Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chiến lược phát
4.3.2. Giải pháp nâng cao vai trò của bộ phận chuyên về thương hiệu cho công
công ty
Cơ sở đưa ra giải pháp
- Một điều quan trọng mà các doanh nghiệp không thể không chú trọng tới, đó là bộ phận chuyên lo về thương hiệu. Vì thương hiệu đối với doanh nghiệp là một tài sản lớn, vì thế cần có bộ phận quản lý nó. Trên thực tế, nếu không có chức danh quản lý thương hiệu, doanh nghiệp không thể cùng một lúc chú tâm vào sản xuất, xây dựng một thương hiệu mạnh và quản lý thương hiệu tránh các vụ ăn cắp thương hiệu. Hơn nữa việc kiểm tra phát hiện hàng nhái của các cơ quan chức năng cũng không thể nào làm tốt khi có tới hàng trăm ngàn thương hiệu cũng cần được quản lý. Vì thế mà các cán bộ quản lý thương hiệu cần tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý nạn hàng giả.
- Công ty chưa có bộ phận chuyên trách về lĩnh vực thương hiệu. Theo kiến trúc thương hiệu cho thấy các dòng sản phẩm của công ty khá nhiều do đó cần có cán bộ chuyên trách để quản lý cho hợp lý.
Nội dung của giải pháp
Thành lập bộ phận quản lý thương hiệu của công ty theo kiến trúc thương hiệu trong đó có 1 quản lý chung và các nhân viên cấp dưới phụ trách từng thương hiệu chia theo mô hình kiến trúc thương hiệu.
Bộ phận này có trách nhiệm tìm hiểu thông tin từ nghiên cứu thị trường; dự trù và quyết toán ngân sách cho hoạt động quản trị thương hiệu; Bàn về kế hoạch phát triển sản phẩm mới, về chiến lược phát triển, về chiến dịch quảng cáo về hoạt động PR; xem xét và phê duyệt các bản marquette các mẫu thiết kế; Tham gia tổ chức thực hiện/ giám sát các hoạt động từ xây dựng đến quảng bá thương hiệu; Giải quyết các vụ xâm phạm thương hiệu, hàng nhái, hàng giả…
Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp
Nên chú trọng công tác đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực cho mục tiêu phát triển thương hiệu tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025 và những giai đoạn tiếp theo trong mục tiêu phát triển kinh doanh chung của toàn công ty. Đào tạo nguồn nhân lực phải xuất phát từ mục tiêu kinh doanh và dựa
trên nền nguồn nhân lực hiện tại. Trên cơ sở đó, đánh giá một cách cụ thể thực trạng nguồn nhân lực hiện tại đã đáp ứng được yêu cầu công việc hay chưa và nhu cầu về nhân lực giai đoạn đến 2025 của công ty cần có nguồn nhân lực như thế nào để thực hiện hoạt động xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu. Vì vậy, cần phải thực hiện công tác rà soát lại nguồn nhân lực hiện có của công ty đánh giá khái quát năng lực nhân viên đã đáp ứng được nhu cầu công việc đề ra hay chưa. Dựa trên cơ sở đó, xác định được nhu cầu nguồn nhân lực cần thiết cho hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động phát triển thương hiệu nói riêng của công ty, để có chiến lược cụ thể cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần thiết, đáp ứng nhu cầu công việc của công ty.
Dựa trên mục tiêu phát triển thương hiệu của công ty và từng giai đoạn phát triển thương hiệu RTD giai đoạn 2015 – 2025 và những năm tiếp theo mà doanh nghiệp huy động nguồn nhân lực cần thiết cho thực hiện phát triển thương hiệu có hiệu quả.