Khái quát địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 51)

3.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý, địa hình

Triệu Sơn là một huyện bán sơn địa nhưng diện tích chủ yếu vẫn là đồng bằng, địa hình thấp dần về phía Bắc, với vài con sông suối nhỏ chảy vào sông Chu ở hai huyện bên: Thọ Xuân và Thiệu Hóa, ở phía Nam có một vài ngọn núi thấp với độ cao khoảng 250 – 300 m, như núi Nưa ở xã Tân Ninh. Cực Nam là xã Tân Ninh, cực Tây là xã Bình Sơn, cực Đông là xã Đồng Tiến. Dân số là 138.358 người (2015) gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Tháị Huyện có diện tích 292.2 km². Huyện có ranh giới địa lý:

- Phía Đông giáp huyện Đông Sơn

- Phía Đông Nam giáp huyện Nông Cống - Phía Nam giáp huyện Như Thanh

- Phía Tây Nam giáp huyện Thường Xuân - Phía Tây Bắc giáp huyện Thọ Xuân - Phía Đông Bắc giáp huyện Thiệu Hóạ

Thanh Hóa qua thị trấn huyện lỵ Triệu Sơn, tới Lam Sơn (Thọ Xuân). Đường 47 đang được xây dựng lại để thông tuyến với đường Hồ Chí Minh.

Địa hình của huyện Triệu Sơn là đồng bằng nhưng địa hình khá đa dạng: Vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng với độ chênh cao tương đối lớn. Địa hình cũng bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi tự nhiên. Địa hình này rất thuận lợi trong quy hoạch phát triển vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn của huyện.

- Tình hình khí hậu, thời tiết, thủy văn

Theo tài liệu của Trạm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Thanh Hóa, huyện Triệu Sơn nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng có các đặc trưng sau:

- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm: 8.500 - 8.600ºC; Biên độ năm 11-12ºC; Biên độ ngày 6-7ºC.

- Lượng mưa trung bình năm 1.500 - 1.900 mm. Thường thường tháng 9 có lượng mưa lớn nhất, xấp xỉ 400 mm.

- Độ ẩm không khí trung bình năm 85 - 86%; Lượng nước bốc hơi trung bình năm khoảng 854 mm.

- Tốc độ gió trung bình năm 1,5 - 1,8 m/s.

- Thiên tai thường xảy ra bão, lũ, úng, hạn cục bộ.

Khí hậu, thời tiết huyện Triệu Sơn nhìn chung là thuận lợi cho phát triển cây trồng, vật nuôị Tuy nhiên, tại một số thời điểm có biến động bất thuận của thời tiết: vào đầu vụ xuân thường có rét đậm, sương giá, cuối vụ có gió tây sớm; vào cuối vụ Mùa thường xảy ra bão lụt làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất cây trồng; làm chậm thời vụ gieo trồng cây vụ đông. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ cho phù hợp với quy luật biến động của thời tiết sẽ đem lại hiệu quả sản xuất, góp phần tạo tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế với tốc độ caọ

Tình hình thủy văn: Huyện Triệu Sơn có mạng lưới sông ngòi khá dày, gồm các con sông lớn chảy qua địa phận như sông Chu, sông Hoàng (hay còn gọi là Sông Nhà Lê) và nhiều các con sông nhỏ, ao hồ khác...

Nhìn chung, với hệ thống sông ngòi và tình hình thủy văn của huyện đã tương đối đảm bảo cho khả năng tưới tiêu chủ động trong cả vụ Đông Xuân và vụ Mùa cho phần lớn diện tích canh tác của huyện.

3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Triệu Sơn qua 3 năm (2013 - 2015)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) 14/13 15/14 BQ

