Đánh giá chung về thực trạng thực hiện giải pháp phát triển cánh đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện giải pháp phát triển cánh đồng

PHÁT TRIỂN CÁNH ĐỒNG LỚN TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HOÁ

Xây dựng mô hình cánh đồng lớn được UBND Tỉnh Thanh Hóa phát động tại Huyện Triệu Sơn ngày 08/02/2012 đã nhận sự hưởng ứng tích cực của nhiều xã, doanh nghiệp và người dân. Đến nay, nhiều mô hình cánh đồng lớn đã ra đời với quy mô từ vài đến vài chục hécta (ha), cùng rất nhiều hình thức canh tác, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, cánh đồng một giống, cánh đồng hiện đại, cánh đồng lúa chất lượng cao…Vụ Xuân 2013, tổng diện tích thực hiện CĐL của Huyện đạt gần 170 ha với khoảng 1.701 hộ nông dân tham giạ Đến vụ Mùa 2015 tổng diện tích đất tham gia mô hình CĐL là 540 ha với 5.410 hộ nông dân tham giạ

Từ thành công bước đầu của mô hình CĐL, năm 2012, mô hình được triển khai thí điểm ở 3 xã (Thọ Bình, Đồng Tiến, Vân Sơn). Đến năm 2015 mô hình

CĐL được mở rộng ra 8 xã của Huyện. Nhờ thực hiện mô hình này, năng suất lúa bình quân đã tăng từ 5,3 tấn/ha lên 5,95 tấn/ha; lợi nhuận sau khi trừ chi phí sản xuất đạt trên 18 triệu đồng/ha, cao hơn 1,63 lần so với cách làm cũ.

Điểm đáng chú ý, sau khi thực hiện thí điểm mô hình CĐL trồng lúa, đã xuất hiện nhiều mô hình canh tác mới như mô hình trồng mía, trồng ớt.

Có thể thấy, mô hình CĐL bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc nông dân nâng cao được thu nhập trên một đơn vị diện tích, các công ty cung ứng các yếu tố đầu vào cho ngành nông nghiệp như phân bón, giống thông qua việc ký kết các hợp đồng với người nông dân với khối lượng lớn, đã góp phần để các công ty này sản xuất ổn định. Mặt khác, sản phẩm của mô hình CĐL khá đồng đều, chất lượng ngày càng cao, đã tạo nguồn cung ổn định cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu, góp phần đưa xuất khẩu gạo của Việt Nam có bước phát triển vượt bậc. Bên cạnh đó, mô hình này đã đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩụ

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, việc thực hiện mô hình CĐL thời gian qua còn cho thấy, sự kết nối của các cơ quan chuyên môn và các doanh nghiệp, nông dân trong mô hình chưa thật sự tốt. Mô hình chưa đồng bộ từ hình thức liên kết đến các hoạt động triển khai, trong đó quy trình canh tác lúa chưa được hoàn thiện, ghi chép sổ tay sản xuất chưa đầy đủ. Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ do chưa nhiều doanh nghiệp tham gia việc tiêu thụ sản phẩm. Các tiêu chí về nông sản phẩm chưa được công bố, việc sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp chưa phổ biến. Ngoài ra, nông dân chưa nhận biết đầy đủ lợi ích của việc tham gia cánh đồng lớn, vẫn còn quan niệm đây là mô hình nhà nước phải đầu tư, hỗ trợ và phải thu mua lúa với giá caọ

Bên cạnh đó, do quy mô diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nhiều hộ dân còn nhỏ lẻ, manh mún, dẫn đến số hộ dân tham gia trong một mô hình lớn, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành.

Mặt khác, trình độ người nông dân không đồng đều nên việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế, việc ghi chép nhật ký sản xuất ở nhiều nơi chưa được nông dân thực hiện đầy đủ.

