Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển cánh đồng lớn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 40)

2.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển cánh đồng lớn tại một số tỉnh Phía Nam

Ngày 26/3/2011 tại Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát động phong trào xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa tại các tỉnh Nam Bộ. Chủ trương này đã được các địa phương, doanh nghiệp, nông dân hưởng ứng tích cực, bước đầu thu được kết quả quan trọng.

Mô hình xuất phát từ rất nhiều điểm trình diễn tại hầu hết các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long với quy mô diện tích từ vài ha đến vài chục ha với rất nhiều hình thức với nội dung thực hiện đa dạng và phong phú, các cánh đồng canh tác áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới (3 giảm 3 tăng; 1 phải 5 giảm; cánh đồng một giống, cánh đồng hiện đại, cánh đồng lúa chất lượng cao…), áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp kể các đầu tư cơ giới và thủy lợị

Sự phát triển các cánh đồng liên kết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều nơi đã áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa với nhiều

tên gọi và quy mô khác nhau tại hầu hết các tỉnh, thành (Nguyễn Trí Ngọc, 2012). Một số mô hình tiêu biểu như sau:

*Tại Long An

Chương trình lúa chất lượng cao: Vụ đông xuân 2010-2011, đã triển khai thực hiện 1.000ha tại các huyện Đức Huệ, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Mộc Hóa, trong đó doanh nghiệp tư nhân Phú Thông đầu tư ứng trước phân bón cuối vụ thu hồi (quy mô 600ha).

*Tại Đồng Tháp

- Mô hình cánh đồng theo hướng hiện đại: từ năm 2008, ngành Nông nghiệp Đồng Tháp đã xây dựng mô hình cánh đồng sản xuất theo hướng hiện đại, bắt đầu từ HTX Tân Cường huyện Tam Nông, HTX Thắng Lợi huyện Tháp Mườị Đến năm 2011, toàn tỉnh đã có 10 mô hình với diện tích 1.519 ha với 1.190 hộ tham giạ Các hộ tham gia các mô hình được hướng dẫn ghi chép quá trình sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng VietGAP.

- Mô hình 3 giảm 3 tăng: Trong năm 2010, trong vụ hè thu và thu đông, tỉnh Đồng Tháp tổ chức 4 mô hình 3 giảm 3 tăng với quy mô 122 ha với 167 hộ tham gia ở 4 huyện Thanh Bình, Tam Nông, Cao Lãnh, Lấp Vò.

- Mô hình sản xuất lúa chất lượng năm 2010: Thực hiện trong vụ Đông Xuân 2010-2011 với số lượng 2 mô hình ở xã Phú Cường huyện Tam Nông, quy mô 41 ha với 52 hộ tham giạ

* Tại An Giang

- Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang đã triển khai mô xây dựng vùng nguyên liệu trong vụ đông xuân với quy mô 1.000 ha tại các huyện Châu Thành, Thoại Sơn và Tịnh Biên. Hình thức liên kết là công ty cung cấp đầu vào cho nông dân, hỗ trợ sấy lúa cho nông dân và lưu kho trong 1 tháng không tính chi phí lưu khọ

- Công ty xuất nhập khẩu An Giang đã triển khai xây dựng vùng nguyên liệu tại Châu Thành và Thoại Sơn với quy mô 900 hạ Hình thức liên kết là cung cấp phân bón cho nông dân và sẽ thu mua lúa cho nông dân sau khi thu hoạch với giá cao hơn thị trường là 200 đồng/kg nếu lúa đạt chất lượng theo yêu cầu của công tỵ

- Công ty Lương thực, thực phẩm An Giang đã triển khai xây dựng vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu với quy mô 500 ha tại Châu Phú và Châu Thành. Công ty sẽ hỗ trợ cho nông dân chí phí vận chuyển đến kho là 30 đồng/kg.

