Công ty cần quan tâm đến vấn đề đầu tư nhân sự cho xây dựng và phát triển thương hiệu nhiều hơn, nên mời các chuyên gia về trực tiếp huấn luyện, đào tạo về thương hiệu tại chỗ cho tất cả các cấp, các bộ phận và nhân viên trong Công ty, đặc biệt phải đào tạo cho được chức danh về quản lý thương hiệu và nhãn hiệu. Công ty cần phổ biến chính sách thương hiệu trong toàn thể doanh nghiệp từ các cấp lãnh đạo cao nhất cho đến cấp thấp nhất để có thể đề ra một chiến lược thương hiệu hiệu quả. Thương hiệu có “hồn” hay không? Đòi hỏi rất nhiều ở sự đóng góp chung của tất cả các nhân viên trong Công ty.
Để bản sắc thương hiệu có thể phát triển thành một nét văn hoá, phải khai thác được lòng trung thành và nhiệt tâm từ mọi thành viên của công ty. Điều này rất quan trọng, bởi lẽ một nhân viên làm việc vì đồng lương ắt hẳn mức đóng góp của họ sẽ khác hơn với một nhân viên làm việc vì mục tiêu phát triển Công ty. Một chính sách với dày đặc các nội quy chỉ có tác dụng “khởi động con người làm việc như một cái máy”. Công ty có thể thay đổi nhân sự khi cần nhưng đó không phải là cách tốt nhất. Vấn đề quan trọng là làm sao để từng nhân viên có thể gắn bó với Công ty, xem Công ty như “gia đình thứ hai của mình”. Để làm được điều đó, trước hết là bản thân các các cấp lãnh đạo phải tạo được sự thân thiện, không phải quản lý bằng quyền lực và mệnh lệnh, mà bằng uy tín và sự tin cậy mà họ có thể chứng tỏ cho nhân viên thuộc cấp thấy được.
khi cần thiết, bởi lẽ khi nhân viên thấy được sự quan tâm thực sự từ Công ty, họ sẽ làm việc cho Công ty với một tinh thần “tự nguyện” và vì sự phát triển chung của Công ty.
Công ty nên tổ chức các cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo”, thành lập các tổ chức để cùng tham gia, giao lưu giữa các doanh nghiệp, giao lưu giữa các nhân viên Công ty, vừa có thể giúp họ có một môi trường sinh hoạt lành mạnh, vừa qua đó giúp toàn thể cán bộ, công nhân viên Công ty gần gũi, gắn bó với nhau hơn.
Tổ chức các lớp huấn luyện nâng cao trình độ nhân viên Công ty, nghiên cứu sử dụng con người theo hướng chuyên môn hoá, phân chia đúng người, đúng việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tư pháp (2005). Bộ luật doanh nghiệp. Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.
2. James R.Gregory (2004), Xây dựng thương hiệu mạnh và thành công, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung (2004), “Thương hiệu với nhà quản lý”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh (2003). Quan hệ công chúng- biện pháp hữu hiệu trong phát triển thương hiệu. NXB Tạp chí thương mại. (46).
5. PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh (2008). Phát triển bao bì và xúc tiến quảng bá hình ảnh thương hiệu cho nông sản Việt Nam. Đề tài cấp bộ, Bộ giáo dục và đào tạo.
6. PGS, TS Nguyễn Quốc Thịnh (2012), Bài giảng Quản trị thương hiệu, Đại học Thương Mại Hà Nội
7. Trương Đình Chiến (2005), Quản trị thương hiệu hàng hóa; lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Roll and Martin (2009). Chiến lược thương hiệu Châu Á. NXB Lao động xã hội, Hà Nội. Website 1. www.lantabrand.com 2. www.quangbathuonghieu.com 3. www.quantrithuonghieu.com 4. www.quantrichienluoc.com 5. www.marketingchienluoc.com
PHỤ LỤC
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NÔNG THÔN (RTD) PHIẾU ĐIỀU TRA
DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY
Để giúp công ty có cơ sở thực tiễn nhằm đánh giá hoạt động tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác này. Xin anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến về một số vấn đề dưới đây.
