Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp phát triển cánh đồng lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 31 - 33)

lớn trong sản xuất lúa

2.1.4.1. Chủ trương, chính sách phát triển cánh đồng lớn

Trong cơ chế phát triển của nền kinh tế thị trường, dưới tác động từ nhiều phía các hoạt động kinh tế và các chính sách Nhà nước ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể cho mỗi đối tượng trong mọi lĩnh vực. Trong những năm gần đây Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào để tăng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Nhiều chính sách khi áp dụng đã thực sự góp phần thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Việc ban hành chủ trương, chính sách kịp thời, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất theo quy mô cánh đồng lớn. Chủ trương, chính sách đúng sẽ tạo sự tin tưởng cho người sản xuất yên tâm đầu tư, đem lại kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao và ổn định.

2.1.4.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển cánh đồng lớn

Đây cũng là điều kiện cơ bản đảm bảo cho cánh đồng lớn thành công. Tùy vào từng địa phương, mà tên gọi của tổ chức (Ban chủ nhiệm, Ban điều hành, Ban chỉ đạo, Ban quản lý) và đơn vị đầu mối tổ chức triển khai thực hiện sẽ khác nhaụ Nếu công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển cánh đồng mẫu nhận được sự quan tâm, nhất trí cao, chi đạo đồng bộ, quyết liệt của các cấp, ngành, của đảng ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể thì việc triển khai sẽ gặp nhiều thuận lợi và khả năng thành công sẽ cao hơn, tạo được niềm tin trong nhân dân và ngược lại công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn e dè, ngại khó, chông chờ, ỷ lại, không quyết tâm thì kết quả và hiệu quả cánh đồng lớn sẽ không cao và khó mở rộng, phát triển.

2.1.4.3. Trình độ học vấn, kỹ năng sản xuất

Trình độ học vấn, kỹ năng sản xuất của người dân cũng là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của việc phát triển sản xuất theo quy mô lớn. Nếu họ có trình độ học vấn cao, có kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất tốt thì đó chính là nền tảng giúp họ nắm bắt tiếp nhận kỹ thuật mới từ chương trình, dự án và việc tổ chức thực hiện sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu trình độ người sản xuất thấp thì sẽ rất khó khăn trong việc chuyển giao KHKT, cũng có khi làm thất bại một chương trình, dự án sản xuất nông nghiệp nào đó vì không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật công việc.

2.1.4.4. Khả năng tiếp nhận thông tin và mức độ sẵn sàng tham gia của người dân

Chủ trương xây dựng và phát triển cánh đồng lớn được đưa ra nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất nông nghiệp, thành công của chủ trương thể hiện ở sự hưởng ứng tích cực của người dân. Việc đưa chủ trương vào thực tiễn có hiệu quả hay không là do người dân có hiểu, chấp nhận và thực hiện đúng theo chủ trương, định hướng hay không? Cần phải làm cho họ hiểu rằng việc xây dựng sản xuất theo quy mô cánh đồng lớn là đem lại lợi ích cho họ chứ không phải làm cho chương trình, dự án. Một khi họ đã hiểu thì họ sẽ sẵn lòng tham gia thực hiện, như vậy thì mới đạt được mục tiêu và hiệu quả caọ

2.1.4.5. Điều kiện giao thông vận tải

Cánh đồng lớn sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, hơn nữa là sản xuất hàng hoá với trình độ cao và qui mô lớn nên điều kiện giao thông vận tải cũng có tác động quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của cánh đồng mẫu lớn cũng như vùng sản xuất hàng hóạ Nếu vùng xây dựng cánh đồng lớn có điều kiện giao thông vận tải thích ứng thì sản xuất cánh đồng lớn có điều kiện phát triển và ngược lạị Tuy nhiên, sự thích ứng ở đây không mang tính bất biến như đối với điều kiện tự nhiên. Vì rằng, điều kiện giao thông vận tải ngày càng được giải quyết tốt hơn, nhờ khả năng đầu tư để xây dựng hệ thống giao thông ngày càng tăng. Do đó, cần phải biết được điều kiện giao thông vận tải đang ở mức độ nào để có những đầu tư và cải thiện tốt hơn.

2.1.4.6. Công nghệ chế biến, bảo quản

Công nghệ bảo quản và chế biến đang tạo ra những điều kiện có tính cách mạng để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ tại những thị trường xa xôị Điều đó cũng đã có ý nghĩa to lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của vùng cánh đồng mẫu lớn, xét về không gian. Thay vì nông sản chỉ được tiêu thụ tại chỗ, hoặc ở vùng lân cận quanh vùng cánh đồng lớn, thì nay sản phẩm được đưa đi tiêu thụ tại những thị trường cách vùng sản xuất hàng ngàn, hàng vạn ki lô mét nhờ công nghệ bảo quản và chế biến nông sản tiên tiến. Đồng thời, cuộc cách mạng trong lĩnh vực này cũng tạo điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của vùng cánh đồng lớn xét về thời gian. Thay vì nông sản chỉ được tiêu dùng trong một khoảng thời gian ngắn vào thời vụ thu hoạch, thì nay, ngày càng có điều kiện để tiêu thụ nông sản loại nào đó ngày càng dài hơn, thậm chí là quanh năm.

Công nghệ chế biến cũng mở rộng dung lượng thị trường nông sản vùng chuyên canh nhờ sự tác động của quá trình đó đã đa dạng hoá sản phẩm tiêu dùng cuối cùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 31 - 33)