Liên kết, ký kết hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 61 - 68)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng tình hình thực hiện giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong

4.1.2. Liên kết, ký kết hợp đồng

4.1.2.1. Nội dung

Với vai trò là cơ quan chỉ đạo, quản lý và xây dựng quy hoạch, kế hoạch để xây dựng cánh đồng lớn. UBND huyện Triệu Sơn đã tổ chức khâu nối các “nhà” với nhau thông qua việc mời gọi, lựa chọn các doanh nghiệp tham gia xây dựng và thực hiện mô hình sản xuất cánh đồng lớn với nội dung liên kết gồm có liên kết trong cung ứng các dịch vụ đầu vào như giống lúa, phân bón, thuốc BVTV; liên kết trong tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và liên kết trong tiêu thụ sản phẩm thông qua việc ký kết các hợp đồng.

Hộp 4.1. Thực hiện liên kết, ký kết hợp đồng trong mô hình sản xuất CĐL là điều kiện hết sức cần thiết…

Từ trước đến nay trong sản xuất nông nghiệp nói chung và ở huyện Triệu Sơn nói riêng thường mạnh ai người đấy làm. Ông Doanh nghiệp thì chỉ biết bán hàng, thu tiền ngay chứ không chịu trách nhiệm đến cùng với người nông dân. Các nhà khoa học thì thường đứng ở đâu đó rất xa, chỉ đạo chung chung trên sách vở, giấy tờ. Nhà quản lý ngại “ôm rơm nặng bụng”. Nhà nông thì cứ theo kinh nghiệm cổ truyền mà làm: tự ý lựa chọn giống lúa, tự ý để giống, tự ý gieo cấy, bón phân, phun thuốc. Theo tôi, mối liên kết trong xây dựng mô hình cánh đồng lớn để nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp là yếu tố hết sức cần thiết. Và trong mối liên kết đó, không chỉ có hình thức liên kết dọc giữa nông dân với DN, mà còn là liên kết ngang giữa nông dân với nông dân, DN với DN. Mà yếu tố cốt lõi nhất vẫn là mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nông trong sản xuất và tiêu thụ lúạ

Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn.

Đối với mối liên kết trong cung ứng giống lúa, phân bón, thuốc BVTV: Đó là mối liên kết giữa các công ty cung ứng giống lúa, phân bón, thuốc BVTV với các HTX nông nghiệp và giữa HTX nông nghiệp với các hộ dân sản xuất. Trong phạm vi của dự án, Huyện đã lựa chọn công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông là đơn vị phối hợp cung ứng giống lúa cho các xã sản xuất cánh đồng lớn, Công ty CP đầu tư Hồng Uy và Công ty CP công nông nghiệp dịch vụ Thương Mại Vân Sơn là đơn vị cung cấp phân bón Neb – 26 cho toàn bộ diện tích của vùng dự án. Đồng thời, Huyện cũng đã khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp liên kết với các HTX chủ động cung ứng vật tư sản xuất cho các hộ tham gia, có cơ chế hỗ trợ nông dân sản xuất như miễn giảm chi phí vận chuyển đến nơi sản xuất, cho nông dân mua chả trậm tạo điều kiện cho các hộ trong vùng dự án yên tâm sản xuất, cuối vụ thanh toán theo phương thức đối trừ sản phẩm.

Đối với liên kết trong chuyển giao Khoa học kỹ thuật: Tăng cường liên kết dưới dạng liên kết chính thống giữa các viện nghiên cứu cụ thể là Viện di truyền nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thanh Hoá với các hộ dân. Ngoài ra còn xây dựng mối liên kết giữa các dịch vụ khuyến nông của các doanh nghiệp với các hộ dân trong việc tập huấn, chuyển giao các giống, sản phẩm của doanh nghiệp tới các hộ xã viên tham gia sản xuất.

Bảng 4.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp và HTX trong mô hình sản xuât CĐL trong mô hình sản xuât CĐL

Nội dung liên kết Trách nhiệm của DN Trách nhiệm của HTX

1. Giống

Cung ứng toàn bộ giống lúa cho HTX đủ gieo cấy trên diện tích đã hợp đồng

Cung ứng giống lúa cho các hộ nông dân tham gia mô hình sản xuất cánh đồng lớn

2. Thuốc BVTV

Cung ứng cho hộ nông dân theo phương thức trả chậm, đối trừ công nợ khi thu mua sản phẩm thông qua HTX

