4.1.1.1. Nội dung
Đối tác liên kết trong mô hình cánh đồng lớn có sự tham gia của 4 nhà là Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà sản xuất. Cụ thể, Nhà nước trong mô hình liên kết chính là UBND Huyện Triệu Sơn và UBND xã (Thọ Bình, Đồng Tiến, Vân Sơn); Nhà khoa học bao gồm Trạm khuyến nông huyện Triệu Sơn và Chi cục bảo vệ thực vật Tỉnh Thanh Hoá; Nhà doanh nghiệp chính là các công ty; Nhà sản xuất là các hộ nông dân trồng lúa tham gia cánh đồng lớn mà đại diện là các HTX nông nghiệp của 3 xã. Trong mô hình liên kết này HTX vừa đóng vai trò là người đại diện cho hộ nông dân khi tiêu thụ lúa, vừa là trung gian trong chuyển giao khoa học kỹ thuật và là đơn vị cung ứng dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất lúa của hộ nông dân. Đặc biệt HTX còn giữ vai trò quan trọng trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ và chỉ đạo của cơ quan Nhà nước đến hộ nông dân.
Sơ đồ 4.1. Khái quát mối liên kết bốn nhà trong mô hình cánh đồng lớn trồng lúa huyện Triệu Sơn
Nguồn: Kết quả tác giả tổng hợp (2015)
Nhà nước (UBND huyện và UBND 3 xã) Hộ nông dân HTX Nhà Doanh nghiệp Nhà khoa học Chi cục BVTV Tỉnh Trạm khuyến nông Huyện
Có thể thấy các nhà trong mô hình cánh đồng lớn đều có mối quan hệ liên kết trực tiếp hoặc gián tiếp với nhaụ UBND huyện Triệu Sơn đóng vai trò là chủ dự án đầu tư xây dựng các chủ trương, chính sách hỗ trợ và cung ứng nguồn vốn để thực hiện dự án. UBND huyện Triệu Sơn đã chủ động liên kết với các công ty để đưa các yếu tố đầu vào vào trong quá trình sản xuất. Các công ty là đơn vị triển khai thực hiện dự án, có trách nhiệm trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất lúa cho hộ nông dân và thu mua sản phẩm của hộ thông qua các HTX. Các hộ nông dân là người trực tiếp sản xuất lúa dưới sự giám sát chỉ đạo trực tiếp của các HTX nông nghiệp. Nhà nước trực tiếp là UBND huyện Triệu Sơn và UBND của 3 xã có vai trò chỉ đạo thực hiện, hỗ trợ và thúc đẩy các đối tác liên kết trong việc sản xuất và tiêu thụ.
4.1.1.2. Kết quả thực hiện
Với sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, sự ủng hộ, hưởng ứng của người dân. Vụ đông Xuân năm 2013, cánh đồng lớn đầu tiên đã được hình thành trên địa bàn huyện. Ngay sau vụ đầu tiên đưa vào sản xuất, Cánh đồng lớn đã khẳng định được tính ưu việt, là hướng đi tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện nay và được các xã còn lại trong huyện nhanh chóng áp dụng và triển khaị Bên cạnh dự án, diện tích cánh đồng lớn ngoài vùng dự án do các xã, các hộ dân tự liên kết sản xuất đã không ngừng tăng qua các năm cả về quy mô và số hộ tham giạ
Bảng 4.1. Kết quả hình thành và phát triển cánh đồng lớn tại Triệu Sơn
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa 1. Diện tích Ha 170 230 340 450 510 540 2. Số xã tham gia Xã 3 4 5 7 8 8 3. Số hộ tham gia Hộ 1.701 2.354 3.480 4.562 5.122 5.410 4. Số cánh đồng Cánh đồng 3 4 6 8 9 10 5. Đối tượng sản
xuất Cây Lúa Lúa
Lúa, mía Lúa, mía Lúa, ớt, mía Lúa, ớt, mía Nguồn: Ban quản lý dự án CĐL, Phòng Nông nghiệp Triệu Sơn (2015)
Với diện tích thí điểm 170 ha bố trí thành 3 vùng sản xuất tại 3/35 xã (Thọ Bình, Đồng Tiến, Vân Sơn) với 1.701 hộ tham gia triển khai ở vụ Xuân năm 2013, đến vụ Mùa năm 2013 đã có thêm 1 xã (Dân Lý) chủ động mở rộng diện tích cánh đồng lớn theo quy mô từ 40 - 50 ha/cánh đồng trở lên huy động 2.354 hộ tham giạ Đến nay, sau 6 vụ triển khai, tổng diện tích cánh đồng lớn của toàn huyện đạt 540 ha và được duy trì đều đặn qua các vụ. Không những quy mô, diện tích, số cánh đồng của cánh đồng lớn được mở rộng mà đối tượng sản xuất cũng được mở rộng sang cây mía và cây ớt.
