Sự tham gia của người dân về nội dung hướng dẫn kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 79 - 81)

Chỉ tiêu Số hộ tham gia (hộ) Cơ cấu (%) Thọ Bình Đồng Tiến Vân Sơn Tổng 1. Số hộ tham gia đầy đủ

các buổi tập huấn

21 22 23 66 73,3

- Có đóng góp ý kiến 6 9 10 25 27,8 - Không đóng góp ý kiến 13 12 11 36 40 - Không hiểu biết 2 1 2 5 5,5

2. Số hộ không tham gia đầy đủ các buổi tập huấn

9 8 7 24 26,7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

Do được xác định là khâu then chốt nên các cấp, các ngành trong huyện đã tập trung lãnh đạo chỉ đạo triển khai thực hiện một cách đồng bộ, đa dạng, phong phú các nội dung về tập huấn kỹ thuật như tổ chức các cuộc hội nghị đầu bờ, cùng làm, cùng thực hành trực tiếp với người dân. Tổ chức các cuộc trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với các chuyên gia để giúp các hộ nông dân tham gia mô hình, đẩy mạnh, ứng dụng và triển khai các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất. Tăng cường đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất từ khâu gieo cấy, làm đất đến thu hoạch nhằm giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất.

Lợi ích của các buổi tập huấn kỹ thuật là vậy nhưng thực tế không phải 100% số hộ đều tham gia tập huấn mà chỉ có 73,3% số hộ tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn nàỵ Còn lại 26,7% số hộ không tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn. Số hộ không tham gia tập huấn thường làm theo các hộ bên cạnh hoặc làm theo kinh nghiệm truyền thống đã ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm nên vẫn còn một phần không nhỏ các hộ vẫn chưa tuân thủ nghiêm ngặt ở một số công đoạn của quy trình sản xuất.

Bên cạnh việc tổ chức các dịch vụ đầu vào và mở các lớp về tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia vào mô hình sản xuất cánh đồng lớn thì ban quản lý dự án còn triển khai đồng bộ và chỉ đạo thực hiện về lịch thời vụ, thông báo cho hộ về thời gian sản xuất. Có trên 90% ý kiến các hộ đều cho rằng lịch thời vụ, thời gian sản xuất và thông báo cho hộ là kịp thờị Có 81,1% ý kiến cho rằng việc chỉ đạo thực hiện của ban quản lý dự án là kịp thời và đúng lúc. Bên cạnh đó vẫn còn không ít một số ý kiến cho rằng việc thông báo lịch thời vụ, thời gian sản xuất và

thông báo cho hộ vẫn chưa kịp thời và công tác chỉ đạo thực hiện của một số cán bộ trong ban quản lý vẫn chưa thật sự sát saọ

Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá của các hộ về công tác tổ chức điều hành sản xuất và chỉ đạo thực hiện

Chỉ tiêu

Kịp thời Không kịp thời

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Lịch thời vụ 85 94,4 5 5,6

2. Thời gian sản xuất 84 93,3 6 6,7 3. Thông báo cho hộ 81 90 9 10 4. Chỉ đạo thực hiện 73 81,1 17 18,9 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

Như vậy, Công tác tổ chức sản xuất trong cánh đồng lớn đã cơ bản đảm bảo được 3 cùng: “cùng giống, cùng trà, cùng biện pháp chăm sóc”. Từng bước hình thành ý thức sản xuất lúa hàng hóa lớn theo tiêu chuẩn VietGAP và ứng dụng các TBKT vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và giá trị gia tăng. Tuy nhiên, do công tác lãnh đạo, chỉ đạo tại một số địa phương; nhận thức, trình độ của một bộ phận người dân còn hạn chế nên quy trình kỹ thuật chưa được thực hiện nghiêm ngặt đã ảnh hưởng phần nào đến chất lượng, hiệu quả sản xuất.

4.1.6. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm

4.1.6.1. Nội dung

Trong những năm trở lại đây, kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới (WTO) và do nhiều yếu tố khác đã ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Sự biến động của giá cả đầu ra và đầu vào đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất kinh doanh của huyện Triệu Sơn nói riêng.

4.1.6.2. Kết quả thực hiện

Ngay từ khi lập kế hoạch dự án, huyện đã xác định tổ chức sản xuất là một bước đột phá và khâu quan trọng phải được áp dụng thống nhất, đồng bộ, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trong sản xuất, bảo quản, chế biến đảm bảo yêu cầu tiêu thụ của thị trường và từng bước hướng đến xuất khẩụ

Đối với liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhiều giải pháp được đưa ra, nhưng chỉ có một, vài doanh nghiệp hợp tác trong thu mua sản phẩm như Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, Tổng công ty lương thực

Miền Bắc, Công ty giống cây trồng Việt Nam. Hình thức liên kết chủ yếu là ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm qua các HTX nông nghiệp với giá thu mua cao hơn hơn lúa đại trà từ 0 – 100 đồng/kg. Tuy nhiên, các Doanh nghiệp cũng chỉ thực hiện mua bán theo thời vụ, không có sự gắn kết chặt chẽ, không đưa ra các tiêu chuẩn nông sản, cũng không có cơ chế để hỗ trợ khi nông dân gặp rủi rọ

Đa phần doanh nghiệp muốn ký kết hợp đồng với dân để chủ yếu đưa giống, kỹ thuật, phân bón,…nhưng không chốt giá trước. Có khi lúa của dân còn 7 – 10 ngày nữa là thu hoạch doanh nghiệp mới xuống đi thực tế vùng nguyên liệu, rồi họp với dân để đưa ra giá và ngày thu hoạch. Thường thì doanh nghiệp đưa ra thời gian thu hoạch trễ hơn 2 – 5 ngày nhằm để lúa thật khô trên đồng, giảm hao hụt khi phơi sấỵ Chính yếu tố đó làm cho doanh nghiệp và nông dân chưa tin tưởng nhau, dẫn đến sự cố là bẻ kèo giữa hai bên. Và cái khó nhất hiện nay là khi ký kết hợp đồng bao tiêu trong CĐL giữa doanh nghiệp và nông dân chưa có sự ràng buộc chặt chẽ ngay từ ban đầụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 79 - 81)