Cùng nhau thực hiện đúng quy trình sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 66)

Trước đây, chúng tôi mỗi mà mỗi mảnh, người cấy trước nối đuôi kẻ cấy saụ Nhìn cánh đồng vàng, xanh lỗ trỗ chẳng khác gì xôi đỗ. Từ khi làm CĐL, được tập huấn, chúng tôi bảo ban nhau thực hiện đúng quy trình gieo cùng lúc, cùng giống, phun thuốc trừ cỏ, diệt chuột, thu hoạch cùng đợt.

CĐL là mô hình tốt nhất hiện nay trong việc giải quyết vấn đề khó khăn nhất là tiêu thụ lúa gạo hàng hóạ Mô hình đạt hiệu quả cao trong việc hợp tác, liên kết, tổ chức lại sản xuất nhằm nâng cao chuỗi giá trị lúa gạọ Nếu thực hiện đúng theo mô hình CĐL sẽ giúp nông dân giảm được chi phí đầu vào cũng như đầu ra nhờ giảm bớt các khâu trung gian trong việc cung ứng giống, phân bón thuốc BVTV; giảm chi phí nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật; tổ chức lại sản xuất theo quy mô lớn; giảm chi phí trong khâu thu hoạch và tiêu thụ... CĐL cũng giúp doanh nghiệp có được vùng nguyên liệu ổn định với sản phẩm đúng theo nhu cầu và chất lượng được kiểm soát. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc xây dựng thương hiệu của từng doanh nghiệp để tham gia thị trường một cách bền vững.

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra cho thấy, trên 80% ý kiến đánh giá của hộ dân được điều tra đều cho rằng liên kết giữa các hộ tuy đã được hình thành nhưng chủ yếu tập trung trong khâu sản xuất và khâu thu hoạch. Trong tiêu thụ sản phẩm các hộ không có sự trao đổi về giá cả, thông tin về thị trường tiêu thụ. Đến cuối mỗi vụ thu hoạch, phần lớn đều tự bán cho thương lái và do thương lái tự định giá với mỗi hộ, chưa phát huy được sức mạnh của tập thể trong mặc cả giá cả với thương lái, trong ký kết hợp đồng với doanh nghiệp.

Bảng 4.4. Hành động tập thể của nhóm hộ nông dân trong CĐL

Tiêu chí Không

Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1. Khâu gieo, cấy 83 92,2 7 7,8 2. Khâu chăm sóc 80 88,9 10 11,1 3. Khâu thu hoạch 78 86,7 12 13,3 4. Thông tin thị trường 14 15,6 76 84,4 5. Bán sản phẩm 12 13,3 78 86,7 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

Có thể thấy, liên kết ngang giữa nông dân với nông dân ở huyện Triệu Sơn mặc dù chưa tạo ra được nhiều lợi thế trong tiêu thụ sản phẩm song bước đầu đã thành công trong việc tập hợp những hộ cá thể, quy mô sản xuất nhỏ lẻ thành một tập thể cùng chung chí hướng, dần xóa bỏ được cung cách làm ăn nhỏ lẻ, phân tán, phát huy được ý thức, trách nhiệm tập thể đối với chất lượng sản phẩm, phát huy được hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

*) Liên kết dọc giữa Doanh nghiệp và Nông dân

Trên thực tế UBND huyện Triệu Sơn đã áp dụng và ban hành các cơ chế, chính sách đảm bảo cho nông dân và doanh nghiệp liên kết lại với nhau trong sản xuất. Sau nhiều vụ triển khai, giữa doanh nghiệp và nông dân đã có được những tín hiệu khả quan về liên kết bước đầụ Tuy nhiên, mối liên kết giữa các doanh nghiệp với hộ dân vẫn còn lỏng lẻo, chưa thực sự bền vững và chủ yếu là liên kết trong khâu đầu vào mà doanh nghiệp là người bán và nông dân là người muạ

Trong quá trình thực hiện mối liên kết 4 nhà, khâu đầu vào của CĐL khá thuận lợi với rất nhiều doanh nghiệp tham giạ Cụ thể, thời gian qua Trung tâm Khuyến nông Tỉnh (Đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng CĐL) đã phối hợp với các đơn vị cung ứng lúa giống, vật tư đầu vào như Trung tâm Khuyến nông Tỉnh, Huyện, và một số công ty cung ứng lúa giống; cung ứng sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh và thuốc BVTV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 66)