4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÁNH ĐỒNG LỚN TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HOÁ 4.4.1. Giải pháp về liên kết trong cánh đồng lớn

Giải pháp xây dựng mô hình liên kết bốn nhà trong mô hình cánh đồng lớn là hướng phát triển trong sản xuất lúa mang tính bền vững, từ đó sẽ đáp ứng yêu cầu và tâm tư nguyện vọng của các cấp chính quyền địa phương và bà con nông dân trong vùng, nhằm phát triển sản xuất ổn định bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mớị Mối liên kết "4 nhà" vẫn chưa thật sự thắt chặt như mong muốn, các mối liên kết dọc và ngang hình thành và phát triển khó khăn.

Qua các vụ triển khai xây dựng thí điểm cánh đồng lớn tại huyện, mới chỉ hình thành được mối liên kết ngang giữa các hộ sản xuất nhưng đó cũng chỉ là liên kết trong sản xuất chưa thực sự tạo ra được sức mạnh tập thể trong tiêu thụ sản phẩm. Liên kết giữa các doanh nghiệp tiêu thụ với nông dân lại càng lỏng lẻọ Chính vì vậy, cần có cơ chế, chính sách phù hợp nhất là chính sách bao tiêu, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ để thúc đẩy và hình thành chuỗi giá trị nông sản. Có chính sách khuyến khích, ràng buộc các doanh nghiệp tham gia vào liên kết. Cụ thể, các giải pháp đó như sau:

- Đối với người dân: Phát triển cánh đồng lớn chính là nền tảng mở đường để thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất.

+ Tuân thủ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn của cán bộ chuyên môn như lịch xuống giống, gieo sạ đồng loạt, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh…

+ Chọn 1 – 2 loại giống lúa theo đơn đặt hàng của đơn vị thu mua bao tiêu sản phẩm gieo sạ trong mô hình liên kết.

+ Nông dân cần tham gia đầy đủ các cuộc hội nghị triển khai, các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất.

+ Sử dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch trong mô hình. Tuy nhiên, so với điều kiện kinh tế của người dân trong huyện hiện nay thì việc đầu tư mua máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó cần thực hiện tốt hơn các chính sách cho vay vốn ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cánh đồng lớn. Nên tăng mức vay tín chấp, đơn giản hóa các thủ tục để nông dân có đủ vốn mua máy móc thực hiện cơ giới hóa (mua giàn sạ, máy cấy, máy gặt đập liên hợp…) sản xuất nông nghiệp.

- Đối với các doanh nghiệp: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân, tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để xây dựng đủ kho hàng, phương tiện đủ năng lực cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV, hướng dẫn sản xuất, vận chuyển, phơi sấy sản phẩm để tạo điều kiện thực hiện hợp đồng. Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư khép kín trong mô hình cánh đồng lớn bằng vốn và nhân lực.

- Đối với nhà nước: Đại diện cho nông dân làm cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp trong việc ký kết các hợp đồng. Cần ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp này vốn đầu tư giống lúa, phân bón và có hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa hàng hóa cho nông dân. Giúp nông dân sản xuất an tâm đầu ra, lúa sản xuất đồng loạt một loại giống, đủ tiêu chuẩn và chất lượng xuất khẩụ Nhà nước chưa có chế tài cụ thể nên khó xử lý khi xảy ra vi phạm hợp đồng giữa các bên. Vì thế, thời gian qua còn xảy ra tình trạng DN và nông dân phá vỡ hợp đồng khi có sự biến động về giá, thị trường tiêu thụ….Cho nên, cần có chế tài xử lý những doanh nghiệp phá vỡ hợp đồng với nông dân.

