Đánh giá liên kết trong cánh đồng lớn trồng lúa ở huyện Triệu Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 61 - 63)

ĐVT: % Chỉ tiêu Hộ dân (n = 90) Cán bộ (n = 15) Doanh nghiệp (n = 3) Chặt chẽ 15,6 0 33,3 Bình thường 32,2 33,3 66,7 Lỏng lẻo 18,9 40 0 Chưa làm được 20 20 0 Không trả lời 13,3 6,7 0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

Như vậy, nhìn nhận một cách khách quan thì mối liên kết “bốn nhà” trong mô hình sản xuất cánh đồng lớn mà cốt yếu là mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ, lỏng lẻo, thậm chí có nơi còn chưa làm được. Cánh đồng lớn mới thực sự mang đến nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ đầu vào như giống, phân bón, thuốc BVTV. Chưa có doanh nghiệp tham gia vào tiêu thụ sản phẩm một cách liên tục, các tiêu chí về nông sản phẩm không được công bố, việc sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp không phổ biến. Người dân vẫn phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm đã ảnh hưởng đến tâm lý của người sản xuất, đến khả năng mở rộng diện tích cánh đồng lớn.

4.1.2. Liên kết, ký kết hợp đồng

4.1.2.1. Nội dung

Với vai trò là cơ quan chỉ đạo, quản lý và xây dựng quy hoạch, kế hoạch để xây dựng cánh đồng lớn. UBND huyện Triệu Sơn đã tổ chức khâu nối các “nhà” với nhau thông qua việc mời gọi, lựa chọn các doanh nghiệp tham gia xây dựng và thực hiện mô hình sản xuất cánh đồng lớn với nội dung liên kết gồm có liên kết trong cung ứng các dịch vụ đầu vào như giống lúa, phân bón, thuốc BVTV; liên kết trong tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và liên kết trong tiêu thụ sản phẩm thông qua việc ký kết các hợp đồng.

Hộp 4.1. Thực hiện liên kết, ký kết hợp đồng trong mô hình sản xuất CĐL là điều kiện hết sức cần thiết…

Từ trước đến nay trong sản xuất nông nghiệp nói chung và ở huyện Triệu Sơn nói riêng thường mạnh ai người đấy làm. Ông Doanh nghiệp thì chỉ biết bán hàng, thu tiền ngay chứ không chịu trách nhiệm đến cùng với người nông dân. Các nhà khoa học thì thường đứng ở đâu đó rất xa, chỉ đạo chung chung trên sách vở, giấy tờ. Nhà quản lý ngại “ôm rơm nặng bụng”. Nhà nông thì cứ theo kinh nghiệm cổ truyền mà làm: tự ý lựa chọn giống lúa, tự ý để giống, tự ý gieo cấy, bón phân, phun thuốc. Theo tôi, mối liên kết trong xây dựng mô hình cánh đồng lớn để nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp là yếu tố hết sức cần thiết. Và trong mối liên kết đó, không chỉ có hình thức liên kết dọc giữa nông dân với DN, mà còn là liên kết ngang giữa nông dân với nông dân, DN với DN. Mà yếu tố cốt lõi nhất vẫn là mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nông trong sản xuất và tiêu thụ lúạ

Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn.

Đối với mối liên kết trong cung ứng giống lúa, phân bón, thuốc BVTV: Đó là mối liên kết giữa các công ty cung ứng giống lúa, phân bón, thuốc BVTV với các HTX nông nghiệp và giữa HTX nông nghiệp với các hộ dân sản xuất. Trong phạm vi của dự án, Huyện đã lựa chọn công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông là đơn vị phối hợp cung ứng giống lúa cho các xã sản xuất cánh đồng lớn, Công ty CP đầu tư Hồng Uy và Công ty CP công nông nghiệp dịch vụ Thương Mại Vân Sơn là đơn vị cung cấp phân bón Neb – 26 cho toàn bộ diện tích của vùng dự án. Đồng thời, Huyện cũng đã khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp liên kết với các HTX chủ động cung ứng vật tư sản xuất cho các hộ tham gia, có cơ chế hỗ trợ nông dân sản xuất như miễn giảm chi phí vận chuyển đến nơi sản xuất, cho nông dân mua chả trậm tạo điều kiện cho các hộ trong vùng dự án yên tâm sản xuất, cuối vụ thanh toán theo phương thức đối trừ sản phẩm.

Đối với liên kết trong chuyển giao Khoa học kỹ thuật: Tăng cường liên kết dưới dạng liên kết chính thống giữa các viện nghiên cứu cụ thể là Viện di truyền nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thanh Hoá với các hộ dân. Ngoài ra còn xây dựng mối liên kết giữa các dịch vụ khuyến nông của các doanh nghiệp với các hộ dân trong việc tập huấn, chuyển giao các giống, sản phẩm của doanh nghiệp tới các hộ xã viên tham gia sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 61 - 63)