Đa số các nhân viên khi được hỏi đều khẳng định công ty mình đã có chiến lược về thương hiệu và đã nắm được nội dung chiến lược thương hiệu của công ty. Điều này cho thấy công ty đã có sự tuyên truyền thông tin nội bộ hợp lý.
Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều nhân viên chưa nắm rõ được công ty mình đã sử dụng bao nhiêu chi phí cho vấn đề thương hiệu trong một năm, cũng như các kế hoạch về truyền thông và kế hoạch sử dụng nhân lực của công ty trong thời gian tới. Phần lớn nhân viên được hỏi trả lời về chi phí thương hiệu mà công ty đã chi ra trong 3 năm gần đây là từ 2- 5% doanh thu/năm, số lượng này chiếm tỉ lệ là 67%; 20% trả lời từ 1- 2% doanh thu/năm và 8% trả lời từ 5-7% doanh thu/năm. Như vậy nhân viên vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức các hoạt động mà công ty mình đang thực hiện. 25 67 8 1-2% doanh thu 2-5% doanh thu 5-7% doanh thu
Hình 4.17. Nhận thức của nhân viên về chi phí đầu tư cho chiến lược phát triển thương hiệu
Nguồn: Số liệu điều tra
Khi được hỏi về hiệu quả mà chiến lược phát triển thương hiệu của công ty đã thực hiện trong thời gian qua thì hầu hết các cán bộ nhân viên đều thừa nhận chiến lược chưa thực sự hiệu quả, và đạt được như mong đợi. 45% đồng ý với ý kiến này, 40% cho rằng chiến lược đã đem lại hiệu quả và con số rất nhỏ là 15% cho rằng rất hiệu quả.
15
40 45
Rất hiệu quả Hiệu quả Chưa hiệu quả
Hình 4.18. Nhận thức của CBNV về mức độ hiệu quả của chiến lược phát triển thương hiệu
Nguồn: Số liệu điều tra
Khách hàng
Trong Báo cáo tổng kết quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu giai đoạn 1 của công ty đã cho thấy:
- Qua bảng hỏi về nhận biết thời điểm thành lập công ty có tới 89,4% số khách hàng được hỏi biết được chính xác năm mà công ty thành lập điều này cho thấy ngay từ những ngày công công ty đã có những định hướng rất đúng đắn, và truyền tải thông tin rất tốt đến khách hàng thì họ mới có thể nhớ chính xác năm công ty thành lập như vậy, đây thể hiện những thành công bước đầu của công ty.
- Khi được hỏi về lĩnh vực hoạt động của công ty ở kết quả khảo sát cho thấy có 68,4% số khách hàng được hỏi cho biết Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thý y. Như vậy với 68,4% số lượng khách hàng đều cảm nhận và đánh giá đúng được hoạt động của công ty điều đó phản ánh hình ảnh thương hiệu phần nào có tác động mạnh và đã gia tăng được mức độ biết đến thương hiệu của công ty từ phía khách hàng.
- Ở bảng hỏi nhận biết thương hiệu qua câu Slogan của công ty với phương châm “HOÀN THIỆN CÙNG NHÀ NÔNG” đã có 87,2% khách hàng nhận biết đúng câu khẩu hiệu của công ty. Trải qua 15 năm phát triển Ban giám đốc công ty RTD không ngừng tìm hiểu, đầu tư và phát triển đa dạng các ngành nghề sản xuất kinh doanh, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp như: Thức ăn chăn
nuôi, Vacxin, Thuốc thú y, Thuốc thủy sản, chăn nuôi gia công, con giống và thực phẩm sạch. Điều này đã nói lên được phương hướng hoạt động và lĩnh vực kinh doanh của Công ty là hoàn toàn đồng nhất, nó khẳng định phần nào sự thành công trong ý tưởng và công tác lãnh đạo của công ty.
Tại bảng mức độ cảm nhận của khách hàng về thương hiệu RTD có 68% khách hàng thường xuyên giao dịch với công ty có 11,6% khách hàng cảm nhận đây là một thương hiệu uy tín, khách hàng đã giao dịch nhưng không thường xuyên là 8,3%, khách hàng chưa bao giờ giao dịch là 3,3%, khách hàng chưa biết đến công ty là 6,1% và khách hàng đã giao dịch và tạm dừng là 2,7%. Kết quả này nói lên thương hiệu RTD tuy đã có những thành công nhất định với 68% khách hàng thường xuyên giao dịch nhưng vẫn còn nảy sinh một số vấn đề đó là những khách hàng chưa giao dịch, chưa biết đến công ty và những khách hàng giao dịch nhưng không thường xuyên tỷ lệ này chiếm 17,7%. Công ty cần có thêm những chiến lược kinh doanh mới để lôi kéo lượng khách hàng tiềm năng này và giải đáp những khúc mắc trong số khách hàng đang tạm ngừng giao dịch với công ty để họ quay trở lại làm khách hàng trung thành của công ty có như thế thì thương hiệu mới ngày càng thành công hơn nữa.
