Nội dung giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 31)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cánh đồng lớn

2.1.3.Nội dung giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển cánh đồng lớn

2.1.3.Nội dung giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa

2.1.3.1. Xác định đối tác liên kết

Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn là cần thiết để xây dựng nền nông nghiệp quy mô lớn. Tuy nhiên, để chính sách vận hành tốt và phát huy hiệu quả trong thời gian tới, cần xác định mô hình liên kết cánh đồng lớn phù hợp điều kiện cụ thể của các vùng, miền, địa phương, lĩnh vực sản xuất. Từ đó bố trí kinh phí và quyết định mức hỗ trợ tùy thuộc vào cấp độ liên kết. Đặc biệt, cần sớm có chế tài xử lý và quy định rõ hơn trách nhiệm của các bên khi tham gia thực hiện liên kết, xây dựng cánh đồng lớn ở địa phương.

Điều kiện cơ bản và quyết định để phát triển cánh đồng lớn là yếu tố liên kết. Thông qua liên kết giữa các tác nhân (hộ - doanh nghiệp, hộ - hộ, hộ - nhà khoa học….) trong các nội dung liên kết (liên kết trong cung ứng đầu vào, liên kết trong chuyển giao kỹ thuật, liên kết trong tiêu thụ…) sẽ góp phần giúp các tác nhân có điều kiện tiếp thu, phổ biến, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, kết quả và hiệu quả sản xuất. Các giải pháp đưa ra phải xác định được mối liên kết nòng cốt, chỉ ra được vai trò, nhiệm vụ của các bên trong quá trình liên kết, các hình thức, nội dung và cam kết liên kết giữa các tác nhân trong xây dựng cánh đồng lớn.

2.1.3.2. Liên kết, ký kết hợp đồng

Kết quả tổ chức liên kết ngang giữa nông dân với nông dân: Cách thức tổ chức mối liên kết giữa nông dân với nhau trong các khâu làm đất, tưới nước, chăm sóc, bảo vệ thực vật và thu hoạch, bán sản phẩm.... Đánh giá về vị thế đàm phán và "sức mặc cả”, khả năng cạnh tranh trong hành động tập thể của nhóm nông dân tham gia cánh đồng lớn.

Kết quả tổ chức liên kết dọc giữa doanh nghiệp và nông dân: Đối với doanh nghiệp: Xem xét hình thức thực hiện liên kết; Tìm hiểu vai trò trong mối liên kết bốn nhà; Kết quả thực hiện hỗ trợ, cung ứng đầu vào (giống, vật tư, phân bón, thuốc BVTV, máy móc....), thu mua đầu ra (cung ứng dịch vụ thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, lưu trữ và tiêu thụ sản phẩm), chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, quản trị trong chuỗi giá trị. Hình thức hỗ trợ nông dân khi gặp rủi rọ Đối với người nông dân: Xem xét vai trò, vị thế trong liên kết; kết quả thực hiện liên kết trong việc thực hiện sản xuất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, trong việc bán sản phẩm đảm bảo về số lượng và chất lượng theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm đã ký với các doanh nghiệp.

2.1.3.3. Quy hoạch cánh đồng lớn

- Xác định công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đóng vai trò then chốt và rất quan trọng. Nếu quy hoạch không có chất lượng, không mang tính khả thi, tính tổng thể và tầm nhìn thì không thể đạt được kết quả khả quan trong phát triển cánh đồng mẫu lớn. Do đó, trong thời gian qua, công tác quy hoạch cánh đồng lớn đã và đang được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện cùng toàn thể người dân tham gia đóng góp, thực hiện sắp xếp, bố trí quy hoạch một cách hợp lý, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương để có một mô hình cánh đồng

lớn, phát triển theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, vừa mang tính kế thừa tiềm năng sẵn có và vừa mang tính bổ sung.

