Vấn đề bức xúc nhất hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 83 - 89)

Bức xúc lớn nhất hiện nay của bà con nông dân là khâu tiêu thụ, dù có hợp đồng thì bà con nông dân vẫn phải bán lúa cho thương lái bên ngoài, do doanh nghiệp không thu mua kịp. Làm theo hướng VIETGAP, chất lượng gạo sạch nhưng lại phải bán như lúa thường thì quá uổng phí

Ông Vũ Minh Nghĩa, nông dân xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tháng 12 năm 2015.

Qua bảng kết quả điều tra cho thấy, gần 90% các ý kiến của người dân đều cho rằng công tác thu mua tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là không đảm bảo về thời điểm thu mua và giá thu muạ Tình trạng được mùa – rớt giá là một vấn đề cần được quan tâm trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng. Khi được mùa thì thương lái trong nước và thương lái nước ngoài ép cấp, ép giá, phao tin đồn nhảm làm lũng đoạn thị trường nhằm ép người dân phải bán lúa với mức giá thấp.

Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về công tác thu mua tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Chỉ tiêu

Mức độ thực hiện

Đảm bảo Tạm chấp nhận Không đảm bảo Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1. Giá mua cao hơn thị trường

12 13,3 78 86,7

2. Thời điểm thu mua 9 10 81 90 3. Hình thức thanh toán 77 85,6 13 14,4 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

4.1.7. Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất trên cánh đồng lớn

4.1.7.1. Nội dung

Với sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, sự ủng hộ, hưởng ứng của người dân. Vụ Xuân năm 2013, cánh đồng lớn đầu tiên đã được hình thành trên địa bàn huyện. Ngay sau vụ đầu tiên đưa vào sản xuất, Cánh đồng lớn đã khẳng định được tính ưu việt, là hướng đi tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện nay và đang được các xã còn lại trong huyện nhanh chóng áp dụng và triển khaị

4.1.7.2. Kết quả

* Phân tích các khoản mục chi phí trong sản xuất

Chi phí giống: Trong quá trình sản xuất thì việc chọn giống là một trong những khâu quan trọng nhất vì nó quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm đầu rạ Chi phí giống của nhóm trong mô hình chiếm 5,16% (so với chi phí tiền mặt) cao hơn so với nông hộ ngoài mô hình chiếm 3,71% do phần lớn các nông hộ sản xuất ngoài mô hình thường tự sản xuất lúa giống hay nói một cách chính xác là các nông hộ thường để lại một phần lúa đã thu hoạch làm giống sản xuất cho mùa vụ kế tiếp trong khi nhóm nông hộ trong mô hình sản xuất giống xác nhận.

Chi phí phân bón: Sự chênh lệch về giá cả do nông hộ ngoài mô hình thường thanh toán tiền sau khi thu hoạch ở các đại lý vật tư nông nghiệp (II, III) là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự khác nhau khá nhiều về

chi phí phân bón của hai nhóm nông hộ (trong mô hình là 6.168.000 đồng, ngoài mô hình là 6.754.000 đồng).

Chi phí thuốc BVTV: Hai loại bệnh thường phát sinh trong thời gian vừa qua là bệnh rầy nâu và đạo ôn. Nó chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Chi phí phòng ngừa bệnh rầy nâu chia làm 2 lần phun xịt. Chi phí trung bình mỗi lần là 200.000 - 300.000 đồng/hạ Chi phí chi cho bệnh đạo ôn trung bình khoảng 300.000 đồng/ha với 4 - 5 lần phun xịt, chiếm 3,69% tổng chi phí trong mô hình và 5,07% trong tổng chi phí của nông hộ ngoài mô hình.

