Một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của CĐL, 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 87 - 93)

(tính bình quân trên 1ha)

Chỉ tiêu ĐVT Trong CĐL Ngoài CĐL So sánh Trong CĐL /Ngoài CĐL (%) 1. Kết quả sản xuất - Tổng giá trị sx (GO) Ng.đ 41.650 37.100 112,26 - Chi phí trung gian (IC) Ng.đ 7.608 8.314 91,5 - Giá trị gia tăng (VA) Ng.đ 34.042 28.786 118,26 - Chi phí thuê ngoài Ng.đ 7.665 8.445 90,76 - Thu nhập hỗn hợp (MI) Ng.đ 26.377 20.341 129,67

2. Hiệu quả sản xuất

- GO/IC lần 5,47 4,46 122,65

- VA/IC lần 4,47 3,46 129,2

- MI/IC lần 3,47 2,45 141,6

- MI/số ngày công Ng.đ/lđ 206,07 142,24 144,57 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

GO/IC thể hiện hiệu quả kinh tế trong đầu tư. Khi đầu tư 1 đồng chi phí trung gian cho việc thực hiện mô hình, nông hộ trong mô hình cánh đồng lớn thu được 5,47 đồng, nông hộ ngoài mô hình chỉ thu được 4,46 đồng. Điều này nói lên rằng hiệu quả sử dụng chi phí trung gian của nhóm nông hộ trong mô hình cao hơn, việc này rất có ý nghĩa khi phần lớn nguồn vốn sản xuất có nguồn gốc từ vốn vaỵ

VA/IC thể hiện mối tương quan giữa giá trị gia tăng với chi phí bỏ rạ Khi đầu tư 1 đồng chi phí trung gian cho việc thực hiện mô hình, nông hộ trong mô hình cánh đồng lớn thu được 4,47 đồng giá trị gia tăng, nông hộ ngoài mô hình chỉ thu được 3,46 đồng. Điều này nói lên rằng hiệu quả sử dụng chi phí trung gian của nhóm nông hộ trong mô hình cao hơn.

MI/IC thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập hỗn hợp thu được với chi phí trung gian. Khi đầu tư 1 đồng chi phí trung gian cho việc thực hiện mô hình, nông hộ trong mô hình cánh đồng lớn thu được 3,47 đồng thu nhập hỗn hợp, nông hộ ngoài mô hình chỉ thu được 2,45 đồng. Điều này nói lên rằng hiệu quả sử dụng chi phí trung gian của nhóm nông hộ trong mô hình cao hơn.

Giá trị ngày công lao động: Số ngày công lao động bình quân trên 1 ha của hộ trong mô hình thấp hơn hộ ngoài mô hình nên giá trị ngày công của hộ trong mô hình có xu thế cao hơn hộ ngoài mô hình (206,07 nghìn đồng so với 142,24 nghìn đồng). Khi mang so sánh với giá trị ngày công lao động trên thị trường sản xuất nông nghiệp bình quân 100.000 đồng ngày thì giá trị của nhóm hộ trong mô hình lớn hơn. Giá trị ngày công lao động gia đình cao gần 1,5 lần giá trị ngày công trên thị trường. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn. Qua đây, chúng ta có thể thấy mô hình cánh đồng lớn đã góp phần làm tăng thu nhập cho các lao động nông nghiệp, góp phần cải thiện đời sống kinh tế nông thôn, giúp người dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁNH ĐỒNG LỚN TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HOÁ TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HOÁ 4.2.1. Chủ trương, chính sách phát triển cánh đồng lớn

Thấy rõ được ý nghĩa quan trọng này, thời gian qua, Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, ngành đã tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng liên quan đến chính sách liên kết sản xuất nông sản.

Đặc biệt, sau khi Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, các tỉnh tích cực triển khai liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng Cánh đồng lớn (CĐL). Kết quả, đã có nhiều doanh nghiệp tiêu thụ, xuất khẩu gạo liên kết với nông dân, xây dựng vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng tiêu thụ, cung ứng vật tư, hỗ trợ kỹ thuật...

Ngoài các chính sách cụ thể trên, tại các xã cũng ban hành nhiều chính sách riêng áp dụng cho địa phương mình như chính sách khen thưởng, hỗ trợ… Trong quá trình triển khai, thực hiện xây dựng cánh đồng mẫu lớn Huyện uỷ, UBND huyện cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo ở từng thời điểm cụ thể, sát thực với tình hình của cơ sở để thực hiện tốt mục tiêu phát triển cánh đồng lớn của huyện. Cuối mỗi vụ, năm sản xuất UBND huyện tổ chức tổng kết, thi đua khen thưởng, đánh giá kết quả sản xuất và triển khai kế hoạch sản xuất vụ, năm tiếp theọ Từ đó tạo điều kiện cho người dân đầu tư, mở rộng sản xuất.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong một số chính sách phát triển cánh đồng lớn như:

- Các chính sách đã ban hành chưa tính đến tính đang dạng của các mô hình liên kết ở các vùng miền, lĩnh vực sản xuất khác nhau (lúa, rau, cây ăn quả...). Các chính sách mới chỉ dừng lại ở việc doanh nghiệp liên kết cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ sản xuất.