4.4.2. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm và thông tin thị trường

Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thường gặp đều bị ảnh hưởng bởi độ trễ của sản phẩm, vì vậy hiện tượng được mùa mất giá, được giá mất mùa diễn ra phổ biến trong tất cả các loại mặt hàng nông nghiệp. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay đó là, gắn kết cánh đồng lớn với thị trường tiêu thụ sản phẩm hay nói cách khác đi đó là việc tìm thị trường đầu ra cho cánh đồng lớn. Đây là bài toán quan trọng để duy trì và phát triển "Cánh đồng lớn".Trên thực tế các “Cánh đồng lớn” sản xuất ra lượng hàng hóa lớn, thu hoạch đồng loạt, nhưng thực tế giải pháp sau thu hoạch chưa đảm bảọ Cụ thể như máy gặt đập, máy sấy, kho bảo quản chưa đáp ứng, tình trạng nông dân bán lúa tươi hiệu quả thu nhập thấp, lúa bảo quản không đảm bảo dẫn đến gạo kém chất lượng. Việc thu hoạch số lượng lớn cùng thời điểm làm cho giá lúa bị giảm giá. Trước tình hình như vậy, cần phải:

- Tìm kiếm các thông tin thị trường: Để thông tin thị trường đến với người dân một cách nhanh chóng, chính xác và đáng tin cậy thì chính quyền địa phương, các ngành, các cấp cần nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin minh bạch và dự báo về sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu lúa gạo để nông dân tiếp thu và chấp hành các khuyến cáo một cách mạnh mẽ hơn. Ngoài ra cần phải có đội ngũ chuyên gia có khả năng nắm bắt, dự báo thị trường để kịp thời phổ biến cho các hộ dân chủ động áp dụng trong sản xuất và giảm thiểu được rủi ro về giá khi

tham gia thị trường. Các thông tin thị trường cần thiết như thông tin giá vật tư đầu vào: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thông tin giá sản phẩm nông nghiệp, các thị trường tiềm năng,….

- Hình thành các tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Một mặt làm giảm sự cạnh tranh không cần thiết giữa người sản xuất, mặt khác sẽ tăng cường sức mạnh để tăng khả năng thành công trong đàm phán bán hàng nhờ lợi thế có quy mô sản phẩm lớn. Bên cạnh đó, việc làm tốt công tác liên kết trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giữa người dân và doanh nghiệp. Cần nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để đa dạng hơn các phương thức tiêu thụ bao gồm một số phương thức hiện đại như:

+ Nông dân tham gia cổ phần trong các doanh nghiệp kinh doanh lúa, gạo; + Đấu thầu tiêu thụ cánh đồng lớn ở giai đoạn lúa chín;

+ Một số nông dân ở cánh đồng lớn trở thành thương lái làm nhiệm vụ vận chuyển đến nhà máy của doanh nghiệp. Hoặc có thể tham gia vay vốn để mở nhà máy sơ chế lúa gạọ

- Không ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường cho các sản phẩm cánh đồng lớn để đạt được giá trị hàng hóa cao nhất.

4.4.3. Giải pháp kỹ thuật

Thực hiện mô hình "Cánh đồng lớn" mang lại nhiều lợi ích cho 4 nhà. Trong đó, Nhà nước và nhà khoa học rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc điều hành, chỉ đạo, quy hoạch sản xuất và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh... cho nông dân. Bà con nông dân có điều kiện tiếp cận và áp dụng được tiến bộ kỹ thuật vào thực tế sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, nâng cao hiệu quả đầu tư. Doanh nghiệp có thêm nhiều đối tác làm ăn mới, có điều kiện tiêu thụ được sản phẩm, chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nông dân có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của "Cánh đồng lớn" và họ cũng là người hưởng lợi trực tiếp từ mô hình, do đó bà con cần chủ động tiếp nhận và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực tế sản xuất; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và các giải pháp kỹ thuật có hiệu quả với cộng đồng. Dần dần thay đổi tư tưởng làm ăn lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ chuyển sang sản xuất theo nhu cầu của thị trường thông qua doanh nghiệp tiêu thụ lúa gạọ