Ị Tổng DT đất tự nhiên 28653.30 100 28653.30 100 28653.30 100 100 100 100

1. Đất nông nghiệp 17.496,22 61,05 17.511,08 61,11 17.431,58 60,84 100,08 99,55 99,81 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 14.760,24 51,51 14.750,2 51,47 14.328,51 50,01 99,93 97,14 98,52 - Đất trồng cây hàng năm 13.088,40 45,68 13.083,23 45,66 12.680,69 44,26 99,96 96,92 98,43 - Đất trồng cây lâu năm 1.671,84 5,83 1.666,97 5,82 1.647,82 5,75 99,71 98,85 99,28 1.2. Đất lâm nghiệp 2.081,57 7,26 2.106,77 7,35 2.124,52 7,41 101,21 100,84 101,02 - Đất rừng sản xuất 823,80 2,87 849,00 2,96 861,75 3,00 103,06 101,5 102,28 - Đất rừng phòng hộ 1.257,77 4,39 1.257,77 4,39 1.262,77 4,41 100,00 100,39 100,19 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 654,11 2,28 654,11 2,28 978,56 3,42 100,00 149,60 122,31 2. Đất phi NN 9.068,27 31.65 9.105,21 31,78 9.347,19 32,62 100,41 102,66 101,53 3. Đất chưa sử dụng 2.088,81 7.29 2.037,01 7,11 1.874,53 6,54 97,52 92,02 94,73 IỊ Một số chỉ tiêu BQ 1 Đất tự nhiên/đầu người 0,159 0,153 0,156 2. Đất NN/khẩu NN 0,1103 0,1104 0,1106 3. Đất NN/Hộ NN 0,4080 0,3850 0,3798 4. Đất NN/LĐ NN 0,1577 0,1463 0,1381

Nguồn: Phòng thống kê huyện Triệu Sơn (2015)

30

Theo số liệu thống kê về đất đai của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Triệu Sơn tính đến ngày 31/12/2015, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 28.653,3 hạ Trong đó, diện tích đất nông nghiệp 17.431,58 ha chiếm 60,84 % diên tích đất tự nhiên toàn huyện, đất phi nông nghiệp chiếm 32,62 %, đất chưa sử dụng chiếm 6,54%. Số liệu bảng 3.1 thấy tình hình phân bố, sử dụng đất đai của huyện như sau:

Qua 3 năm, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm: Năm 2015 là 17.431,84 ha giảm 0,37% so với năm 2013 (tương ứng với 64,64 ha).

Diện tích đất nông nghiệp giảm do nguyên nhân chủ yếu là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng và chuyển sang làm đất thổ cư. Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm phần lớn (44,26% vào năm 2013) và diện tích đất này lại có xu hướng giảm qua các năm, bình quân 3 năm giảm 1,57%. Nguyên nhân giảm là do một phần diện tích cây hàng năm này đặc biệt là một số diện tích trũng cấy một vụ không ăn chắc được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.

Diện tích đất trồng cây lâu năm 3 năm trở lại đây đã có xu hướng giảm. Bình quân 3 năm, diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện giảm 0,72%. Loại đất này thường nằm rải rác trong các khu dân cư và thường được trồng nhiều loại cây khác nhau nên hiệu quả sử dụng đất còn thấp. Đất này tập trung ở hầu hết các xã và thị trấn trong toàn huyện.

Diện tích đất dùng cho nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng, bình quân 3 năm tăng 22,31% (bảng 3.1), tập trung cho việc phát triển diện tích đầm nuôi tôm và các loại ao nuôi cá thịt các loại như Rô phi đơn tính, Mè, Trắm cỏ và nuôi cá giống.

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 7,41% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2015, tổng diện tích đất lâm nghiệp có tăng nhưng không đáng kể bình quân 3 năm tăng 1,02%. Nguyên nhân của việc giữ được diện tích đất lâm nghiệp như vậy là do hầu hết diện tích đất rừng đã được giao quyền sử dụng và quản lý cho các hộ gia đình để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ. Với các loại đất phi nông nghiệp cũng có biến đổi qua từng năm nhưng nhìn chung qua 3 năm là khá ổn định.

Tóm lại, huyện Triệu Sơn là huyện có diện tích đất đai tương đối rộng, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 60,84% năm 2015. Đây là một tiềm năng, lợi thế quan trọng cho phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và xây dựng các cánh đồng lớn nói riêng, là tiền đề để cơ giới hóa trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của nông sản.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Triệu Sơn qua 3 năm (2013 - 2015)

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 14/13 15/14 BQ

Ị Tổng số nhân khẩu khẩu 126.356 100 128.034 100 138.358 100 101,33 108,06 104,64

1. Khẩu NN khẩu 105.646 83,61 104.565 81,67 110.603 79,94 98,98 99,82 99,4 2. Khẩu phi NN khẩu 20.710 16,39 23.469 18,33 27.755 20,06 113,32 118,26 115,76

IỊ Tổng số hộ hộ 34.732 100 38.376 100 41.147 100 106,83 104,28 105,55

1. Hộ NN hộ 28.563 82,24 31.230 81,38 32.563 79,14 109,34 104,27 106,77 2. Hộ phi NN hộ 6.169 17,76 7.146 18,62 8.584 20,86 115,83 120,12 117,96

IIỊ Tổng số lao động lao động 102.431 100 117.578 100 124.451 100 114,79 105,85 110,23

1. Lao động NN lao động 84.792 82,78 95.531 81,25 100.954 81,12 112,67 105,67 109,11 2. Lao động phi NN lao động 17.639 17,22 22.047 18,75 23.497 18,88 124,99 106,58 115,41

IV Một số chỉ tiêu BQ

1. Nhân khẩu/hộ khẩu/hộ 4,05 3,82 3,69 94,32 96,60 95,45 2. Lao động/hộ LĐ/hộ 2,54 2,60 2,65 102,36 101,92 102,14 3. Nhân khẩu/lao động khẩu/LĐ 1,59 1,47 1,39 92,14 94,77 93,45 Nguồn: Phòng thống kê huyện Triệu Sơn (2015)

32

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ cơ giới hoá còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất.

