Một số công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (Trang 43 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan

Tác giả Tai jacky trong cuốn: Sát thủ khác biệt hóa đã chỉ ra 13 chiến lược khác biệt hóa để phát triển thương hiệu có chia sẻ những nguyên tắc xây dựng thương hiệu cũng giống như toán học: một cộng một bằng hai. Chúng có thể được dùng cho tất cả, cho doanh nghiệp lớn lẫn doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp phương Tây và Á Đông, cho giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và doanh nghiệp với khách hàng (B2C). Và hơn nữa những nguyên tắc đã làm nên những thương hiệu lớn ngày nay cũng có thể giúp cho sự phát triển doanh nghiệp. Tác giả cũng nhấn mạnh về Khác biệt hóa hoặc bán giá rẻ. Khác biệt hóa là điểm mấu chốt quan trọng nhất, mặc dù nó không phải là công tác duy nhất mà chúng tôi thực hiện trong quá trình thực hiện dự án cho thương hiệu. Nếu không có khác biệt hóa, mọi thứ bạn làm đều thất bại tan tành và bạn không thể có một thương hiệu mạnh và bền vững. Khác biệt hóa là một chủ đề quan trọng, nhưng hiện nay chưa có nhiều sách đề cập đến việc làm thế nào mà bạn có thể thực hiện khác biệt hóa.

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Hoàng Thị Thu Hà tại Đại học kinh tế, đại học Quốc gia Hà Nội đã nhấn mạnh các doanh nghiệp cần ý thức

được tầm quan trọng của thương hiệu, với mong muốn giữ vững và nâng cao vị thế thương hiệu “Sông Đà Thăng Long” lớn mạnh, tác giả đã đề xuất những giải pháp xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long.

Luận văn Thạc sĩ của Lê Việt Bắc tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã nêu lên tầm quan trọng của thương hiệu và đặt nó vào đúng vị trí xứng đáng trong quá trình hoạt động kinh doanh, tác giả đã phân tích về vấn đề Phát triển và quản trị thương hiệu tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA), thông qua bài phân tích này, có thể hiểu thêm tầm quan trọng của thương hiệu doanh nghiệp trong thực tiễn sản xuất cũng như có thể học tập được kinh nghiệm về phát triển thương hiệu tại công ty LILAMA.

Luận văn thạc sĩ của Phùng Việt Quang tại Đại học Đà Nẵng đã tập trung vào vấn đề xây dựng, phát triển và duy trì giá trị thương hiệu đã được các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ những năm 70 của thể kỉ 20, tác giả chia sẻ Thương hiệu là một tài sản hết sức to lớn của doanh nghiệp, đem lại sự ổn định, phát triển thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Trên cơ sở thực trạng được nhìn dưới góc độ của cơ sở lý luận, tác giả đưa ra các giải pháp phát triển thương hiệu, nền tảng của cơ sở lý luận, dựa trên nguồn lực khả thi của đơn vị và đóng góp một phần ý kiến giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu một cách khoa học và bài bản hơn.

Hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam ngày càng chú ý tới vấn đề thương hiệu. Trong MBA xây dựng và phát triển thương hiệu “VNGas” cho công ty Shinpatrol – Trần Hà Triêu Bình, tác giả cho biết nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được rằng ngoài việc nỗ lực cải tiến chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm thì vấn đề thương hiệu sản phẩm, quy cách bao bì, logo – các thành phần của thương hiệu – nếu được thiết kế hợp lý cũng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Qua tìm hiểu những đề tài nghiên cứu về thương hiệu, các tác giả đã trình bày rõ ràng về thương hiệu, tầm quan trọng của thương hiệu, tùy theo mỗi điều kiện cụ thể mà có phương pháp xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu riêng cho mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên, sau khi xây dựng được chiến lược tốt, để thực hiện thành công chiến lược cũng không kém phần quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)