- Đến nay, công tác quy hoạch xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn huyện đã cơ bản hoàn thành với chất lượng tốt, đồ án quy hoạch được công bố rộng rãi, quy chế quản lý quy hoạch cũng được xây dựng sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, các xã nằm trong vùng dự án cũng nghiêm túc thực hiện việc rà soát quy hoạch, chất lượng các đồ án sau khi điều chỉnh bảo đảm theo quy định, đáp ứng kịp thời cho kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Quy hoạch là điều kiện cơ bản đảm bảo cho cánh đồng lớn thành công. Vì vậy, các giải pháp đưa ra phải xem xét trên cơ sở phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch đất đai và xây dựng nông thôn mới, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, chủ động về thủy lợi, tưới tiêu, ngăn lũ thì sản xuất lúa trên quy mô lớn mới được đảm bảo và ổn định.

+ Công tác quy hoạch vùng sản xuất, tập hợp nhân dân: Công tác dồn điền, đổi thửa; chỉnh trang đồng ruộng, diện tích quy hoạch, số hộ tham gia, mô hình tập hợp nhân dân, cách thức vận hành, mối quan hệ và lợi ích của người dân trong mô hình. Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình quy hoạch thành các vùng sản xuất lớn.

+ Công tác xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất phát triển Cánh đồng lớn: Tổng kinh phí hỗ trợ đầu tư; Các nguồn kinh phí đã huy động; Các hạng mục công trình đã được đầu tư đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất cho cánh đồng lớn. Đánh giá sự phù hợp của công tác hỗ trợ sản xuất trên các phương diện: Kinh phí, đối tượng, nội dung, hình thức và thủ tục hỗ trợ.

2.1.3.4. Tuyên truyền vận động người dân

Tuyên truyền, vận động, thuyết phục tạo sự đồng thuận trong dân là yếu tố tác động thay đổi cách nhìn nhận, tiếp cận và hành động của người dân do đó quyết định đến việc hình thành và phát triển của cánh đồng lớn. Khi chủ trương, định hướng về phát triển cánh đồng lớn được triển khai thì đối tượng tiếp nhận đầu tiên phải là cán bộ ban quản lý dự án. Do đó cán bộ ban quản lý phải nắm rõ được mục đích, ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn để phối hợp với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương thông qua các kênh và nguồn thông tin khác nhau tuyên truyền, vận động tới người dân và các bên có liên quan để triển khai thực hiện một cách hiệu quả.

Xây dựng cánh đồng lớn là hình thức tổ chức sản xuất khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ. Trong đó, người dân cùng nhau thực hành sản xuất theo một quy trình chung trong tất cả các khâu, từ làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, chế biến... Nhờ thực hiện đồng bộ các khâu trên mà chi phí sản xuất giảm, năng suất, chất lượng sản phẩm tăng, đồng thời lợi nhuận thu được từ sản xuất của người dân và doanh nghiệp cũng được nâng cao hơn khi các gia đình làm ăn độc lập và đơn lẻ. Việc xây dựng cánh đồng lớn đã tạo điều kiện cho người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, từng bước hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, giảm chi phí trong sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân. Do vậy, công tác tuyên truyền, vận động cho người dân về ý nghĩa, mục đích xây dựng cánh đồng lớn để nông dân hiểu đúng ý nghĩa tầm quan trọng của việc xây dựng cánh đồng lớn; tăng cường liên kết với các doanh nghiệp giúp nông dân ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; tập trung vận động những hộ sản xuất nhỏ lẻ liên kết sản xuất với quy mô lớn hơn. Bên cạnh đó, giúp đỡ nông dân tiếp cận được nguồn vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.