Qua bảng 3.2 tổng dân số toàn huyện Triệu Sơn năm 2015 là 138.358 người, tăng 8,06% so với năm 2014 (tương ứng tăng 10.324 người). Bình quân qua 3 năm, dân số của huyện tăng 4,64%. Số nhân khẩu nông nghiệp giảm (bình quân trong 3 năm giảm 0,6%/năm) và số nhân khẩu phi nông nghiệp liên tục tăng nhanh (bình quân trong 3 năm tăng 15,76 %/năm). Tuy nhiên, số nhân khẩu trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá cao là 79,94 % trong cơ cấu dân số toàn huyện năm 2015.

Năm 2015, toàn huyện có 41.147 hộ, trong đó 79,14% là hộ nông nghiệp. Bình quân qua 3 năm tổng số hộ tăng lên 5,55%, số hộ nông nghiệp tăng chậm (trong 3 năm tăng 6,77%), số hộ phi nông nghiệp tăng nhanh (17,96%).

Cùng với sự gia tăng của nhân khẩu là sự gia tăng lực lượng lao động, bình quân qua 3 năm chỉ tiêu này tăng 10,23%. Trong đó, lao động nông nghiệp tuy đã có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (81,12% năm 2015) và lao động phi nông nghiệp đã tăng liên tục qua 3 năm bình quân tăng 15,41%. Số nhân khẩu/lao động tuy có giảm nhưng vẫn ở mức 1,39 năm 2015, bình quân 3 năm giảm 6,55%. Điều này cùng với diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm đã tạo không ít khó khăn cho kinh tế hộ gia đình phát triển đặc biệt là những gia đình đông con. Cũng qua bảng 3.2 cho thấy, trong 3 năm số nhân khẩu/hộ giảm từ 4,05 năm 2013 xuống còn 3,69 năm 2015. Cùng với đó, số lao động/hộ cũng có xu hướng giảm rõ rệt bình quân 3 năm giảm 2,59%. Lý giải cho sự giảm xuống này là vài năm trở lại đây, nhiều lao động trên địa bàn huyện đã di cư đến các thành phố lớn, xuất khẩu lao động ra nước ngoàị Đây là một hướng mới giải quyết vấn đề dư thừa lao động hiện nay ở nông thôn Triệu Sơn nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung.

- Đặc điểm cơ sở hạ tầng của huyện

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng những năm qua đã được chú ý, quan tâm đầu tư phát triển. Đầu tư cho các lĩnh vực đều tăng qua hàng năm, tuy nhiên cơ cấu đầu tư vẫn còn chưa thực sự hợp lý. Với sự quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như trên thì thủy lợi, giao thông, điện về cơ bản đáp ứng khá tốt cho việc sản xuất nông nghiệp của huyện.

Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế của huyện Triệu Sơn qua 3 năm (2013 - 2015)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

GT (triệu đồng) CC (%) GT (triệu đồng) CC (%) GT (Triệu đồng) CC (%) 14/13 15/14 BQ

Tổng giá trị sản xuất (GO) 1.504.780 100 1.673.500 100 1.766.100 100 111,21 105,53 108,33

Ị Ngành nông, lâm, thủy sản 499.200 33,2 519.500 31,0 527.800 29.9 104,07 101,6 102,83

1. Trồng trọt 297.200 59,5 289.300 55,7 286.200 54,2 97,34 98,93 98,13 2. Chăn nuôi - TS 194.240 38,9 221.300 42,6 231.700 43,9 113,93 104,70 109,22 3. Lâm nghiệp 3.270 0,7 4100 0.8 3.600 0,7 125,38 87,80 104,92 4. Dịch vụ nông nghiệp 4.490 0,9 4800 0.9 6.300 1,2 106,90 131,25 118,45 IỊ Ngành CN – TTCN – XDCB 618580 41,1 713.000 42.6 739.100 41,8 115,26 103,66 109,31 1. Công nghiệp 364.400 58,9 442.700 62.1 460.800 62,3 121,49 104,09 112,45 2. Tiểu thủ công nghiệp 48.530 7,8 49.400 6.9 52.500 ,1 101,79 106,28 104,01 3. Xây dựng cơ bản 205.700 33,3 221.000 31 225.800 30,6 107,44 102,17 104,77