- Huyện thực hiện theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến tiêu thụ. Đây là chính sách khuyến khích liên kết “4 nhà” trong tiêu thụ sản phẩm nhưng trong trong thực tế doanh nghiệp và người dân vẫn không gặp được nhaụ Hầu hết các doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân là các doanh nghiệp cung cấp đầu vàọ Có rất ít các doanh nghiệp tham gia liên kết để tiêu thụ sản phẩm. Thực tế chưa có các ràng buộc đối với doanh nghiệp tham gia liên kết, các chế tài xử lý doanh nghiệp phá vỡ hợp đồng với nông dân. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho các cánh đồng lớn không được phát triển mạnh và chưa bền vững.

Hộp 4.7. Nông dân và chính quyền đều rất sợ…

Nông dân và chính quyền đều rất sợ và không tin tưởng ở hợp đồng đã ký kết. Bởi vì chỉ khi nào doanh nghiệp có nhu cầu thật sự mới muạ Còn không thì đưa ra rất nhiều lý do như: lúa ướt, độ ẩm cao, gãy,…để không mua lúa của nông dân.

Ông Nguyễn Công Trám, Phó Chủ Tịch huyện Triệu Sơn, tháng 12 năm 2015.

- Khi triển khai Quyết định 62/2013/QĐ-TTG ngày 25/10/2013 của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đống lớn nhưng đến tận ngày 29 tháng 4 năm 2014 mới ban hành Thông tư hướng dẫn 152/TT-BNNPTNT trong khi đó cơ sở để xây dựng và thực hiện CĐL ở Triệu Sơn vẫn đang theo Quyết định 80 gây ra khó khăn và lúng túng cho công tác triển khai thực hiện. Các chính sách quy định tại Quyết định số 62 chủ yếu mới phù hợp với sản xuất lúa gạọ Quyết định chưa đề cập đến đối tượng là các tổ hợp tác trong liên kết, xây dựng cánh đồng lớn.

- Các chính sách khác như: Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được xem là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, mở ra cơ hội lớn để nông dân đầu tư phát triển kinh tế; đối tượng cho vay được mở rộng, mức vay được nâng lên. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn nàỵ Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc nông dân thiếu vốn để

mua máy để thực hiện cơ giới hoá (máy cấy, máy gặt đâp liên hợp, lò sấy, thùng pha thuốc tập trung) sản xuất nông nghiệp, vì vậy cần có sự điều chỉnh trong thời gian tới để vốn tín dụng đến với người dân, giúp họ đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó nông dân còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận tới giống được xác nhận.

Như vậy, muốn phát triển cánh đồng lớn của huyện thì việc ban hành các chủ trương, chính sách hỗ trợ khuyến khích người dân xây dựng thành công cánh đồng lớn là tiền đề quan trọng. Tuy nhiên việc ban hành, triển khai như thế nào cho hợp lý, hiệu quả đòi hỏi cần có sự kiểm tra, giám sát và phân tích đúng đắn của các ngành, các cấp quản lý để chính sách thực sự được người dân ủng hộ và đem lại hiệu quả.

4.2.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển cánh đồng lớn

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển cánh đồng lớn được Huyện phân cấp cụ thể và có hệ thống thông qua việc hình thành Ban quản lý dự án từ huyện tới cơ sở tại Quyết định 107/QĐ-UBND ngày 17/03/2013 của UBND huyện về việc thành lập Ban quản lý dự án, phân công nhiệm vụ cho từng cấp, từng thành viên trong Ban quản lý. Theo đó, Ban quản lý có 3 cấp: cấp huyện, cấp xã và cấp HTX.

* Ban quản lý cấp huyện:

Tổng số thành viên trong Ban quản lý cấp huyện là 08 người với trưởng ban là đồng chí Phó chủ tịch phụ trách Kinh tế, phó ban là đồng chí Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện.