2.1.3.5. Tổ chức sản xuất

- Việc xây dựng cánh đồng lớn phải gắn với sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Do đó, khi nghiên cứu thực trạng phát triển cánh đồng lớn phải quan tâm đến việc xây dựng các quy trình kỹ thuật trong sản xuất, bảo quản và chế biến. Cơ cấu giống, cơ cấu trà vụ, ứng dụng công nghệ hiện đại đưa cơ giới hóa vào sản xuất hàng hóa nông sản theo hướng tập trung với khối lượng lớn, chất lượng cao nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ. Quan tâm đến việc xây dựng và tìm nguồn lực hỗ trợ kinh phí sản xuất cho cánh đồng lớn.

- Đánh giá các nguồn lực hỗ trợ cho xây dựng cánh đồng lớn. Xác định các nguồn lực chính. Tìm hiểu các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ sản xuất, tổng kinh phí hỗ trợ, định mức và hình thức hỗ trợ (hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV, tập huấn kỹ thuật, tài liệu, cơ giới hóa trong sản xuất...). Đánh giá của người dân về công tác hỗ trợ cho sản xuất.

- Đánh giá việc triển khai thực hiện và mức độ tuân thủ quy trình sản xuất của các hộ tham gia về cơ cấu giống, cơ cấu trà vụ, biện pháp canh tác, quy trình kỹ thuật đã thực hiện theo yêu cầụ Từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá sự ảnh hưởng của việc thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật trong sản xuất.

2.1.3.6. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm

Mục tiêu xây dựng cánh đồng lớn là khuyến khích nông dân sản xuất lúa theo hướng tập trung cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng đồng thời liên kết tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân.

Đối với nhà khoa học: nghiên cứu những giải pháp tối ưu trong việc phòng trừ sâu bệnh trên lúạ Tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo, hỗ trợ nông dân trong các cuộc hội thảo đầu bờ, gắn bó với nông dân “cùng nông dân ra đồng”, “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với nông dân.

Đối với doanh nghiệp: Khảo sát thị trường đầu ra trong nước và thế giới nhằm xác định chủng loại giống phù hợp. Đồng thời, tổ chức vùng nguyên liệu và đầu tư vật tư nông nghiệp cho nông dân qua hình thức hợp đồng. Đảm bảo lợi nhuận cho nông dân. Nâng cấp hệ thống kho, bãi, dịch vụ bơm tưới đặc biệt là dịch vụ sấy và dịch vụ bảo quản, tồn trữ.

Đối với nông dân: Tham gia sản xuất theo mô hình tập trung. Hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời, tuân thủ các giải pháp, quy trình quản lý dịch hạị

2.1.3.7. Đánh giá kết quả, hiệu quả liên kết sản xuất trên cánh đồng lớn trong sản xuất lúa

- Đánh giá kết quả sản xuất của cánh đồng lớn trên các khía cạnh: Chi phí sản xuất (chi phí giống, phân bón, thuốc BVTV, làm đất tưới tiêu, công lao động….); Năng suất, sản lượng thu hoạch, giá bán, lợi nhuận, thu nhập của người dân trong mô hình cánh đồng lớn với các hộ không tham gia cánh đồng lớn. Từ đó đánh giá, có những nhìn nhận khách quan về tính ưu việt giữa cánh đồng lớn so với sản xuất của các hộ nhỏ lẻ, cá biệt.

- Đánh giá hiệu quả phát triển cánh đồng lớn: Sự phát triển cánh đồng lớn thể hiện ở công tác nhân rộng cánh đồng lớn ra các xã, sang các đối tượng cây trồng, con nuôi khác. Vì vậy để đánh giá được sự phát triển của mô hình cánh đồng lớn phải tìm hiểu kết quả thực hiện trên các phương diện: Quy mô/cánh đồng lớn, tổng diện tích triển khai, số hộ tham gia liên kết, số xã trong huyện đã chủ động thực hiện cánh đồng lớn và đối tượng cây trồng, con nuôi được áp dụng sản xuất theo quy mô cánh đồng lớn qua các vụ, các năm triển khaị Từ đó đánh giá mức độ, chiều hướng phát triển cánh đồng lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 31)