IIỊ Ngành thương mại, dịch vụ 387000 25,7 441.000 26.4 499.200 28,3 113,95 113,2 113,57

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

1. GTSX/Nhân khẩu 11,91 13,07 14,19 109,74 108,57 109,15 2. GTSX NN/Nhân khẩu NN 4,72 4,97 4,77 105,3 95,98 100,53 3. GTSX/LĐ 14,69 14,23 14,19 96,87 99,72 98,28 4. GTSX NN/LĐNN 5,9 5,43 5,23 92,03 96,32 94,15 Nguồn: Phòng thống kê huyện Triệu Sơn, (2015)

34

Về hệ thống giao thông: Huyện có tuyến QL47 chạy qua theo hướng Đông - Tây, nối thành phố Thanh Hóa qua thị trấn huyện lỵ Triệu Sơn, tới Lam Sơn (Thọ Xuân). Đường 47 đang được xây dựng lại để thông tuyến với đường Hồ Chí Minh.Ngoài ra huyện còn có nhiều tuyến xe bus chạy qua như: 4, 10, 17. Các tuyến huyện lộ, liên xã, liên thôn, hệ thống đường giao thông trong các khu dân cư cơ bản đã được bê tông hóa và lát gạch tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt cũng như giao lưu kinh tế với khu vực bên ngoàị

Về hệ thống giao thông thủy lợi: Hệ thống đường giao thông nội đồng của huyện chủ yếu là đường bê tông, rộng từ 2 – 3 m, mật độ đường khá cao đã đáp ứng yêu cầu cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

- Các chỉ tiêu kinh tế của huyện

Qua bảng 3.3 cho thấy, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2013 là 1.504.780 triệu đồng tăng lên 1.673.500 triệu đồng vào năm 2014 (tức là tăng lên 111,21%), năm 2015 tăng lên 105,55% so với năm 2014 (tương đương với 1.766.100 triệu đồng), bình quân 3 năm tăng 8,33%. Có được sự tăng trưởng này là do GTSX của hầu hết các ngành đều tăng. GTSX ngành nông nghiệp tăng nhẹ, bình quân qua 3 năm tăng 2,83%. Nguyên nhân là do trong những năm qua thời tiết khí hậu bất thường, dịch bệnh phát sinh lớn.

Trong cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, GTSX ngành trồng trọt có xu hướng giảm nhẹ, qua 3 năm bình quân giảm 1,87%, đến năm 2015 thì ngành trồng trọt vẫn chiếm 54,2% GTSX toàn ngành nông nghiệp.

Ngành chăn nuôi và NTTS có xu hướng tăng qua 3 năm, bình quân tăng 9,22%. Có được kết quả này là do sự phát triển mạnh đặc biệt là phát triển NTTS trên địa bàn huyện và phát triển đàn lợn theo hướng nạc hoá tại một số xã của huyện. Chăn nuôi gia súc, gia cầm được đẩy mạnh bằng việc đưa các tiến bộ kỹ thuật mới kết hợp với kinh nghiệm sản xuất truyền thống của bà con nông dân đã góp phần mở rộng quy mô chăn nuôi và làm tăng GTSX ngành chăn nuôị Mặt khác, trong 3 năm trở lại đây, do công tác phòng dịch được cơ quan chức năng và hộ dân thực hiện tốt nên không để dịch bệnh lớn xảy rạ Sự gia tăng vượt bậc của ngành chăn nuôi đã nâng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp toàn huyện tăng cao hơn nhiều so với kế hoạch đề rạ

Ngành lâm nghiệp có sự tăng, giảm không ổn định từ 3270 triệu đồng năm 2013 tăng lên 4100 triệu đồng vào năm 2014 và giảm xuống còn 3600 vào năm 2015. Nguyên nhân là do một phần diện tích rừng sản xuất được trồng từ những

năm trước đã cho thu hoạch song bên cạnh đó một số diện tích rừng tụ nhiên lại diễn ra chuyện chặt phá trái phép. Tuy vậy, bình quân qua 3 năm vẫn tăng 4,92%.

Ngành dịch vụ nông nghiệp được đầu tư đúng mức nên tốc độ tăng GTSX tăng mạnh, bình quân qua 3 năm tăng 18,45%, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất nông nghiệp.

Triệu Sơn còn có thế mạnh về sản xuất công nghiệp ,TTCN như nghề làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)