Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển cánh đồng lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 90 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tạ

4.2.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển cánh đồng lớn

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển cánh đồng lớn được Huyện phân cấp cụ thể và có hệ thống thông qua việc hình thành Ban quản lý dự án từ huyện tới cơ sở tại Quyết định 107/QĐ-UBND ngày 17/03/2013 của UBND huyện về việc thành lập Ban quản lý dự án, phân công nhiệm vụ cho từng cấp, từng thành viên trong Ban quản lý. Theo đó, Ban quản lý có 3 cấp: cấp huyện, cấp xã và cấp HTX.

* Ban quản lý cấp huyện:

Tổng số thành viên trong Ban quản lý cấp huyện là 08 người với trưởng ban là đồng chí Phó chủ tịch phụ trách Kinh tế, phó ban là đồng chí Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện.

Ban quản lý cấp huyện có chức năng, nhiệm vụ là xây dựng và chỉ đạo triển khai các kế hoạch, chương trình hành động. Xác định quy mô diện tích, giống lúa đưa vào sản xuất, các yêu cầu kỹ thuật, các tổ chức, thành phần tham gia triển khai thực hiện dự án. Trong đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT thôn huyện chủ trì thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Bộ phận kỹ thuật (cán bộ kỹ thuật thuộc trạm Bảo Vệ thực vật, trạm Khuyến nông) kiểm tra, giám sát, tư vấn, hỗ trợ chỉ đạo sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh tế và theo quy trình kỹ thuật. Bộ phận tài chính hướng dẫn sử dụng, thủ tục cấp phát và thanh toán kinh phí hỗ trợ cho phát triển cánh đồng mẫu lớn đảm bảo đúng mục đích, chế độ, thuận tiện và hiệu quả.

* Ban Quản lý cấp xã

Chú thích: Quan hệ chỉ đạo: Quan hệ phối hợp:

Sơ đồ 4.2. Bộ máy quản lý Dự án Cánh đồng lớn huyện Triệu Sơn

Sau khi thành lập và kiện toàn Ban quản lý cấp huyện về chỉ đạo xây dựng cánh đồng lớn, Ủy ban nhân dân huyện đã ra quyết định thành lập Ban quản lý cấp xã về xây dựng cánh đồng lớn với cơ cấu gồm đồng chí Phó chủ tịch xã phụ trách kinh tế làm trưởng ban, số lượng từ 2-3 người/Ban quản lý xã. Theo đó, dự án sẽ có 3/35 xã có Ban quản lý cấp xã với tổng số thành viên là 7 người Ban quản lý cấp xã có trách nhiệm tập trung chỉ đạo các HTX làm tốt các khâu dịch vụ nông nghiệp, quản lý và kiểm tra việc ký kết và tổ chức thực hiện Hợp đồng kinh tế giữa các HTX nông nghiệp với Doanh nghiệp. Chỉ đạo HTX Nông

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁNHUYỆN

Bộ phận giúp việc Bộ phận kỹ thuật Trạm khuyến nông Trạm BVTV Hội phụ nữ xã

Hội nông dân xã

Doanh nghiệp HTX nông nghiệp Cán bộ kỹ thuật xã

NÔNG DÂN Phòng Nông nghiệp Bộ phận Tài chính BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÃ Cán bộ thôn Phòng Tài chính

nghiệp, tổ dịch vụ và các hộ xã viên thực hiện đúng cam kết hợp đồng kinh tế, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất.

Ban quản lý các xã ban hành các Nghị quyết chuyên đề về triển khai thực hiện dự án, triển khai dự án của huyện đến BCH Đảng ủy, các chi bộ và thống nhất trên toàn Đảng bộ. Đảng ủy thảo luận và ban hành Nghị quyết hàng năm, phân công các đồng chí ủy viên BCH Đảng bộ trực tiếp lãnh đạo chỉ đạo các chi bộ được phụ trách chỉ đạo nhân dân thực hiện cánh đồng lớn phải đạt hiệu quả, gắn với trách nhiệm ủy viên BCH đảng ủy, phụ trách kết quả thực hiện CĐL gắn với đánh giá chất lượng cán bộ Đảng viên cuối năm.

* Cấp HTX

Ban quản lý HTX thành lập các tiểu ban sản xuất do đồng chí Bí thư chi bộ làm trưởng tiểu ban, đồng chí trưởng thôn là Phó tiểu ban, thành viên là các đoàn thể tham gia có trách nhiệm xác định vùng sản xuất theo quy định. Chủ trì tuyên truyền, họp dân, bàn bạc dân chủ công khai các nội dung của dự án. Vận động, thống nhất 100% các hộ xã viên có ruộng trong vùng tham gia dự án theo kế hoạch, ủy quyền cho HTX nông nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp. Đảm bảo phục vụ, tổ chức các khâu dịch vụ: làm đất, điều hành, dẫn nước, công tác BVTV, diệt chuột, bảo vệ đồng….theo phương án điều hành, chỉ đạo của Ban quản lý cấp huyện.

Xác định rõ lực lượng cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật để hướng dẫn nông dân sản xuất và thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, yêu cầu dự án là yếu tố quan trọng. Sau khi thành lập và tổ chức được Bộ máy quản lý các cấp, Huyện đã tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề triển khai mục đích, ý nghĩa, nội dung của chương trình dự án, biên soạn tài liệu, các văn bản hướng dẫn thực hiện cho cán bộ trong Ban quản lý dự án các cấp đảm bảo thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 90 - 92)