Chi phí lao động gia đình (LĐGĐ) chi phí bình quân khoảng 6.680.000 đồng trong mô hình và 7.860.000 đồng ngoài mô hình chiếm 29,1% và 30,68% trong tổng chi phí. Số lượng ngày công lao động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất tương đối cao 128 và 143 ngàỵ Vì phần lớn các nông hộ trong mô hình có sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ FF trong việc thăm đồng và các khâu chăm sóc do đó số ngày công LĐGĐ có phần giảm hơn so với các nông hộ ngoài mô hình. Phần lớn LĐGĐ tham gia vào trong quá trình chuẩn bị đất và thu hoạch, còn các khâu còn lại thì khá ít như: bơm nước, làm cỏ, bón phân, xịt thuốc... vì những khâu này nông hộ thường thuê lao động ngoàị

Chi phí thuê lao động: Chi phí trung bình trong mô hình là 3.340.000 đồng và ngoài mô hình là 4.260.000 đồng chiếm 14,55% và 16,63% trong tổng chi phí mà nông hộ bỏ rạ Chi phí thuê lao động phát sinh do những nguyên nhân sau: thứnhất, do có một số ít nông hộ không có đủ lực lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất; thứ hai là một số hộ tuổi cao hạn chế về sức khỏe nên không thể sử dụng toàn bộ thời gian cho việc trồng lúa; thứ ba là do diện tích canh tác lớn, trồng theo hướng công nghiệp hóa nên phần lớn nông hộ cũng thuê lao động ngoàị Thuê lao động ngoài phổ biến nhất vào giai đoạn cấy lúa, giai đoạn thu hoạch lúa cần phải thuê máy (hoặc người) gặt chi phí cho việc thuê mướn máy gặt đập liên hợp dao động từ 200.000 đồng/1.000m2 (lúa đứng) - 300.000 đồng/1.000m2 (lúa ngã).

Bảng 4.17. Kết quả sản xuất cánh đồng lớn trong vụ Mùa 2015 (tính bình quân trên 1ha) (tính bình quân trên 1ha)

Chỉ tiêu ĐVT

Trong CĐL Ngoài CĐL

Số lượng Đơn giá

(đồng) Thành tiền (đồng/ha) Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng/ha)

Ị Chi phí trung gian 7.608.000 8.314.000

1. Giống Kg 28 30.000 840.000 22 30.000 660.000

2. Phân bón 6.168.000 6.754.000

3. Thuốc BVTV Lần 2 300.000 600.000 3 300.000 900.000

IỊ Chi phí thuê ngoài 7.665.000 8.445.000

1. Làm đất 4.325.000 4.185.000

2. Lao động thuê 3.340.000 4.260.000

IIỊ Số ngày công Ngày 128 143

IV. Giá trị sản xuất Kg 5.950 7.000 41.650.000 5.300 7.000 37.100.000

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

73

* Hiệu quả đầu tư của hai mô hình:

Bảng 4.18. Một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của CĐL, 2015 (tính bình quân trên 1ha) (tính bình quân trên 1ha)

Chỉ tiêu ĐVT Trong CĐL Ngoài CĐL So sánh Trong CĐL /Ngoài CĐL (%) 1. Kết quả sản xuất - Tổng giá trị sx (GO) Ng.đ 41.650 37.100 112,26 - Chi phí trung gian (IC) Ng.đ 7.608 8.314 91,5 - Giá trị gia tăng (VA) Ng.đ 34.042 28.786 118,26 - Chi phí thuê ngoài Ng.đ 7.665 8.445 90,76 - Thu nhập hỗn hợp (MI) Ng.đ 26.377 20.341 129,67

2. Hiệu quả sản xuất

- GO/IC lần 5,47 4,46 122,65

- VA/IC lần 4,47 3,46 129,2

- MI/IC lần 3,47 2,45 141,6

- MI/số ngày công Ng.đ/lđ 206,07 142,24 144,57 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

GO/IC thể hiện hiệu quả kinh tế trong đầu tư. Khi đầu tư 1 đồng chi phí trung gian cho việc thực hiện mô hình, nông hộ trong mô hình cánh đồng lớn thu được 5,47 đồng, nông hộ ngoài mô hình chỉ thu được 4,46 đồng. Điều này nói lên rằng hiệu quả sử dụng chi phí trung gian của nhóm nông hộ trong mô hình cao hơn, việc này rất có ý nghĩa khi phần lớn nguồn vốn sản xuất có nguồn gốc từ vốn vaỵ

VA/IC thể hiện mối tương quan giữa giá trị gia tăng với chi phí bỏ rạ Khi đầu tư 1 đồng chi phí trung gian cho việc thực hiện mô hình, nông hộ trong mô hình cánh đồng lớn thu được 4,47 đồng giá trị gia tăng, nông hộ ngoài mô hình chỉ thu được 3,46 đồng. Điều này nói lên rằng hiệu quả sử dụng chi phí trung gian của nhóm nông hộ trong mô hình cao hơn.