* Tại Cần Thơ

- Xây dựng 05 nhóm nông dân tham gia mô hình “Cộng đồng sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học giảm thiểu nguy cơ thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa theo hướng GAP” tại huyện Cờ Đỏ, huyện Phong Điền, quận Thốt Nốt, quận Bình Thủy bằng nguồn tài trợ của FAỌ

- Thành lập 04 nhóm nông dân liên kết sản xuất lúa theo hướng GAP tại thị trấn Cờ Đỏ – Cờ Đỏ, Xuân Thắng – Thới Lai, Thạnh Hòa – Thốt Nốt, thị trấn Thốt Nốt – Thốt Nốt, trung bình 25-30 người/nhóm, với diện tích 20-30ha/nhóm. - Xây dựng “Mô hình cộng đồng quản lý dịch hại lúa trên cánh đồng một loại giống” với mục đích xây dựng mô hình sản xuất khép kín, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đồng bộ ngay từ khâu làm đất đến thu hoạch, vừa giảm giá thành vừa nâng cao chất lượng hạt lúa theo hướng an toàn, tăng thu nhập cho nông dân tại ấp G2 – Thạnh An, D2 – Thạnh Lợi, Qui Lân 5 –Thạnh Quới, Thầy Ký – Thạnh An, Tràng Thọ 3 – Vĩnh Bình, Qui Long – Thạnh Mỹ, Vĩnh Lợi – Vĩnh Trinh thuộc huyện Vĩnh Thạnh. Qui mô mỗi nhóm từ 25-30 nông dân, với diện tích 30-50 ha/nhóm.

- Xây dựng mô hình quản lý rầy nâu trên diện rộng bằng biện pháp sinh học: đã phân phối 2.000 kg chế phẩm Ometar cho nông dân phun trừ rầy nâu hại lúạ Điều này đã giúp nông dân thay đổi tập quán lệ thuộc sử dụng thuốc hóa học trừ rầy bằng chế phẩm sinh học, hạn chế tình trạng bộc phát rầy, giảm 2- 4 số lần sử dụng thuốc trừ rầy/vụ, giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúạ

- Xây dựng 02 nhóm nông dân khoảng 60 người tại xã Trung An huyện Cờ Đỏ và thị trấn Thạnh An huyện Vĩnh Thạnh tham gia “Mô hình ghi chép Sổ định hướng theo VietGAP”.

Nhìn chung, các mô hình đều mang lại hiệu quả thiết thực đối với người trồng lúa, nông dân dùng giống xác nhận, biết cách quản lý dịch hại hiệu quả, không sử dụng thuốc BVTV bừa bãi, bón phân đúng nhu cầu của cây lúa, không bón thừa đạm (N), chất lượng gạo tăng lên qua việc áp dụng thuốc BVTV theo phương pháp 4 đúng, giảm thiểu lượng thuốc lưu tồn trong hạt gạo… là tiền đề để tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hóạ

2.2.2.2. Kinh nghiệm thực hiện cánh đồng lớn tại một số tỉnh Phía Bắc

* Tại Thanh Hoá

Tổng diện tích triển khai khoảng 300 ha tập trung tại huyện Yên Định trong đó: Tại Xã Định Hóa triển khai mô hình sản xuất giống RVT, Trân Châu Hương và BT7; mỗi giống quy mô 50 ha ( tổng số là 150 ha)

Tại Xã Định Tân triển khai mô hình sản xuất giống RVT, Chân Châu Hương và BT7; mỗi giống quy mô 50 ha ( tổng số là 150 ha).

+ Đơn vị cung ứng giống: Công Ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương + Đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp khác: Hợp tác xã dich vụ nông nghiệp tại địa phương, Công ty phân bón Bình Điền…

+ Đơn vị tiêu thụ sản phẩm: Công ty Lương thực miền Bắc

* Tại Thái Bình

Tổng diện tích triển khai khoảng 100 ha cụ thể như sau:

- Tại xã Song An – Vũ Thư triển khai 50 ha giống lúa Japonica do Công ty An Đình cung ứng giống và có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm;

- Tại xã Nguyên Xá- Vũ Thư triển khai 50 ha giống lúa VS1 do ông ty Công Ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương cung ứng giống và có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Công ty Hương Cúc; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị cung ứng phân bón: do các Hợp tác xã dich vụ Nông nghiệp của địa phương cung ứng.

