Kênh tiêu thụ sản phẩm và thông tin thị trường của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 82 - 86)

Chỉ tiêu Số hộ (Hộ) cấu (%) Xã Thọ Bình Xã Đồng Tiến Xã Vân Sơn Tổng 1. Kênh tiêu thụ - Doanh nghiệp 3 2 3 08 8,9 - Thương lái 21 20 22 63 70 - Trực tiếp 6 8 5 19 21,1

2. Thông tin thị trường

- Số hộ biết về thông tin thị trường 6 3 2 11 12,2 - Số hộ không biết về thông tin thị

trường

24 27 28

79 87,8

Phần lớn số lúa còn lại, các hộ dân tự phải bán ra ngoài thị trường, qua các thương lái thu gom, qua hệ thống “hàng xáo” với giá cả bấp bênh và bị chèn ép giá. Sản phẩm lúa sản xuất trong cánh đồng lớn không có đầu ra ổn định, 90% các hộ điều tra vẫn phải chủ động tự tìm cách tiêu thụ lúa qua hệ thống thương lái thu gom, hoặc bán trực tiếp với số lượng nhỏ lẻ cho người tiêu dùng.

Một khó khăn khi tiêu thụ qua hệ thống thương lái mà các hộ gặp phải đó là tình trạng ép giá, mua với mức giá thấp hơn nhiều so khi say sát bán gạo ở các chợ cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, người dân không còn cách lựa chọn nào khác do khối lượng sản phẩm lớn không thể tiêu thụ nhỏ nhặt ở các chợ được. Nguyên nhân chủ yếu của sự chấp nhận giá và bị ép giá của các hộ dân vì họ không có các thông tin về giá cả thị trường. Qua điều tra cho thấy có tới 87,8% số hộ chỉ biết được giá cả thông qua việc tư thương thu mua và định giá. Đây chính là một trong các “ nút thắt” làm cho cánh đồng lớn ở Triệu Sơn mới chỉ dừng lại ở quy mô nhất định và chưa được mở rộng sang đối tượng cây trồng, con nuôi khác.

Hộp 4.6. Vấn đề bức xúc nhất hiện nay

Bức xúc lớn nhất hiện nay của bà con nông dân là khâu tiêu thụ, dù có hợp đồng thì bà con nông dân vẫn phải bán lúa cho thương lái bên ngoài, do doanh nghiệp không thu mua kịp. Làm theo hướng VIETGAP, chất lượng gạo sạch nhưng lại phải bán như lúa thường thì quá uổng phí

Ông Vũ Minh Nghĩa, nông dân xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tháng 12 năm 2015.

Qua bảng kết quả điều tra cho thấy, gần 90% các ý kiến của người dân đều cho rằng công tác thu mua tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là không đảm bảo về thời điểm thu mua và giá thu muạ Tình trạng được mùa – rớt giá là một vấn đề cần được quan tâm trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng. Khi được mùa thì thương lái trong nước và thương lái nước ngoài ép cấp, ép giá, phao tin đồn nhảm làm lũng đoạn thị trường nhằm ép người dân phải bán lúa với mức giá thấp.

Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về công tác thu mua tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Chỉ tiêu

Mức độ thực hiện

Đảm bảo Tạm chấp nhận Không đảm bảo Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1. Giá mua cao hơn thị trường

12 13,3 78 86,7

2. Thời điểm thu mua 9 10 81 90 3. Hình thức thanh toán 77 85,6 13 14,4 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

4.1.7. Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất trên cánh đồng lớn

4.1.7.1. Nội dung

Với sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, sự ủng hộ, hưởng ứng của người dân. Vụ Xuân năm 2013, cánh đồng lớn đầu tiên đã được hình thành trên địa bàn huyện. Ngay sau vụ đầu tiên đưa vào sản xuất, Cánh đồng lớn đã khẳng định được tính ưu việt, là hướng đi tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện nay và đang được các xã còn lại trong huyện nhanh chóng áp dụng và triển khaị

4.1.7.2. Kết quả

* Phân tích các khoản mục chi phí trong sản xuất

Chi phí giống: Trong quá trình sản xuất thì việc chọn giống là một trong những khâu quan trọng nhất vì nó quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm đầu rạ Chi phí giống của nhóm trong mô hình chiếm 5,16% (so với chi phí tiền mặt) cao hơn so với nông hộ ngoài mô hình chiếm 3,71% do phần lớn các nông hộ sản xuất ngoài mô hình thường tự sản xuất lúa giống hay nói một cách chính xác là các nông hộ thường để lại một phần lúa đã thu hoạch làm giống sản xuất cho mùa vụ kế tiếp trong khi nhóm nông hộ trong mô hình sản xuất giống xác nhận.

Chi phí phân bón: Sự chênh lệch về giá cả do nông hộ ngoài mô hình thường thanh toán tiền sau khi thu hoạch ở các đại lý vật tư nông nghiệp (II, III) là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự khác nhau khá nhiều về

chi phí phân bón của hai nhóm nông hộ (trong mô hình là 6.168.000 đồng, ngoài mô hình là 6.754.000 đồng).

Chi phí thuốc BVTV: Hai loại bệnh thường phát sinh trong thời gian vừa qua là bệnh rầy nâu và đạo ôn. Nó chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Chi phí phòng ngừa bệnh rầy nâu chia làm 2 lần phun xịt. Chi phí trung bình mỗi lần là 200.000 - 300.000 đồng/hạ Chi phí chi cho bệnh đạo ôn trung bình khoảng 300.000 đồng/ha với 4 - 5 lần phun xịt, chiếm 3,69% tổng chi phí trong mô hình và 5,07% trong tổng chi phí của nông hộ ngoài mô hình.

Chi phí lao động gia đình (LĐGĐ) chi phí bình quân khoảng 6.680.000 đồng trong mô hình và 7.860.000 đồng ngoài mô hình chiếm 29,1% và 30,68% trong tổng chi phí. Số lượng ngày công lao động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất tương đối cao 128 và 143 ngàỵ Vì phần lớn các nông hộ trong mô hình có sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ FF trong việc thăm đồng và các khâu chăm sóc do đó số ngày công LĐGĐ có phần giảm hơn so với các nông hộ ngoài mô hình. Phần lớn LĐGĐ tham gia vào trong quá trình chuẩn bị đất và thu hoạch, còn các khâu còn lại thì khá ít như: bơm nước, làm cỏ, bón phân, xịt thuốc... vì những khâu này nông hộ thường thuê lao động ngoàị

Chi phí thuê lao động: Chi phí trung bình trong mô hình là 3.340.000 đồng và ngoài mô hình là 4.260.000 đồng chiếm 14,55% và 16,63% trong tổng chi phí mà nông hộ bỏ rạ Chi phí thuê lao động phát sinh do những nguyên nhân sau: thứnhất, do có một số ít nông hộ không có đủ lực lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất; thứ hai là một số hộ tuổi cao hạn chế về sức khỏe nên không thể sử dụng toàn bộ thời gian cho việc trồng lúa; thứ ba là do diện tích canh tác lớn, trồng theo hướng công nghiệp hóa nên phần lớn nông hộ cũng thuê lao động ngoàị Thuê lao động ngoài phổ biến nhất vào giai đoạn cấy lúa, giai đoạn thu hoạch lúa cần phải thuê máy (hoặc người) gặt chi phí cho việc thuê mướn máy gặt đập liên hợp dao động từ 200.000 đồng/1.000m2 (lúa đứng) - 300.000 đồng/1.000m2 (lúa ngã).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 82 - 86)