Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 51)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Triệu Sơn là một huyện thuần nông của tỉnh Thanh Hóa có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động để phát triển lương thực nhất là cây lúạ Thực hiện chủ trương, định hướng phát triển sản xuất, Huyện đã triển khai lập dự án xây dựng mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn và được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định 63/QĐ-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2012. Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã ban hành nhiều Quyết định, Nghị quyết chuyên đề tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện dự án. Bước đầu, dự án đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Với sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, sự ủng hộ, hưởng ứng của người dân. Vụ đông Xuân năm 2013, cánh đồng lớn đầu tiên đã được hình thành trên địa bàn huyện. Ngay sau vụ đầu tiên đưa vào sản xuất, Cánh đồng lớn đã khẳng định được tính ưu việt, là hướng đi tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện nay và được các xã còn lại trong huyện nhanh chóng áp dụng và triển khaị Bên cạnh dự án, diện tích cánh đồng lớn ngoài vùng dự án do các xã, các hộ dân tự liên kết sản xuất đã không ngừng tăng qua các năm cả về quy mô và số hộ tham giạ

Căn cứ vào tình hình thực tế, tôi chọn 3 xã là điểm nghiên cứu đó là các xã Thọ Bình, Đồng Tiến, Vân Sơn. Mỗi xã chọn 30 hộ tham gia mô hình cánh đồng lớn trồng lúa để điều trạ

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là các thông tin đã được công bố qua sách báo, tài liệụ Chúng tôi dự kiến thu thập thông tin thứ cấp như sau:

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin Nguồn thu thập

Các số liệu về điều kiện tự nhiên, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất, kinh doanh của huyện

Báo cáo các phòng chức năng của huyện, Niên giám thống kê.

Cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển cánh đồng lớn

Sách, báo, chính sách có liên quan, qua mạng internet.

Qúa trình tổ chức thực hiện, kết quả phát triển cánh đồng lớn.

Dự án xây dựng cánh đồng lớn, Nghị quyết của UBND huyện, Báo cáo sơ kết, tổng kết của Ban quản lý dự án, Phòng Nông nghiệp huyện.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau:

- Liệt kê các số liệu, thông tin cần thiết có thể thu thập được, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra chéọ

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là những số liệu mới chưa được công bố, bao gồm cả thông tin định lượng và định tính. Thông tin sơ cấp bao gồm số liệu phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi, số liệu phỏng vấn trực tiếp.

Phương pháp chọn mẫu: Để thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn ba nhóm đối tượng (gọi chung là người cung cấp thông tin) bao gồm: cán bộ cấp huyện (06 người), cán bộ cấp xã (03), chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp (06 người); các doanh nghiệp, công ty (03 người); số hộ dân tham gia mô hình cánh đồng lớn trồng lúa của 3 xã Thọ Bình, Đồng Tiến, Vân Sơn (90 người). Quy mô mẫu được thể hiện trong bảng 3.5.

Tiêu chí chọn hộ: Chọn ngẫu nhiên mỗi xã 30 hộ tham gia mô hình cánh đồng lớn trồng lúa để tiến hành điều tra, phỏng vấn.

Bảng 3.5. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp

1. Số hộ nông dân của 3 xã 90 phiếu (xã Thọ Bình: 30 hộ; xã Đồng Tiến: 30 hộ; xã Vân Sơn: 30 hộ)

- Thông tin cơ bản về chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp và kết quả sản xuất nông nghiệp của hộ trước và sau khi tham gia thực hiện cánh đồng lớn. - Vai trò của hộ nông dân; Những thuận lợi, khó khăn khi tham gia chương trình cánh đồng lớn. - Khuyến nghị của hộ. Điều tra phỏng vấn dựa trên bảng hỏi đã thiết kế, thảo luận nhóm. 2. Cán bộ cấp huyện, xã, HTX nông nghiệp 15 phiếu - Cán bộ cấp huyện là 06 phiếu bao gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Trưởng phòng nn, Phó phòng nn, Phòng thống kê, Phòng TN và MT. - Cán bộ cấp xã là 03 phiếu bao gồm: Chủ tịch UBND xã Thọ Bình, Đồng Tiến, Vân Sơn. - Cán bộ HTX Nông nghiệp là 06 phiếu bao gồm: Chủ nhiệm và phó chủ nhiệm các HTX của 3 xã - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. - Trách nhiệm, vai trò những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. - Công tác quy hoạch quản lý và vận động nhân dân. - Những đề xuất hoàn thiện giải pháp phát triển cánh đồng lớn.

Phỏng vấn sâu, Điều tra phỏng vấn dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 3. Doanh nghiệp, công ty 03 phiếu (cán bộ lãnh đạo Công ty CP công nông nghiệp Tiến Nông, Tổng Công ty lương thực miền Bắc, Công ty giống cây trồng Việt Nam)

- Nhiệm vụ, lợi ích khi tham gia xây dựng cánh đồng lớn. - Những hỗ trợ từ phía doanh nghiệp.