Thông báo cho hộ nông dân mua thuốc BVTV và đảm bảo phun theo đúng kế hoạch

3. Dịch vụ đầu vào Không Đảm bảo thực hiện dịch vụ làm đất, điều tiết nước, BVTV

4. Chuyển giao kỹ thuật

- Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa

- Tập huấn cho các hộ nông dân tham gia trong mô hình sản xuất cánh đồng lớn

- Cử cán bộ kỹ thuật phối hợp cùng với kỹ thuật của HTX kiểm tra, đôn đốc người dân thực hiện đúng quy trình

- Xây dựng kế hoạch sản xuất, chỉ đạo nông dân sản xuất lúa, gieo cấy đúng thời vụ

- Tổ chức hội nghị để công ty tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân

- Tổ chức họp tại cơ sở để hộ dân nắm được rõ và thực hiện theo đúng yêu cầu ký thuật

5. Tiêu thụ

- Phối hợp với HTX tổ chức thu mua sản phẩm của hộ theo đúng thời gian

- Tổ chức thu mua sản phẩm của hộ nông dân để bán cho công ty theo đúng hợp đồng đã ký kết

6. Thanh toán

Thanh toán cho HTX bằng tiền mặt khi đã thu mua sản phẩm của HTX

Thanh toán trực tiếp cho các hộ xã viên trên cơ sở đã đối trừ các vật tư mà công ty và HTX đã ứng trước cho hộ trong quá trình sản xuất Nguồn: Hợp đồng sản xuất và thu mua lúa (2015)

Đối với liên kết trong tiêu thụ sản phẩm: được UBND huyện xác định là vấn đề khó khăn nhất để mở rộng diện tích cánh đồng lớn. Có nhiều hướng được đưa ra để giải quyết vấn đề này như: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân trong đó doanh nghiệp có trách nhiệm bảo lãnh năng suất, giá trị sản xuất trên một đơn vị sản xuất gieo trồng lúạ Cho phép các doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm đấu thầu tiêu thụ sản phẩm của cánh đồng lớn ở giai đoạn chín. Khuyến khích một bộ phận nông dân ở cánh đồng lớn trở thành thương lái làm dịch vụ vận chuyển đến nhà máy của doanh nghiệp.

Nhìn chung, trong những năm qua mô hình cánh đồng lớn đã khẳng định được nhiều ưu điểm, diện tích ngày càng được mở rộng, chi phí sản xuất giảm, hiệu quả kinh tế tăng, nông dân được hưởng lợi nhiều hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. Mối liên kết 4 nhà còn lỏng lẻo, nhất là mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Chủ trương xây dựng liên kết, thực hiện cánh đồng lớn là đúng đắn và rất cần thiết nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong cách làm. Với thực tế là mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chỉ làm tốt khâu đầu vào, do có nhiều đơn vị tham giạ Còn khâu đầu ra, tiêu thụ lúa hàng hoá cho nông dân lại bế tắc do rất ít doanh nghiệp mặn mà tham gia ký kết hợp đồng. Đã có nhiều giải pháp đồng bộ được đưa ra, tuy nhiên việc thực hiện liên kết này đến đâu, hiệu quả ra sao thì lại phụ thuộc vào trách nhiệm và sự hài hòa lợi ích giữa các bên khi tham gia cánh đồng lớn.

4.1.2.2. Kết quả thực hiện

*) Liên kết ngang giữa nông dân với nông dân

Vấn đề quan trọng trong liên kết thực hiện mô hình cánh đồng lớn ở huyện Triệu Sơn là xây dựng được mối liên kết giữa các hộ nông dân. Trước đây, các hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, mỗi hộ sản xuất một kiểu, trong cùng một vùng sản xuất có tới mấy chục ô thửa ruộng, mỗi ô thửa ruộng là một loại giống khác nhau, mỗi hộ một phương thức chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, mạnh ai người đấy làm, các tiến bộ kỹ thuật không được các hộ dân áp dụng đồng nhất làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và dẫn đến sự chênh lệch về năng suất giữa các hộ. Khi tham gia cánh đồng lớn, các hộ được liên kết thành từng đội sản xuất có từ 100 - 150 hộ do Đội trưởng đội sản xuất của các thôn quản lý và đôn đốc thực hiện dưới sự chỉ đạo của Tiểu ban sản xuất các thôn, xóm. Theo đó, mỗi 1 cánh đồng có từ 2 – 3 đội sản xuất. Khi tham gia cánh đồng lớn, ý thức hành động tập thể của các hộ dân đã được nâng lên, các hộ đều hướng tới quy mô sản xuất lớn, không chỉ còn chăm chút cho mảnh ruộng của riêng mình.