4.2.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty
4.2.2.1. Cơ sở xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty
Để xây dựng các kế hoạch ngắn hạn cho công tác thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu, công ty đã dựa vào các cơ sở sau:
Cơ sở 1: Chiến lược phát triển thương hiệu bền vững của công ty: Thứ nhất: Chiến lược về sản phẩm
Đa dạng hoá nhãn hiệu, sản phẩm. Ưu tiên cho việc phát triển các sản phẩm có tính độc đáo, có đầu tư công nghệ cao, những sản phẩn của chất xám, những sản phẩm dùng công nghệ sinh học. Phát triển sản phẩm hướng đến sức khoẻ của cộng đồng người Việt, vừa có tính bảo vệ môi trường.
Thứ 2 Chiến lược về giá cả: Xây dựng một chiến lược giá cả hợp lý đem lại lợi ích hài hoà cho doang nghiệp, nhà phân phối, người nông dân.
Thứ 3 Chiến lược phân phối: Phát triển nhiều kênh phân phối khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo được tính ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của đại lý và người chăn nuôi.
Thứ 4 Chiến lược về nhân sự : Không ngừng thu hút các nhân tài, tạo điều kiện làm việc tốt nhất tạo ra sản phẩm chất lượng đem lại lợi ích cho người chăn nuôi.
Thứ 5 Chiến lược về bán hàng: Đẩy mạnh các hoạt động về xúc tiến bán hàng, nhằm quảng bá thương hiệu công ty, sản phẩm trên thị trường.
Trong suốt chặng đường 15 năm xây dựng và phát triển của Công ty RTD. Tập thể ban giám đốc công ty và cán bộ công nhân viên luôn tâm niệm:"Không có khách hàng sẽ không có bất cứ công ty nào tồn tại".
Cơ sở 2: Mục tiêu của thương hiệu RTD
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình RTD luôn đề ra mục tiêu rất cụ thể cho chiến lược phát triển thương hiệu của mình.
- Mục tiêu quan trọng nhất của RTD là duy trì hình ảnh về một thương hiệu nổi tiếng trong nước. Để đạt được mục tiêu này công ty đang nỗ lực các hoạt động kinh doanh và tích cực mở rộng khai thác các thị trường.
- Khai thác giá trị của thương hiệu: Nhằm chiếm lĩnh khoảng 50 đến 70% thị phần tại thị trường Việt Nam về cung cấp các loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y , đưa RTD trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh này.
- Tốc độ tăng doanh số hàng năm cho các loại sản phẩm này đạt từ 20 đến 25%.
- Gia tăng truyền thông thương hiệu: Tiếp cận tới hầu hết các khách hàng tập chung chủ yếu vào bà con nông dân, những người chăn nuôi thông qua các chương trinh quảng cáo, loa đài, báo chí, tờ rơi, áp phích....
- Hoàn thiện hệ thống nhận diên thương hiệu: Nhằm tìm cách làm thích nghi hóa, Việt Nam hóa các sản phẩm của công ty.
- Gia tăng giá trị cảm nhận: Làm cho người tiêu dùng cảm nhận thấy và đánh giá cao sản phẩm của công ty so với các sản phẩm cùng loại khác có mặt trên thị trường.
4.2.2.2. Xây dựng các kế hoạch nguồn lực
Để thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra công ty đã lên kế hoạch hoat động để đảm bảo cho công tác thực thi chiến lược phát triển thương hiệu được triển khai một cách suôn sẻ và dễ dàng. Công ty đã đề ra các kế hoạch như sau:
- Kế hoạch về chi phí: Công ty dự định sẽ trích từ 2 đến 5% trên tổng doanh thu của công ty cho chiến lược phát triển thương hiệu, trong đó tập chung chủ yếu đẩy mạnh phát triển truyền thông thương hiệu, dự kiến chi phí dành cho các chiến lược truyền thông chiếm 80% tổng chi phí.
- Kế hoạch về nhân lực: Thiết lập phòng ban chuyên trách về thương hiệu. Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có kiến thức chuyên sâu về thương hiệu, ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mỗi người trong thực thi chiến lược của công ty.
- Kế hoạch truyền thông: Sử dụng các phương tiện truyền thông hiệu quả hiện nay như thông qua nhân viên bán hàng, cửa hàng đại lý, hội trợ triển lãm, quảng cáo. Xây dựng và hoàn thiện website cho công ty.
Dự báo rủi ro
- Rủi ro xảy đến cho tài sản thương hiệu: Đó chính là những tổn thất do công ty đánh mất những điểm khác biệt của mình với các đối thủ cạnh tranh. Không còn sự khác biệt, công ty chỉ đang bán những món hàng đơn thuần.
- Rủi ro xảy đến cho danh tiếng của công ty:Đó là dạng tổn thất liên quan đến chất lượng và chữ tín mà công ty đã gây dựng qua nhiều năm – đó cũng chính là điều thu hút của công ty đối với khách hàng, nhân viên và đối tác.
- Rủi ro liên quan đến thị trường: Đó là rủi ro do sự thay đổi bất thường trong nền kinh tế hoặc thị trường. Nó cũng có thể tạo nên một vài bất lợi cho công ty so với các công ty khác.
Nâng cao giá trị thương hiệu
Giá của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y phụ thuộc vào hai yếu tố khách quan và chủ quan, yếu tố khách quan là nhu cầu của thị trường hay cụ thể là sự phát triển của ngành chăn nuôi tại Việt Nam, còn yếu tổ chủ quan chính là
khả năng của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu của công ty được thể hiện qua những chỉ tiêu chất lượng, chứng chỉ, bằng khen.