0 100 200 300 400 500 600 Vụ Xuân 2013 Vụ Mùa 2013 Vụ Xuân 2014 Vụ Mùa 2014 Vụ Xuân 2015 Vụ Mùa 2015 Diện tích CĐL Vụ sản xuất Diện tích
Nguồn: Ban quản lý dự án CĐL, Phòng Nông nghiệp huyện Triệu Sơn (2015)
Đồ thị 4.1. Diện tích CĐL tại huyện Triệu Sơn qua các vụ sản xuất
Từ kết quả của mô hình cánh đồng lớn trên cây lúa vào vụ Xuân năm 2013, đến vụ Mùa năm 2013, Triệu Sơn đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu, khảo sát và tiến tới xây dựng mô hình Cánh đồng lớn ở vụ đông trên các loại cây: rau, lạc, ngô…quy mô từ 5ha trở lên nhằm không ngừng nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, góp phần thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mớị Ngoài ra, huyện còn có một số diện tích cánh đồng lớn trồng ớt và trồng mía đem lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân.
Theo kết quả điều tra năm 2015 cho thấy: Có 93,3% cán bộ và 71,1% người dân nhận xét rằng đối tác liên kết trong sản xuất cánh đồng lớn còn bình thường, thậm chí là lỏng lẻo và chưa làm được, một phần nhỏ không hiểu đối tác liên kết và không biết đến liên kết để trả lờị Còn đối với 03 doanh nghiệp thì sự đánh
giá về liên kết có cao hơn do đây là các doanh nghiệp đã được mời gọi, lựa chọn hoặc chủ động tham gia với vai trò là đối tác liên kết nhưng cũng chỉ có 33,3% (công ty CP công nông nghiệp Tiến Nông) đánh giá liên kết chặt chẽ, còn lại 66,7% đều đánh giá ở mức độ bình thường.
Bảng 4.2. Đánh giá liên kết trong cánh đồng lớn trồng lúa ở huyện Triệu Sơn
ĐVT: % Chỉ tiêu Hộ dân (n = 90) Cán bộ (n = 15) Doanh nghiệp (n = 3) Chặt chẽ 15,6 0 33,3 Bình thường 32,2 33,3 66,7 Lỏng lẻo 18,9 40 0 Chưa làm được 20 20 0 Không trả lời 13,3 6,7 0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)
Như vậy, nhìn nhận một cách khách quan thì mối liên kết “bốn nhà” trong mô hình sản xuất cánh đồng lớn mà cốt yếu là mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ, lỏng lẻo, thậm chí có nơi còn chưa làm được. Cánh đồng lớn mới thực sự mang đến nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ đầu vào như giống, phân bón, thuốc BVTV. Chưa có doanh nghiệp tham gia vào tiêu thụ sản phẩm một cách liên tục, các tiêu chí về nông sản phẩm không được công bố, việc sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp không phổ biến. Người dân vẫn phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm đã ảnh hưởng đến tâm lý của người sản xuất, đến khả năng mở rộng diện tích cánh đồng lớn.