Hộp 4.2. Cùng nhau thực hiện đúng quy trình sản xuất…

Trước đây, chúng tôi mỗi mà mỗi mảnh, người cấy trước nối đuôi kẻ cấy saụ Nhìn cánh đồng vàng, xanh lỗ trỗ chẳng khác gì xôi đỗ. Từ khi làm CĐL, được tập huấn, chúng tôi bảo ban nhau thực hiện đúng quy trình gieo cùng lúc, cùng giống, phun thuốc trừ cỏ, diệt chuột, thu hoạch cùng đợt.

CĐL là mô hình tốt nhất hiện nay trong việc giải quyết vấn đề khó khăn nhất là tiêu thụ lúa gạo hàng hóạ Mô hình đạt hiệu quả cao trong việc hợp tác, liên kết, tổ chức lại sản xuất nhằm nâng cao chuỗi giá trị lúa gạọ Nếu thực hiện đúng theo mô hình CĐL sẽ giúp nông dân giảm được chi phí đầu vào cũng như đầu ra nhờ giảm bớt các khâu trung gian trong việc cung ứng giống, phân bón thuốc BVTV; giảm chi phí nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật; tổ chức lại sản xuất theo quy mô lớn; giảm chi phí trong khâu thu hoạch và tiêu thụ... CĐL cũng giúp doanh nghiệp có được vùng nguyên liệu ổn định với sản phẩm đúng theo nhu cầu và chất lượng được kiểm soát. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc xây dựng thương hiệu của từng doanh nghiệp để tham gia thị trường một cách bền vững.

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra cho thấy, trên 80% ý kiến đánh giá của hộ dân được điều tra đều cho rằng liên kết giữa các hộ tuy đã được hình thành nhưng chủ yếu tập trung trong khâu sản xuất và khâu thu hoạch. Trong tiêu thụ sản phẩm các hộ không có sự trao đổi về giá cả, thông tin về thị trường tiêu thụ. Đến cuối mỗi vụ thu hoạch, phần lớn đều tự bán cho thương lái và do thương lái tự định giá với mỗi hộ, chưa phát huy được sức mạnh của tập thể trong mặc cả giá cả với thương lái, trong ký kết hợp đồng với doanh nghiệp.

Bảng 4.4. Hành động tập thể của nhóm hộ nông dân trong CĐL

Tiêu chí Không

Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1. Khâu gieo, cấy 83 92,2 7 7,8 2. Khâu chăm sóc 80 88,9 10 11,1 3. Khâu thu hoạch 78 86,7 12 13,3 4. Thông tin thị trường 14 15,6 76 84,4 5. Bán sản phẩm 12 13,3 78 86,7 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

Có thể thấy, liên kết ngang giữa nông dân với nông dân ở huyện Triệu Sơn mặc dù chưa tạo ra được nhiều lợi thế trong tiêu thụ sản phẩm song bước đầu đã thành công trong việc tập hợp những hộ cá thể, quy mô sản xuất nhỏ lẻ thành một tập thể cùng chung chí hướng, dần xóa bỏ được cung cách làm ăn nhỏ lẻ, phân tán, phát huy được ý thức, trách nhiệm tập thể đối với chất lượng sản phẩm, phát huy được hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

*) Liên kết dọc giữa Doanh nghiệp và Nông dân

Trên thực tế UBND huyện Triệu Sơn đã áp dụng và ban hành các cơ chế, chính sách đảm bảo cho nông dân và doanh nghiệp liên kết lại với nhau trong sản xuất. Sau nhiều vụ triển khai, giữa doanh nghiệp và nông dân đã có được những tín hiệu khả quan về liên kết bước đầụ Tuy nhiên, mối liên kết giữa các doanh nghiệp với hộ dân vẫn còn lỏng lẻo, chưa thực sự bền vững và chủ yếu là liên kết trong khâu đầu vào mà doanh nghiệp là người bán và nông dân là người muạ

Trong quá trình thực hiện mối liên kết 4 nhà, khâu đầu vào của CĐL khá thuận lợi với rất nhiều doanh nghiệp tham giạ Cụ thể, thời gian qua Trung tâm Khuyến nông Tỉnh (Đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng CĐL) đã phối hợp với các đơn vị cung ứng lúa giống, vật tư đầu vào như Trung tâm Khuyến nông Tỉnh, Huyện, và một số công ty cung ứng lúa giống; cung ứng sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh và thuốc BVTV.