- Những vấn đề doanh nghiệp gặp phải trong quá trình liên kết. - Những khuyến nghị đề xuất của Doanh nghiệp.

Phỏng vấn sâu, Điều tra phỏng vấn dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

* Thiết kế bảng hỏi

- Việc thu nhập số liệu mới tiến hành thông qua nội dung phiếu khảo sát các đối tượng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ cấp huyện, cấp xã, HTX Nông nghiệp; Doanh nghiệp liên kết trong sản xuất và tiêu thụ; Hộ nông dân tham gia mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất lúạ

- Mẫu phiếu điều tra được thiết kế phù hợp cho từng đối tượng được khảo sát. Sau khi tiến hành khảo sát thử thì các mẫu phiếu được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế và mục tiêu cần đạt được sau đó tiến hành khảo sát thực tế.

- Nội dung điều tra phỏng vấn được chuẩn bị sẵn với các bộ phiếu được thiết kế cho từng đối tượng điều tra:

- Mỗi phần đều có các câu hỏi mở để đối tượng trả lời, đồng thời phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập những thông tin cần thiết khác ngoài các chỉ tiêu trong phiếụ

- Bằng việc phỏng vấn trực tiếp các hộ, các cơ sở để thu thập số liệụ Số liệu thu thập được tiến hành phân loại, xử lý và tổng hợp để có được các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tàị

* Tiến hành thu thập thông tin

Thông qua việc xuống địa phương, kết hợp với quan sát và trao đổi rút ra thông tin để đánh giá nhanh nông thôn. Quá trình điều tra được tiến hành theo các bước.

- Chuẩn bị điều tra;

- Phỏng vấn thí nghiệm để hoàn chỉnh phiếu điều tra; - Điều tra toàn bộ số mẫu đã chọn;

PRA là phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn bao gồm một loạt các cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để tìm ra phương sách, giải pháp. Từ đó lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch nhằm cải thiện đời sống của cộng đồng nông thôn; là phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn, tập hợp hệ thống các công cụ nghiên cứụ Thông qua các công cụ này người nghiên cứu và người dân cùng phát hiện các vấn đề, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giải quyết phối hợp thực hiện, cùng rút ra những bài học kinh nghiệm phổ cập. Qua PRA người nghiên cứu phổ cập có thể học hỏi từ người dân, đồng cảm với người dân, là người cộng tác nòng cốt giúp cộng đồng nông thôn phát triển.

Một số kỹ thuật cơ bản khi sử dụng công cụ PRA: - Thu thập tài liệu có sẵn;

- Tạo mối quan hệ;

- Làm việc với nhóm sở thích;

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt. Trong phỏng vấn linh hoạt, người nghiên cứu cần phải có một số câu hỏi: Aỉ Cái gì? Ở đâủ Khi nàỏ Tại saỏ Như thế nàỏ Và bao nhiêủ;

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, để thu thập được các thông tin về phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa; đồng thời tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất hoàn thiện giải pháp.

3.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu

Với hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trong bộ phiếu điều tra, sau khi thu thập được các dữ liệu cần thiết chúng tôi tiến hành kiểm tra, hiệu chỉnh và tổng hợp với sự trợ giúp của máy tính phần mềm Microsoft Excel trong bộ phần mềm Microsoft Officẹ

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1. Phương pháp định lượng

- Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.

Để phân tích các thông tin có được chúng tôi dự kiến sử dụng phương pháp thống kê mô tả để để tính toán các chỉ tiêu về sản xuất, phân tích những thuận lợi và khó khăn đến phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúạ

- Phương pháp số bình quân: Sử dụng để tính tốc độ tăng (giảm) bình quân qua 3 năm của diện tích đất đai, nhân khẩu và giá trị sản xuất kinh doanh của địa bàn nghiên cứụ

- Phương pháp so sánh trong và ngoài vùng thực hiện dự án cánh đồng lớn

Phương pháp này được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế - xã hội giống nhau có cùng nội dung, tính chất để xác định xu hướng, mức độ

biến động của chúng qua các năm. Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, tăng hay giảm, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp tối ưu cho vấn đề nghiên cứụ Cụ thể ở đây là so sánh phương thức sản xuất, chi phí sản xuất, thu nhập của người dân trong và ngoài dự án cánh đồng lớn. Ngoài ra, phương pháp này sử dụng để so sánh sự biến động về đất đai, dân số - lao động và tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn nghiên cứu qua các năm.

3.2.4.2. Phương pháp định tính

PRA không chỉ rất hữu ích trong thu thập những thông tin cần thiết mà còn là một phương pháp cùng nông dân tham gia chia sẻ, thảo luận phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để từ đó tìm ra cách giải quyết vấn đề. Có nhiều công cụ sử dụng trong phân tích thông tin của PRA như thảo luận nhóm có trọng tâm, phỏng vấn KIP, Phỏng vấn bán cấu trúc, phác họa thực trạng kinh tế - xã hội, lịch thời vụ, cây vấn đề, cây mục tiêu, xếp hạng (so sánh cặp, ma trận điểm,...).