Rất mong có được sự đóng góp nhiệt tình, thẳng thắn và đầy trách nhiệm của đồng chí. Đề nghị đánh dấu X vào những ô phù hợp với ý kiến của anh (chị)
1. Anh chị cho biết hiệu quả trong công tác truyền thông của công ty trong thời gian qua
Thu hút Chưa thu hút Không thu hút
2. Anh chị đưa ra những đánh giá của mình về hoạt động của công ty trong việc kinh doanh sản phẩm
Tiêu chí Rất tốt Tốt Trung bình Kém
1.Quảng cáo tiếp thị 2.Giao nhận hàng hóa 3.Chế độ thanh toán 4.Chính sách đổi trả hàng 5.Hỗ trợ sau bán
6.Chương trình khuyến mại 7.giá cả của hàng hóa 8.Chất lượng hàng hóa 9.Hàng hóa đa dạng
3. Khi anh chị nghĩ đến mua sản phẩm dành cho thú y anh chị sẽ nghĩ ngay đến mua của công ty nào?
………. Tại sao
……… ………
4. Anh chị biết đến RTD qua kênh thông tin nào?
……… ……….
5. Anh chị biết tới các chương trình xúc tiến thương mại nào của công ty RTD trong những năm qua
……… ……… ……….
6. Anh chị có nhận được hoặc biết các chương trình chăm sóc khác hàng của công ty RTD trong những năm qua
……… ……… ………..
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NÔNG THÔN (RTD) PHIẾU ĐIỀU TRA
DÀNH CHO NHÂN VIÊN VÀ CB QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Để giúp công ty có cơ sở thực tiễn nhằm đánh giá hoạt động tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác này. Xin anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến về một số vấn đề dưới đây.
Rất mong có được sự đóng góp nhiệt tình, thẳng thắn và đầy trách nhiệm của đồng chí. Đề nghị đánh dấu X vào những ô phù hợp với ý kiến của anh (chị)
1. Mức độ quan trọng của phát triển thương hiệu
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
2. Anh chị hãy cho biết về chi phí đầu tư cho chiến lược phát triển thương hiệu
1-2% doanh thu 2 - 5% doanh thu 5 - 7%doanh thu
3. Anh chị cho biết về mức độ hiệu quả của chiến lược phát triển thương hiệu mà công ty đã thực hiện trong thời gian qua
Rất hiệu quả Hiệu quả Chưa hiệu quả
4. Anh chị cho biết mức độ thực hiện việc xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu của công ty
Tiêu chí Mức độ thực hiện
Tốt Khá TB Yếu
Xây dựng kế hoạch Phát triển giá trị cảm nhận của người TD đối với thương hiệu
Xây dựng kế hoạch Phát triển giá trị tài chính của thương hiệu
Xây dựng kế hoạch Phát triển khả năng và mức độ bao quát của thương hiệu đối với các nhóm sản phẩm khác khau
5. Đánh giá kết quả thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu STT Đánh giá những hoạt động đã thực hiện Rất tốt Tốt Trung bình Kém 1 Xác lập hệ thống mục tiêu hàng năm 2 Thiết lập các chính sách hỗ trợ 3 Phân bố các nguồn lực
4 Cơ cấu tổ chức bộ máy thực thi chiến lược
5 Văn hóa doanh nghiệp
6. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu. (Cho điểm 1- 5 trong đó 1 là ít ảnh hưởng và 5 là ảnh hưởng nhiều nhất
STT Tiêu chí 1 2 3 4 5 1 Môi trường kinh tế
2 Pháp luật
3 Văn hóa - xã hội 4 Công nghệ thông tin 5 Khách hàng 6 Đối thủ cạnh tranh 7 Nhận thức của lãnh đạo 8 Các nguồn lực của DN 9 Cơ cấu tổ chức Xin Cảm Ơn !