Hộp 4.3. Một số hạn chế trong mô hình CĐL

Những năm qua, việc xây dựng CĐL trên địa bàn huyện bộc lộ một số hạn chế. Dễ nhìn thấy nhất là những bất cập trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Một số doanh nghiệp đã vào liên kết với nông dân sản xuất, nhưng tình trạng không tôn trọng cam kết vẫn còn xảy rạ Doanh nghiệp mua thấp hơn giá thị trường, người dân phá vỡ cam kết bán ra ngoài; hoặc trong trường hợp thu hoạch đại trà, lượng sản phẩm quá nhiều, doanh nghiệp không thu mua hết, bà con phải tự đi tiêu thụ.

Ông Trần Thanh Bình, Phó phòng Nông nghiệp huyện Triệu Sơn.

Trong khi đó, khâu đầu ra tiêu thụ lúa hàng hoá cho nông dân khá bế tắc, do rất ít doanh nghiệp tham giạ Ngay cả số ít CĐL có hơph đồng bao tiêu thì khi thu mua cũng gặp nhiều bất cập, khiến lượng lúa thu mua được rất ít.

Qua bảng số liệu tổng hợp từ điều tra ta thấy đa số ý kiến đánh giá của hộ nông dân (trên 60%) đều cho rằng các nội dung liên kết trong sản xuất mô hình CĐL được đảm bảọ Các ý kiến đều cho rằng chất lượng và số lượng vật tư (giống, phân bón, thuốc sâu), thời gian được cung ứng là khá tốt. Tuy nhiên, giá bán các loại vật tư là tương đối cao, đặc biệt 73% ý kiến cho rằng giá bán lúa giống của công ty là cao hơn so với giá thị trường (35 nghìn đồng/kg). Các dịch vụ HTX triển khai thực hiện như dịch vụ làm đất, dịch vụ thuỷ lợi nội đồng được

người dân đánh giá caọ Cụ thể, dịch vụ BVTV là chưa thực sự tốt với 40% ý kiến cho rằng dịch vụ này chưa được đảm bảọ Đa số ý kiến đều cho rằng công tác chuyển giao kỹ thuật cho hộ nông dân trong mô hình CĐL được đảm bảọ

Bảng 4.5. Ý kiến đánh giá của hộ về các nội dung liên kết sản xuất mô hình CĐL mô hình CĐL ĐVT: % Tiêu chí Mức độ thực hiện Đảm bảo Tạm chấp nhận Không đảm bảo 1. Về cung ứng vật tư nông nghiệp

1.1 Giống 63 17,92 19,08

- Chất lượng giống 65 35 0

- Số lượng giống 80 16,67 3,33

- Thời gian cung ứng 100 0 0

1.2 Vật tư phân bón và thuốc sâu 64,44 17,78 17,78 - Chất lượng 83,33 13,34 3,33

- Thời gian cung ứng 100 0 0

2. Dịch vụ HTX

- Làm đất 100 0 0

- Thuỷ lợi nội đồng 96,67 3,33 0

- BVTV 45,6 14,4 40

3. Chuyển giao kỹ thuật

- Thời gian chuyển giao 100 0 0 - Nội dung chuyển giao 75 25 0

4. Tiêu thụ

- Giá mua cao hơn thị trường 100 0 0 - Thời điểm thu mua 18,88 31,12 50 - Hình thức thanh toán 100 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

Hình thức liên kết chủ yếu là hợp tác với 01 doanh nghiệp cung ứng một loại vật tư nông nghiệp, chưa có một liên kết khép kín từ đầu vào đến đầu ra nào được hình thành trong sản xuất cánh đồng lớn ở địa phương. Trong đó, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, có trụ sở đóng ngay trên địa bàn huyện là đơn vị cung ứng giống lâu dài và có mối liên kết chặt chẽ hơn cả. Doanh nghiệp luôn chủ động cung cấp giống, phổ biến quy trình kỹ thuật sản xuất, cử cán bộ phối

hợp với cán bộ kỹ thuật theo dõi, hướng dẫn nông dân quy trình kỹ thuật thâm canh lúa hàng hóa, tổ chức ký kết hợp đồng và thu mua lại sản phẩm đạt tiêu chuẩn của các hộ nông dân đảm bảo quyền lợi giữa Doanh nghiệp, HTX nông nghiệp và các hộ tham gia sản xuất.

Đối với liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhiều giải pháp được đưa ra, nhưng chỉ có một, vài doanh nghiệp hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)