Ban quản lý cấp huyện có chức năng, nhiệm vụ là xây dựng và chỉ đạo triển khai các kế hoạch, chương trình hành động. Xác định quy mô diện tích, giống lúa đưa vào sản xuất, các yêu cầu kỹ thuật, các tổ chức, thành phần tham gia triển khai thực hiện dự án. Trong đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT thôn huyện chủ trì thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Bộ phận kỹ thuật (cán bộ kỹ thuật thuộc trạm Bảo Vệ thực vật, trạm Khuyến nông) kiểm tra, giám sát, tư vấn, hỗ trợ chỉ đạo sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh tế và theo quy trình kỹ thuật. Bộ phận tài chính hướng dẫn sử dụng, thủ tục cấp phát và thanh toán kinh phí hỗ trợ cho phát triển cánh đồng mẫu lớn đảm bảo đúng mục đích, chế độ, thuận tiện và hiệu quả.

* Ban Quản lý cấp xã

Chú thích: Quan hệ chỉ đạo: Quan hệ phối hợp:

Sơ đồ 4.2. Bộ máy quản lý Dự án Cánh đồng lớn huyện Triệu Sơn

Sau khi thành lập và kiện toàn Ban quản lý cấp huyện về chỉ đạo xây dựng cánh đồng lớn, Ủy ban nhân dân huyện đã ra quyết định thành lập Ban quản lý cấp xã về xây dựng cánh đồng lớn với cơ cấu gồm đồng chí Phó chủ tịch xã phụ trách kinh tế làm trưởng ban, số lượng từ 2-3 người/Ban quản lý xã. Theo đó, dự án sẽ có 3/35 xã có Ban quản lý cấp xã với tổng số thành viên là 7 người Ban quản lý cấp xã có trách nhiệm tập trung chỉ đạo các HTX làm tốt các khâu dịch vụ nông nghiệp, quản lý và kiểm tra việc ký kết và tổ chức thực hiện Hợp đồng kinh tế giữa các HTX nông nghiệp với Doanh nghiệp. Chỉ đạo HTX Nông

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁNHUYỆN

Bộ phận giúp việc Bộ phận kỹ thuật Trạm khuyến nông Trạm BVTV Hội phụ nữ xã

Hội nông dân xã

Doanh nghiệp HTX nông nghiệp Cán bộ kỹ thuật xã

NÔNG DÂN Phòng Nông nghiệp Bộ phận Tài chính BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÃ Cán bộ thôn Phòng Tài chính

nghiệp, tổ dịch vụ và các hộ xã viên thực hiện đúng cam kết hợp đồng kinh tế, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất.

Ban quản lý các xã ban hành các Nghị quyết chuyên đề về triển khai thực hiện dự án, triển khai dự án của huyện đến BCH Đảng ủy, các chi bộ và thống nhất trên toàn Đảng bộ. Đảng ủy thảo luận và ban hành Nghị quyết hàng năm, phân công các đồng chí ủy viên BCH Đảng bộ trực tiếp lãnh đạo chỉ đạo các chi bộ được phụ trách chỉ đạo nhân dân thực hiện cánh đồng lớn phải đạt hiệu quả, gắn với trách nhiệm ủy viên BCH đảng ủy, phụ trách kết quả thực hiện CĐL gắn với đánh giá chất lượng cán bộ Đảng viên cuối năm.

* Cấp HTX

Ban quản lý HTX thành lập các tiểu ban sản xuất do đồng chí Bí thư chi bộ làm trưởng tiểu ban, đồng chí trưởng thôn là Phó tiểu ban, thành viên là các đoàn thể tham gia có trách nhiệm xác định vùng sản xuất theo quy định. Chủ trì tuyên truyền, họp dân, bàn bạc dân chủ công khai các nội dung của dự án. Vận động, thống nhất 100% các hộ xã viên có ruộng trong vùng tham gia dự án theo kế hoạch, ủy quyền cho HTX nông nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp. Đảm bảo phục vụ, tổ chức các khâu dịch vụ: làm đất, điều hành, dẫn nước, công tác BVTV, diệt chuột, bảo vệ đồng….theo phương án điều hành, chỉ đạo của Ban quản lý cấp huyện.

Xác định rõ lực lượng cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật để hướng dẫn nông dân sản xuất và thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, yêu cầu dự án là yếu tố quan trọng. Sau khi thành lập và tổ chức được Bộ máy quản lý các cấp, Huyện đã tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề triển khai mục đích, ý nghĩa, nội dung của chương trình dự án, biên soạn tài liệu, các văn bản hướng dẫn thực hiện cho cán bộ trong Ban quản lý dự án các cấp đảm bảo thực hiện tốt.

4.2.3. Trình độ học vấn, kỹ năng sản xuất

Trình độ nhận thức, kinh nghiệm sản xuất của người nông dân ảnh hưởng đến việc thực hiện thống nhất, nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trong sản xuất cánh đồng lớn như: đồng giống, cùng trà, mật độ cấy, chế độ phân bón, khâu khử lẫn. Đặc biệt là khả năng ký kết và thực hiện hợp đồng với các doanh nghiệp khi tham gia liên kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 87 - 93)