* Tại Nam Định

Sở Nông nghiệp đã phối hợp với các huyện lựa chọn được 11 xã ở 7 huyện để triên khai xây dựng mô hình. Đã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức hội nghị triển khai tới các huyện, xã bàn phương án và giải pháp thực hiện; xây dựng hướng dẫn về kỹ thuật, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị có liên quan. Từ ngày 01 – 08/01/2012 đã tập huấn cho 3.715 nông dân về kỹ thuật thâm canh lúa áp dụng VietGAP.

- Các xã, HTX được lựa chọn đã thành lập ban chỉ đạo; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt. Tổng số mô hình được triển khai là 12, quy mô và diện tích đạt 565 ha (8 mô hình áp dụng kỹ thuật sạ hàng; 2 mô hình cấy và 2 mô hình hỗn hợp).

- Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đã cung ứng cho các HTX tham gia mô hình 137,9 tấn phân bón Đầu trâu các loại với giá gốc, giao hàng tận kho HTX, cho nông dân mua phân chậm trả đến cuối vụ, không tính lãị Đặc biệt Công ty đã hỗ trợ cho nông dân tham gia mô hình 31,8 tấn phân đạm Đầu trâu hạt to 46A+; hỗ trợ mỗi huyện có mô hình là 2,0 triệu đồng, mỗi HTX tham gia mô hình là 3,0 triệu đồng để điều hành và tổ chức thực hiện.

- Công ty CP BVTV An Giang phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện quy trình thâm canh cây trồng hàng tuần, hàng tháng.

- Trong quá trình thực hiện, Sở Nông nghiệp & PTNT đã lồng ghép các chương trình khuyến nông để hỗ trợ các mô hình như: hỗ trợ mua máy làm đất để cơ giới hóa; hỗ trợ sản xuất lúa chất lượng. Một số huyện có chính sách hỗ trợ mua công cụ sạ hàng và hỗ trợ 1 phần kinh phí cho các xã xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, điển hình như huyện Nam Trực: hỗ trợ kinh phí cho các xã mua 250 công cụ sạ hàng và hỗ trợ tiền giống lúa cho các mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”.

* Tại Thành phố Hà Nội

- Thực hiện chương trình số 02/CTr-TU ngày 31/10/2008 của Thành ủy Hà Nội, Hà Nội đã phê duyệt Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ rau toàn, Chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, Đề án phát triển một số cây ăn quả giá trị kinh tế cao, Đề án phát triển hoa cây cảnh. Nội dung trọng tâm của đề án là xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Theo đó qui định vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô từ 100 ha trở lên, vùng sản xuất rau an toàn, chè an toàn, hoa cây cảnh quy mô 30 ha trở lên, vùng sản xuất cây ăn quả quy mô 50 ha trở lên. Vùng sản xuất hàng hóa tập trung được hỗ trợ đào tạo, tập huấn, thăm quan trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài thành phố; hỗ trợ giống, vật tư thiết yếu, xúc tiến thương mại, hợp tác 4 nhà, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn, chứng nhận VietGAP, hỗ trợ tem nhãn hàng hóa, cơ giới hóa hóạ Nếu so sánh với “Cánh đồng mẫu lớn” ở các tỉnh phía Nam thì Hà Nội đã có một số tiêu chí, nhất là tiêu chí về qui mô, tổng diện tích thực hiện mô hình trong vụ đông xuân 2011-2012 đạt 3.500 hạ

- Doanh nghiệp cung ứng giống: 4 (Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương, Công ty cổ phần Nông nghiệp Nhiệt đới, Xí nghiệp giống cây trồng Thường Tín, Xí nghiệp giống cây trồng Yên Khê).

- Doanh nghiệp cung ứng phân bón, thuốc BVTV: 6 (Công ty cổ phần phân lân Văn Điển, Công ty cổ phần phân bón Lâm Thao, Công ty thuốc BVTV An Giang, Công ty thuốc BVTV TW1...

- Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm: Công ty Hưng Trung Việt, Công ty VNF1, Công ty Thái Dương, Công ty cổ phần lương thực Hồng Hà...

- Các nhà khoa học của các Viện nghiên cứu: Cây Lương thực và cây thực phẩm, Rau quả, Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, các Trung tâm thuộc các viện trên (Nguyễn Trí Ngọc, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 40)