máy sấỵ Lúa trong cánh đồng lớn sau khi thu hoạch, các hộ vẫn phải phơi khô tự nhiên nắng quá hoặc gặp mưa đều ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, đến thời gian bảo quản. Mặt khác nông dân không có điều kiện để xây dựng các kho chứa lớn vì vậy các hộ thường bán ngay sau khi lúa phơi khô nên giá bán thấp và thường bị tư thương ép giá.

Công nghệ chế biến cũng chưa được quan tâm đầu tư, chủ yếu tiêu thụ dưới dạng thóc. Một số hộ chế biến thóc thành các sản phẩm khác như rượu, bún, bánh đa…nhưng vẫn mang tính chất thủ công, nhỏ lẻ. Trên địa bàn huyện, chưa có cơ sở chế biến nào được đầu tư để thu mua thóc chế biến đa dạng hóa sản phẩm tiêu dùng cuối cùng nên giá trị nông sản thấp.

4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁNH ĐỒNG LỚN TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN PHÁT TRIỂN CÁNH ĐỒNG LỚN TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HOÁ

Xây dựng mô hình cánh đồng lớn được UBND Tỉnh Thanh Hóa phát động tại Huyện Triệu Sơn ngày 08/02/2012 đã nhận sự hưởng ứng tích cực của nhiều xã, doanh nghiệp và người dân. Đến nay, nhiều mô hình cánh đồng lớn đã ra đời với quy mô từ vài đến vài chục hécta (ha), cùng rất nhiều hình thức canh tác, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, cánh đồng một giống, cánh đồng hiện đại, cánh đồng lúa chất lượng cao…Vụ Xuân 2013, tổng diện tích thực hiện CĐL của Huyện đạt gần 170 ha với khoảng 1.701 hộ nông dân tham giạ Đến vụ Mùa 2015 tổng diện tích đất tham gia mô hình CĐL là 540 ha với 5.410 hộ nông dân tham giạ

Từ thành công bước đầu của mô hình CĐL, năm 2012, mô hình được triển khai thí điểm ở 3 xã (Thọ Bình, Đồng Tiến, Vân Sơn). Đến năm 2015 mô hình

CĐL được mở rộng ra 8 xã của Huyện. Nhờ thực hiện mô hình này, năng suất lúa bình quân đã tăng từ 5,3 tấn/ha lên 5,95 tấn/ha; lợi nhuận sau khi trừ chi phí sản xuất đạt trên 18 triệu đồng/ha, cao hơn 1,63 lần so với cách làm cũ.

Điểm đáng chú ý, sau khi thực hiện thí điểm mô hình CĐL trồng lúa, đã xuất hiện nhiều mô hình canh tác mới như mô hình trồng mía, trồng ớt.

Có thể thấy, mô hình CĐL bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc nông dân nâng cao được thu nhập trên một đơn vị diện tích, các công ty cung ứng các yếu tố đầu vào cho ngành nông nghiệp như phân bón, giống thông qua việc ký kết các hợp đồng với người nông dân với khối lượng lớn, đã góp phần để các công ty này sản xuất ổn định. Mặt khác, sản phẩm của mô hình CĐL khá đồng đều, chất lượng ngày càng cao, đã tạo nguồn cung ổn định cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu, góp phần đưa xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 89)