Sự tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 78)

Chỉ tiêu Số hộ tham gia (hộ) Cơ cấu (%) Thọ Bình Đồng Tiến Vân Sơn Tổng 1. Số hộ biết chủ chương, chính sách về CĐL 30 30 30 90 100

1.1 Qua phương tiện thông tin

đại chúng 5 4 2 11 12,2

1.2 Qua họp thôn, xóm 20 22 24 66 73,3

1.3 Qua kênh thông tin khác 5 4 4 13 14,5

2. Số hộ tham gia đầy đủ các

buổi họp 21 22 23 66 73,3

2.1. Có đóng góp ý kiến 6 9 10 25 27,8

2.2. Không đóng góp ý kiến 13 12 11 36 40

2.3. Không hiểu biết 2 1 2 5 5,5

3. Số hộ không tham gia đầy

đủ các buổi họp 9 8 7 24 26,7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

14,5% 12,2%

73,3%

Qua phương tiện thông tin đại chúng

Qua họp thôn, xóm Qua kênh thông tin khác

Đồ thị 4.2. Kênh thông tin chủ yếu trong tuyên truyền, vận động

Qua kết quả điều tra thấy rằng người dân được biết thông tin về xây dựng cánh đồng lớn từ nhiều nguồn trong đó kênh thông tin qua các buổi họp xã, thôn, xóm đạt hiệu quả cao nhất 73,3%, trong khi đó tiếp cận thông tin từ hệ thống loa truyền thanh các cấp lại tỏ ra kém hiệu quả mặc dù đã được phát thường xuyên tỷ lệ người dân biết qua kênh thông tin này chỉ là 12,2%. Tuy nhiên, chất lượng tham gia của người dân trong các buổi họp còn ở mức độ vừa phải, chỉ có 27,8% thường xuyên có ý kiến góp ý, bàn bạc, tích cực, hồ hởi hưởng ứng, có tới 40,5% người dân tham dự họp chỉ để nghe tuyên truyền phổ biến về chủ trương phát triển cánh đồng lớn không có ý kiến mà chỉ đơn thuần là làm theo hướng dẫn của cấp trên như chỉnh trang đồng ruộng, tu bổ, xây dựng hệ thống thủy lợi, kênh mương nội đồng mà thôn mà HTX triển khaị Và có tới 26,7% số hộ không tham gia đầy đủ các buổi họp.

4.1.5. Tổ chức sản xuất

4.1.5.1. Nội dung

Khâu quan trọng để CĐL thành công đó là phải được áp dụng thống nhất, đồng bộ, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trong sản xuất, bảo quản, chế biến đảm bảo yêu cầu tiêu thụ của thị trường và từng bước hướng đến xuất khẩụ Và việc ổn định tổ chức sản xuất là một bước đột phá.

Ngay từ khi bắt đầu, ban quản lý dự án đã thành lập Bộ phận kỹ thuật là các kỹ sư của 2 trạm Khuyến nông và trạm Bảo vệ thực vật với chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, tư vấn, hỗ trợ chỉ đạo sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh tế và theo quy trình kỹ thuật. Bộ phận kỹ thuật sẽ phối hợp với 2 trạm chuyên môn đó là trạm Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và Trạm Bảo vệ thực vật hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình tổ chức triển khai dự án.

Xác định bộ giống lúa đưa vào sản xuất: Căn cứ vào điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác và nhu cầu tiêu thụ của thị trường, các HTX bố trí công thức luân canh, xác định cơ cấu, chủng loại giống lúa đưa vào sản xuất là các giống lúa chất lượng cao theo đơn đặt hàng của đơn vị bao tiêu sản phẩm đầu ra và theo nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Khuyến khích các đơn vị lựa chọn và đưa vào gieo cấy trong cánh đồng lớn một trong các giống lúa chất lượng cao là Thái Xuyên 111, Nghi Hương 305, Nghi Hương 308, Bắc thơm số 7, Hương thơm số 1, RVT.

Xác định quy trình sản xuất tiên tiến và lên chương trình tập huấn tới các hộ nông dân tham gia mô hình, đẩy mạnh, ứng dụng và triển khai các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất. Tăng cường đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất từ khâu

gieo cấy, làm đất đến thu hoạch nhằm giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất.

