Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm và thông tin thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 98 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.2. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm và thông tin thị trường

Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thường gặp đều bị ảnh hưởng bởi độ trễ của sản phẩm, vì vậy hiện tượng được mùa mất giá, được giá mất mùa diễn ra phổ biến trong tất cả các loại mặt hàng nông nghiệp. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay đó là, gắn kết cánh đồng lớn với thị trường tiêu thụ sản phẩm hay nói cách khác đi đó là việc tìm thị trường đầu ra cho cánh đồng lớn. Đây là bài toán quan trọng để duy trì và phát triển "Cánh đồng lớn".Trên thực tế các “Cánh đồng lớn” sản xuất ra lượng hàng hóa lớn, thu hoạch đồng loạt, nhưng thực tế giải pháp sau thu hoạch chưa đảm bảọ Cụ thể như máy gặt đập, máy sấy, kho bảo quản chưa đáp ứng, tình trạng nông dân bán lúa tươi hiệu quả thu nhập thấp, lúa bảo quản không đảm bảo dẫn đến gạo kém chất lượng. Việc thu hoạch số lượng lớn cùng thời điểm làm cho giá lúa bị giảm giá. Trước tình hình như vậy, cần phải:

- Tìm kiếm các thông tin thị trường: Để thông tin thị trường đến với người dân một cách nhanh chóng, chính xác và đáng tin cậy thì chính quyền địa phương, các ngành, các cấp cần nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin minh bạch và dự báo về sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu lúa gạo để nông dân tiếp thu và chấp hành các khuyến cáo một cách mạnh mẽ hơn. Ngoài ra cần phải có đội ngũ chuyên gia có khả năng nắm bắt, dự báo thị trường để kịp thời phổ biến cho các hộ dân chủ động áp dụng trong sản xuất và giảm thiểu được rủi ro về giá khi

tham gia thị trường. Các thông tin thị trường cần thiết như thông tin giá vật tư đầu vào: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thông tin giá sản phẩm nông nghiệp, các thị trường tiềm năng,….

- Hình thành các tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Một mặt làm giảm sự cạnh tranh không cần thiết giữa người sản xuất, mặt khác sẽ tăng cường sức mạnh để tăng khả năng thành công trong đàm phán bán hàng nhờ lợi thế có quy mô sản phẩm lớn. Bên cạnh đó, việc làm tốt công tác liên kết trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giữa người dân và doanh nghiệp. Cần nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để đa dạng hơn các phương thức tiêu thụ bao gồm một số phương thức hiện đại như:

+ Nông dân tham gia cổ phần trong các doanh nghiệp kinh doanh lúa, gạo; + Đấu thầu tiêu thụ cánh đồng lớn ở giai đoạn lúa chín;

+ Một số nông dân ở cánh đồng lớn trở thành thương lái làm nhiệm vụ vận chuyển đến nhà máy của doanh nghiệp. Hoặc có thể tham gia vay vốn để mở nhà máy sơ chế lúa gạọ

- Không ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường cho các sản phẩm cánh đồng lớn để đạt được giá trị hàng hóa cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 98 - 99)