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

3.3.1. Chỉ tiêu phản ánh công tác quy hoạch phát triển cánh đồng lớn

- Quy mô/cánh đồng lớn

- Diện tích quy hoạch cánh đồng lớn

- Tỷ lệ số xã nằm trong vùng quy hoạch cánh đồng lớn - Tổng số hộ tham gia vùng dự án

- Số hạng mục công trình được đầu từ xây mới, nâng cấp, sửa chữa - Số hộ dân tham gia vào công tác quy hoạch.

3.3.2. Chỉ tiêu phản ánh công tác liên kết phát triển cánh đồng lớn

- Số hộ/nhóm sản xuất

- Diện tích được quy hoạch so với tổng diện tích canh tác của hộ - Số doanh nghiệp tham gia liên kết đầu vào, đầu ra

- Tổng số giống, phân bón…được doanh nghiệp liên kết hỗ trợ - Tỷ lệ sản phẩm được thu mua qua hệ thống doanh nghiệp

3.3.3. Chỉ tiêu phản ánh công tác tổ chức sản xuất cánh đồng lớn

- Tổng số lớp tập huấn, số hộ dân được tham gia tập huấn - Diện tích cánh đồng được gieo thẳng

- Diện tích cánh đồng lớn được cơ giới hóa - Tỷ lệ số hộ tuân thủ quy trình kỹ thuật

3.3.4. Chỉ tiêu phản ánh công tác tuyên truyền, vận động phát triển cánh đồng lớn đồng lớn

- Tỷ lệ người dân được biết về chủ trương phát triển cánh đồng lớn - Tỷ lệ người dân tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động - Các kênh tuyên truyền, vận động

- Mức độ tiếp cận từng kênh thông tin của người dân

3.3.5. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất trong phát triển cánh đồng lớn phát triển cánh đồng lớn

Thu nhập của mô hình được tính bằng cách lấy tổng giá trị sản xuất trừ cho chi phí một ha đất trong Vụ Mùa 2015.

- Tổng giá trị sản xuất/ha = Năng suất * Đơn giá

- Chi phí tiền mặt = chi phí giống + chi phí làm đất + chi phí phân + chi phí thuốc + Chi phí lao động thuê + chi phí khác

- Tổng chi phí = chi phí tiền mặt + chi phí LĐGĐ - Thu nhập = Tổng giá trị sản xuất – tổng chi phí

- Tỷ suất thu nhập có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập tương ứng. Tỷ suất thu nhập = Thu nhập/ Tổng CPSX

- Thu nhập trên ngày công lao động gia đình = Thu nhập/ ngày công lao động gia đình. Tỷ số này cho biết một ngày công lao động gia đình bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập.

- Thu nhập trên chi phí tiền mặt = Thu nhập/ chi phí tiền mặt. Chỉ tiêu này nói lên một đồng chi phí tiền mặt sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập.

3.3.6. Các chỉ tiêu phản ánh lợi ích của các bên tham gia cánh đồng lớn

- Tổng doanh thu khi tham gia cánh đồng lớn và tổng doanh thu khi không tham gia cánh đồng lớn.

- Tổng chi phí bỏ ra khi tham gia cánh đồng lớn và tổng chi phí bỏ ra khi không tham gia cánh đồng lớn.

- Chênh lệch về giá, doanh thu, chi phí khi tham gia cánh đồng lớn so sánh với không tham gia cánh đồng lớn.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁNH ĐỒNG LỚN TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN TRIỆU SƠN, CÁNH ĐỒNG LỚN TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HOÁ

4.1.1. Xác định đối tác liên kết

4.1.1.1. Nội dung

Đối tác liên kết trong mô hình cánh đồng lớn có sự tham gia của 4 nhà là Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà sản xuất. Cụ thể, Nhà nước trong mô hình liên kết chính là UBND Huyện Triệu Sơn và UBND xã (Thọ Bình, Đồng Tiến, Vân Sơn); Nhà khoa học bao gồm Trạm khuyến nông huyện Triệu Sơn và Chi cục bảo vệ thực vật Tỉnh Thanh Hoá; Nhà doanh nghiệp chính là các công ty; Nhà sản xuất là các hộ nông dân trồng lúa tham gia cánh đồng lớn mà đại diện là các HTX nông nghiệp của 3 xã. Trong mô hình liên kết này HTX vừa đóng vai trò là người đại diện cho hộ nông dân khi tiêu thụ lúa, vừa là trung gian trong chuyển giao khoa học kỹ thuật và là đơn vị cung ứng dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất lúa của hộ nông dân. Đặc biệt HTX còn giữ vai trò quan trọng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 51)