Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Chọn điểm nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là các thông tin đã được công bố qua sách báo, tài liệụ Chúng tôi dự kiến thu thập thông tin thứ cấp như sau:

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin Nguồn thu thập

Các số liệu về điều kiện tự nhiên, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất, kinh doanh của huyện

Báo cáo các phòng chức năng của huyện, Niên giám thống kê.

Cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển cánh đồng lớn

Sách, báo, chính sách có liên quan, qua mạng internet.

Qúa trình tổ chức thực hiện, kết quả phát triển cánh đồng lớn.

Dự án xây dựng cánh đồng lớn, Nghị quyết của UBND huyện, Báo cáo sơ kết, tổng kết của Ban quản lý dự án, Phòng Nông nghiệp huyện.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau:

- Liệt kê các số liệu, thông tin cần thiết có thể thu thập được, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra chéọ

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là những số liệu mới chưa được công bố, bao gồm cả thông tin định lượng và định tính. Thông tin sơ cấp bao gồm số liệu phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi, số liệu phỏng vấn trực tiếp.

Phương pháp chọn mẫu: Để thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn ba nhóm đối tượng (gọi chung là người cung cấp thông tin) bao gồm: cán bộ cấp huyện (06 người), cán bộ cấp xã (03), chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp (06 người); các doanh nghiệp, công ty (03 người); số hộ dân tham gia mô hình cánh đồng lớn trồng lúa của 3 xã Thọ Bình, Đồng Tiến, Vân Sơn (90 người). Quy mô mẫu được thể hiện trong bảng 3.5.

Tiêu chí chọn hộ: Chọn ngẫu nhiên mỗi xã 30 hộ tham gia mô hình cánh đồng lớn trồng lúa để tiến hành điều tra, phỏng vấn.

Bảng 3.5. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp

1. Số hộ nông dân của 3 xã 90 phiếu (xã Thọ Bình: 30 hộ; xã Đồng Tiến: 30 hộ; xã Vân Sơn: 30 hộ)

- Thông tin cơ bản về chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp và kết quả sản xuất nông nghiệp của hộ trước và sau khi tham gia thực hiện cánh đồng lớn. - Vai trò của hộ nông dân; Những thuận lợi, khó khăn khi tham gia chương trình cánh đồng lớn. - Khuyến nghị của hộ. Điều tra phỏng vấn dựa trên bảng hỏi đã thiết kế, thảo luận nhóm. 2. Cán bộ cấp huyện, xã, HTX nông nghiệp 15 phiếu - Cán bộ cấp huyện là 06 phiếu bao gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Trưởng phòng nn, Phó phòng nn, Phòng thống kê, Phòng TN và MT. - Cán bộ cấp xã là 03 phiếu bao gồm: Chủ tịch UBND xã Thọ Bình, Đồng Tiến, Vân Sơn. - Cán bộ HTX Nông nghiệp là 06 phiếu bao gồm: Chủ nhiệm và phó chủ nhiệm các HTX của 3 xã - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. - Trách nhiệm, vai trò những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. - Công tác quy hoạch quản lý và vận động nhân dân. - Những đề xuất hoàn thiện giải pháp phát triển cánh đồng lớn.

Phỏng vấn sâu, Điều tra phỏng vấn dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 3. Doanh nghiệp, công ty 03 phiếu (cán bộ lãnh đạo Công ty CP công nông nghiệp Tiến Nông, Tổng Công ty lương thực miền Bắc, Công ty giống cây trồng Việt Nam)

- Nhiệm vụ, lợi ích khi tham gia xây dựng cánh đồng lớn. - Những hỗ trợ từ phía doanh nghiệp.

- Những vấn đề doanh nghiệp gặp phải trong quá trình liên kết. - Những khuyến nghị đề xuất của Doanh nghiệp.

Phỏng vấn sâu, Điều tra phỏng vấn dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

* Thiết kế bảng hỏi

- Việc thu nhập số liệu mới tiến hành thông qua nội dung phiếu khảo sát các đối tượng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ cấp huyện, cấp xã, HTX Nông nghiệp; Doanh nghiệp liên kết trong sản xuất và tiêu thụ; Hộ nông dân tham gia mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất lúạ

- Mẫu phiếu điều tra được thiết kế phù hợp cho từng đối tượng được khảo sát. Sau khi tiến hành khảo sát thử thì các mẫu phiếu được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế và mục tiêu cần đạt được sau đó tiến hành khảo sát thực tế.

- Nội dung điều tra phỏng vấn được chuẩn bị sẵn với các bộ phiếu được thiết kế cho từng đối tượng điều tra:

- Mỗi phần đều có các câu hỏi mở để đối tượng trả lời, đồng thời phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập những thông tin cần thiết khác ngoài các chỉ tiêu trong phiếụ

- Bằng việc phỏng vấn trực tiếp các hộ, các cơ sở để thu thập số liệụ Số liệu thu thập được tiến hành phân loại, xử lý và tổng hợp để có được các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tàị

* Tiến hành thu thập thông tin

Thông qua việc xuống địa phương, kết hợp với quan sát và trao đổi rút ra thông tin để đánh giá nhanh nông thôn. Quá trình điều tra được tiến hành theo các bước.

- Chuẩn bị điều tra;

- Phỏng vấn thí nghiệm để hoàn chỉnh phiếu điều tra; - Điều tra toàn bộ số mẫu đã chọn;

PRA là phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn bao gồm một loạt các cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để tìm ra phương sách, giải pháp. Từ đó lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch nhằm cải thiện đời sống của cộng đồng nông thôn; là phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn, tập hợp hệ thống các công cụ nghiên cứụ Thông qua các công cụ này người nghiên cứu và người dân cùng phát hiện các vấn đề, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giải quyết phối hợp thực hiện, cùng rút ra những bài học kinh nghiệm phổ cập. Qua PRA người nghiên cứu phổ cập có thể học hỏi từ người dân, đồng cảm với người dân, là người cộng tác nòng cốt giúp cộng đồng nông thôn phát triển.

Một số kỹ thuật cơ bản khi sử dụng công cụ PRA: - Thu thập tài liệu có sẵn;

- Tạo mối quan hệ;

- Làm việc với nhóm sở thích;

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt. Trong phỏng vấn linh hoạt, người nghiên cứu cần phải có một số câu hỏi: Aỉ Cái gì? Ở đâủ Khi nàỏ Tại saỏ Như thế nàỏ Và bao nhiêủ;

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, để thu thập được các thông tin về phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa; đồng thời tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất hoàn thiện giải pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 55)