Đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (Trang 115 - 116)

- Bộ tài chính và tổng cục thuế cần nghiên cứu và điều chính một mức thuế hợp lý hơn. Cần thiết là nên giảm thuế suất cho các doanh nghiệp để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tài chính vào việc xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu để các doanh nghiệp trong nước nâng cao được vị thế của mình trong khu vực cũng như trên thế giới. Góp phần quan trọng vào xây dựng "thương hiệu quốc gia" ngày một vững mạnh.

- Đề nghị cơ quan chịu trách nhiệm quản lý đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) phối hợp với Bộ Công thương có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động đăng ký thương hiệu cho đơn vị mình. Cần phải đơn giản hóa các thủ tục pháp lý và rút ngắn thời gian nghiên cứu hồ sơ, giảm thiểu những chi phí cho việc tra cứu thông tin liên quan đối tượng xin đăng ký bảo hộ thương hiệu. Hiện nay mức tra cứu này đang bị các doanh nghiệp phản ánh là khá cao (chi phí cho việc tra cứu một nhãn hiệu hàng hóa cho một nhóm sản phẩm là 700.000 đồng, chi phí nộp đơn và cấp giấy chứng nhận cho một nhóm sản phẩm dịch vụ đầu tiên là 1.500.000 đồng, và 800.000 đồng cho mỗi nhóm sản phẩm tiếp theo). Cơ quan cần rút ngắn thời gian cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu cho các doanh nghiệp một cách nhanh nhất để đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Giúp họ yên tâm trong việc giữ vững thương hiệu của mình.

- Trừng phạt nghiêm khắc những vụ vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu: Nhà nước phải đưa ra chính sách rõ ràng, thực thi nghiêm khắc, sử phạt thích đáng nạn hàng giả, nhái nhãn hiệu. Nỗi bức xúc về tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan mà không bị ngăn chặn luôn xuất hiện đầu tiên trong các kiến nghị của doanh nghiệp.

Theo quy định hiện nay, chế tài xử phạt hành chính đối với những trường hợp vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ từ 5 đến 10 triệu đồng, cao nhất là 100 triệu đồng một con số quá nhỏ so với những hậu quả của nạn ăn cắp nhãn hiệu mang lại. Vì thế, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần có biện pháp

cứng rắn hơn trong việc xử phạt những kẻ làm hàng giả, kể cả cán bộ tiếp tay cho bọn chúng để giảm mức phạt cũng cần xử lý thật nghiêm tránh tệ nạn tham nhũng xảy ra làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của nhiều bên liên quan.

(Ở Việt Nam, sau khi nộp đơn xin cấp đăng ký của doanh nghiệp được chấp nhận thì doanh nghiệp tiếp tục chờ 9 tháng nữa mới được chính thức đăng ký bảo hộ, thủ tục này ở Mỹ diễn ra có 3 ngày. Như vậy, nếu so sánh một doanh nghiệp Việt Nam cùng tiến hành một hoạt động này với một doanh nghiệp bên Mỹ thì doanh nghiệp Việt Nam vẫn chậm quá nhiều: 11 tháng 27 ngày. Do vậy, các cơ quan quản lý bảo hộ nhãn hiệu cần phải nhanh chóng điều chỉnh hợp lý để giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)