Bên cạnh đó, không ngừng tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã được khẳng định trong mô hình cánh đồng lớn như giống, các biện pháp phòng

trừ sâu bệnh tổng hợp, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất….nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Tăng cường công tác khuyến nông và đào tạọ Xây dựng các chương trình đào tạo, huấn luyện TOT, huấn luyện nông dân các kỹ năng sản xuất và phối hợp tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng chương trình đào tạo kiến thức tổng hợp cho nông dân trong mô hình cánh đồng lớn từ kỹ thuật canh tác đến công nghệ sau thu hoạch và các kiến thức về thương mại, thị trường, quy luật cung cầu,…

Trong thời gian tới cần xác định rõ vai trò chủ yếu của đối tác trong quan hệ liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã và các nhà khoa học, ngân hàng…. để có biện pháp quản lý, hỗ trợ, nâng cao hiệu quả liên kết; Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ các đối tượng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phâm chủ lực, trong đó ưu tiên thực hiện mô hình “Cánh đồng lớn”.

4.4.4. Giải pháp tuyên truyền vận động

Để thực hiện thành công và nhân rộng sản xuất theo quy mô cánh đồng lớn trong toàn huyện, không chỉ trên cây lúa mà trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực khác phải có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn thể người dân với nhận thức sâu sắc về mô hình. Do đó, công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về phát triển cánh đồng lớn đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công của mô hình.

Bên cạnh đó, phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến lợi ích của việc xây dựng "Cánh đồng lớn" và vận động nông dân tham gia; tạo điều kiện thuận lợi cho bà con tự nguyện tham gia sản xuất. Với mục tiêu tiết giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận. Hàng năm, các tổ chức đoàn thể từ cấp huyện đến xã cần tích cực tuyên truyền mô hình lồng ghép trong các hội nghị, họp, sinh hoạt thường kỳ.

Mỗi xã, phường, thị trấn trong huyện phải xác định rõ mục đích, ý nghĩa của cánh đồng lớn. Lên kế hoạch xây dựng thí điểm mô hình cánh đồng lớn trên cây trồng chủ lực, có tính hàng hóa cao tại địa phương mình. Vận dụng các cơ chế, chính sách của nhà nước đã ban hành như đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng, đất đai, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông, chính sách VietGap, chương trình nông thôn mới,…để nhân rộng mô hình cánh đồng lớn ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

4.4.5. Giải pháp về đất đai

Đất đai là tiền đề cho phát triển cánh đồng lớn. Đất đai manh mún sẽ cản trở việc nhân rộng mô hình cánh đồng lớn. Vì vậy cần ban hành, hoàn thiện, củng cố các chính sách về đất đai như:

- Thực hiện nhanh các thủ tục và chính sách trong việc dồn điền đổi thửa giúp cho hộ dân tập trung chuyên môn hóa, cơ giới hóa vào sản xuất góp phần tăng hiệu quả sản xuất.

- Khẩn trương cấp và gia hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho hộ nông dân và trang trại để nông dân yên tâm tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất.

4.4.6. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển cánh đồng lớn còn lồng ghép trong chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vì vậy hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng trong cánh đồng lớn tuy đã được chỉnh trang, xây dựng mới nhưng chưa mang tính chất đồng bộ, chưa đủ năng lực phục vụ vùng sản xuất lớn như mô hình cánh đồng lớn. Do đó, chính quyền các cấp cần thiết phải đầu tư cơ sở hạ tầng cho cánh đồng lớn, đặc biệt là thiết kế lại đồng ruộng để thuận tiện cho cơ giới hóa, hoàn thiện thủy lợi nội đồng, trạm bơm điện, nâng cấp giao thông đến cánh đồng. Ngoài vốn ngân sách nhà nước là chủ lực cần phải có sự tham gia của các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư được hưởng lợi từ chính công trình được đầu tư.

- Về thủy lợi: Hệ thống thủy lợi tưới tiêu của huyện đã được đầu tư nhưng chỉ đáp ứng việc tưới tiêu cho vụ lúa, về mùa khô thì chưa chủ động trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 95)