MI/IC thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập hỗn hợp thu được với chi phí trung gian. Khi đầu tư 1 đồng chi phí trung gian cho việc thực hiện mô hình, nông hộ trong mô hình cánh đồng lớn thu được 3,47 đồng thu nhập hỗn hợp, nông hộ ngoài mô hình chỉ thu được 2,45 đồng. Điều này nói lên rằng hiệu quả sử dụng chi phí trung gian của nhóm nông hộ trong mô hình cao hơn.

Giá trị ngày công lao động: Số ngày công lao động bình quân trên 1 ha của hộ trong mô hình thấp hơn hộ ngoài mô hình nên giá trị ngày công của hộ trong mô hình có xu thế cao hơn hộ ngoài mô hình (206,07 nghìn đồng so với 142,24 nghìn đồng). Khi mang so sánh với giá trị ngày công lao động trên thị trường sản xuất nông nghiệp bình quân 100.000 đồng ngày thì giá trị của nhóm hộ trong mô hình lớn hơn. Giá trị ngày công lao động gia đình cao gần 1,5 lần giá trị ngày công trên thị trường. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn. Qua đây, chúng ta có thể thấy mô hình cánh đồng lớn đã góp phần làm tăng thu nhập cho các lao động nông nghiệp, góp phần cải thiện đời sống kinh tế nông thôn, giúp người dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁNH ĐỒNG LỚN TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HOÁ TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HOÁ 4.2.1. Chủ trương, chính sách phát triển cánh đồng lớn

Thấy rõ được ý nghĩa quan trọng này, thời gian qua, Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, ngành đã tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng liên quan đến chính sách liên kết sản xuất nông sản.

Đặc biệt, sau khi Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, các tỉnh tích cực triển khai liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng Cánh đồng lớn (CĐL). Kết quả, đã có nhiều doanh nghiệp tiêu thụ, xuất khẩu gạo liên kết với nông dân, xây dựng vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng tiêu thụ, cung ứng vật tư, hỗ trợ kỹ thuật...

Ngoài các chính sách cụ thể trên, tại các xã cũng ban hành nhiều chính sách riêng áp dụng cho địa phương mình như chính sách khen thưởng, hỗ trợ… Trong quá trình triển khai, thực hiện xây dựng cánh đồng mẫu lớn Huyện uỷ, UBND huyện cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo ở từng thời điểm cụ thể, sát thực với tình hình của cơ sở để thực hiện tốt mục tiêu phát triển cánh đồng lớn của huyện. Cuối mỗi vụ, năm sản xuất UBND huyện tổ chức tổng kết, thi đua khen thưởng, đánh giá kết quả sản xuất và triển khai kế hoạch sản xuất vụ, năm tiếp theọ Từ đó tạo điều kiện cho người dân đầu tư, mở rộng sản xuất.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong một số chính sách phát triển cánh đồng lớn như:

- Các chính sách đã ban hành chưa tính đến tính đang dạng của các mô hình liên kết ở các vùng miền, lĩnh vực sản xuất khác nhau (lúa, rau, cây ăn quả...). Các chính sách mới chỉ dừng lại ở việc doanh nghiệp liên kết cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ sản xuất.

- Huyện thực hiện theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến tiêu thụ. Đây là chính sách khuyến khích liên kết “4 nhà” trong tiêu thụ sản phẩm nhưng trong trong thực tế doanh nghiệp và người dân vẫn không gặp được nhaụ Hầu hết các doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân là các doanh nghiệp cung cấp đầu vàọ Có rất ít các doanh nghiệp tham gia liên kết để tiêu thụ sản phẩm. Thực tế chưa có các ràng buộc đối với doanh nghiệp tham gia liên kết, các chế tài xử lý doanh nghiệp phá vỡ hợp đồng với nông dân. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho các cánh đồng lớn không được phát triển mạnh và chưa bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 83 - 89)