Hộp 4.5. Cánh đồng lớn phải đảm bảo 4 tiêu chí về mặt kỹ thuật

Muốn xây dựng và mở rộng thành công cánh đồng lớn, nhất định phải đảm bảo 4 tiêu chí về mặt kỹ thuật: Quy hoạch gọn vùng, tập trung cấy đồng giống, cùng trà, áp dụng cùng một kỹ thuật sản xuất trong thâm canh và tăng cường đưa cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch. Trong quá trình thực hiện, huyện sẽ chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền cho các hộ dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo yêu cầu, từng bước phục vụ nhu cầu xuất khẩụ

Ông Trần Văn Mai, Trưởng phòng Nông nghiệp &PTNT – Phó BQL dự án CĐL huyện Triệu Sơn

Riêng đối với diện tích sản xuất lúa giống, huyện đưa ra 02 phương án tổ chức sản xuất lúa giống cho các Doanh nghiệp và các Hợp tác xã nông nghiệp lựa chọn và quyết định.

- Phương án thứ nhất đó là các HTX Nông nghiệp tự chủ động ký kết hợp đồng trực tiếp với các tổ chức, doanh nghiệp cung ứng giống lúa chất lượng cao theo đơn đặt hàng và có sự thống nhất chung của UBND huyện. Đồng thời tự chủ bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân hoặc nông dân tự chủ tiêu thụ sản phẩm ngoài thị trường.

- Phương án thứ hai đó là tổ chức sản xuất lúa giống thông qua Hợp đồng kinh tế. Doanh nghiệp tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm thông qua HTX nông nghiệp ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với hộ xã viên có ruộng trong vùng dự án để tổ chức sản xuất.

Bên cạnh đó, huyện đã xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất trong 2 năm đầu triển khai dự án. Hỗ trợ giống lúa cho nông dân trực tiếp tham gia sản xuất, hỗ trợ phân bón, thuốc trừ cỏ cho các hộ tham gia dự án, hỗ trợ tập huấn chuyển giao kỹ thuật, in ấn cấp phát tài liệu, hỗ trợ cho cán bộ dự án và cán bộ kỹ thuật tham gia chỉ đạo và trực tiếp hướng dẫn sản xuất. Ngoài ra còn lồng ghép với các chương trình, dự án khác như chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, chương trình Khuyến nông, chương trình Giống hỗ trợ kinh phí đưa cơ giới hóa vào sản xuất, đầu tư hạ tầnggiao thông thủy lợi nội đồng cho các vùng sản xuất hàng hóa của dự án.

Như vậy, các giải pháp về tổ chức sản xuất đã được Huyện triển khai đồng bộ từ việc thành lập Bộ phận kỹ thuật, đưa ra quy trình sản xuất, các phương án sản xuất đến việc đề xuất và ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất nhằm hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa lớn với sản phẩm chất lượng, an toàn, gắn sản xuất với tiêu thụ. Đây chính là một hướng đi bền vững cho sản xuất nông nghiệp hiện naỵ

4.1.5.2. Kết quả thực hiện

Để nắm vững và tuân thủ thống nhất quy trình sản xuất, công tác tập huấn hướng dẫn kỹ thuật phải được thực hiện ngay từ đầu các vụ sản xuất. Đối tượng được tập huấn là toàn bộ các hộ dân tham gia vùng dự án. Nội dung của các lớp tập huấn là hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, hướng dẫn cách ghi chép sổ nhật ký, tuyên truyền về lợi ích, hiệu quả của cánh đồng lớn. Bên cạnh số lớp tập huấn từ nguồn kinh phí của dự án, Ban quản lý dự án đã phối hợp với các đơn vị, chương trình khác tổ chức 11 lớp tập huấn cho 520 lượt nông dân tham dự. Biên soạn, in ấn và cấp phát 1.000 bộ tài liệu, quy trình kỹ thuật sản xuất cho các hộ nông dân tham gia dự án.

Phương thức sản xuất trong cánh đồng lớn là một trong các điều kiện đưa máy móc vào sản xuất góp phần cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa từng bước tiến tới CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, 100% diện tích trong vùng dự án đã được các HTX nông nghiệp tổ chức làm đất bằng máy, đảm bảo thời vụ và chất lượng. Do được gieo cấy đồng trà, cùng giống nên thời gian thu hoạch đã được tiến hành tập trung, gọn vùng là điều kiện để đưa cơ giới hóa vào khâu thu hoạch, ngoài số lượng máy do dự án hỗ trợ, một số đơn vị, hộ nông dân đã chủ động đầu tư mua máy gặt đập liên hợp góp phần đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất. Đến nay, đã có 13 máy gặt đập liên hợp tham gia thu hoạch lúa trong vùng dự án với 45% diện tích dự án. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu cấy, sau thu hoạch như việc sử dụng máy cấy, mấy sấy còn hạn chế, chưa được ưu tiên đầu tư.

Ban quản lý dự án luôn bám sát cơ sở, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật, gieo cấy cùng một loại giống, đồng trà, sử dụng thuốc BVTV và phân bón trong sản xuất và chăm sóc lúạ Đồng thời, chỉ đạo cho các trạm bơm cung cấp nước cho đồng ruộng để kịp mùa vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 78)