Cơ cấu các khoản chi cho thương hiệu của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (Trang 82 - 85)

Nhận xét đánh giá: Từ những kết quả đạt được ở trên có thể thấy rằng công ty đã biết định hướng chiến lược cho mình ngay từ những ngày đầu thành lập. Chi phí dành cho phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, chỉ nằm ở mức từ 2% đến 3% doanh thu là còn hạn chế. Mặt khác, các khoản mục chi đã hợp lý; cơ cấu chi phù hợp.

Nguồn nhân lực

- Bên cạnh việc xây dựng và phát triển thương hiệu công ty cũng đã biết xây dựng và phát triển bên trong nội bộ công ty thông qua các chế độ đãi ngộ cho nhân viên như: Thực hiện đầy đủ chế độ đóng bảo hiểm cho người lao động, xây dựng bếp ăn tập thể, tạo chỗ nghỉ trưa, chế độ hiếu hỷ, thăm hỏi ốm đau, quà tặng 8-3, 30-4, 1-5,1-6, 2-9, 20-10 rồi các buổi liên hoan sinh nhật nhân viên công ty, đón chào năm mới, tất niên, du xuân, tham quan nghỉ mát…Qua đó cũng nâng cao được vị thế công ty trong tầm nhìn và suy nghĩ của các nhân viên.

- Phương pháp phát triển nhân viên của công ty là tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp cho mọi người, từ một sinh viên mới ra trường cho đến những nhân viên muốn tìm kiếm một mục tiêu và thử thách mới. Bên cạnh đó nhân viên của doanh nghiệp được trả một mức lương rất cạnh tranh, hệ thống lương bổng và chính sách phúc lợi rõ ràng, chặt chẽ được xem xét hàng năm. Ngoài ra công ty còn cung cấp cho nhân viên những khoá huấn luyện và môi trường làm việc tốt nhất nuôi dưỡng lòng hăng say và tự phát triển, giúp cho nhân viên có đủ tự tin và từ đó phục vụ phát triển công ty, phát triển thương hiệu một cách hoàn hảo. Có thể nói, chiến lược đầu tư phát triển đội ngũ nhân viên của Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Nông thôn là một chiến lược cực kỳ đúng đắn. Đặc biệt với bối cảnh: hiện nay, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO), hàng loạt các tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài đã, đang và sẽ vào Việt Nam và việc đầu tiên mà họ thực hiện đó là việc thu hút nhân tài (đặc biệt là đối với những nhân tài trẻ tuổi) bằng các chính sách như: có một mức thu nhập cao, một công việc tốt và một môi trường năng động… Đây là điều mà rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm. Tuy nhiên ông Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Nông thôn - ông Vũ Tiến Lâm đã xác định được 5 yếu tố có thể đem lại sự thoả mãn cho nhân viên là: "thành đạt, sự công nhận, bản thân công việc, trách nhiệm và cơ hội thăng tiến. Nguyên nhân dẫn đến sự hài lòng nằm ở nội dung

công việc còn nguyên nhân gây nên sự bất mãn nằm ở môi trường làm việc. Nếu không thể trả lương cao hơn đối thủ thì điều quan trọng là phải tạo cho họ một môi trường làm việc thân thiện, xây dựng văn hoá công ty". Chính vì nhận thức này mà Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn đã có một đội ngũ nhân viên giỏi, lành nghề, nhiệt tình với công việc và có tinh thần trách nhiệm cao.

- Hàng năm Công ty đều có chương trình tổ chức tìm hiểu về thương hiệu của công ty. Tuyên truyền phổ biến kịp thời những thay đổi trong chính sách liên quan đến phát triển thương hiệu của công ty

- Đặc biệt hàng năm Công ty thuê chuyên gia về lĩnh vực thương hiệu về phổ biến và thảo luận các vấn đề thương hiệu với ban giám đốc, với các nhà quản lý cấp trung và cơ sở. Đưa nhân viên phụ trách mảng thương hiệu đi học tập và bồi dưỡng kiến thức.

4.2.3.2. Tình hình cơ cấu tổ chức quản lý thương hiệu

Công ty vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu, hiện tại chức năng này đang do bộ phận R&D và kinh doanh đảm nhận. Bộ phận này giúp ban giám đốc cập nhật thông tin thị trường, từ đó ban giám đốc xây dựng chiến lược, chiến thuật và kế hoạch, sau đó giao việc thực hiện các hoạt động tác nghiệp cụ thể cho các bộ phận liên quan. Ban giám đốc chịu trách nhiệm theo dõi, quan sát các hoạt động tác nghiệp và đánh giá hiệu quả nhằm đưa ra các điều chỉnh kịp thời.

Qua sơ đồ về kiến trúc thương hiệu, ta thấy số lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đang khai thác khá đa dạng; quy mô và phạm vi thị trường hoạt động của doanh nghiệp rộng nên để xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm soát chiến lược thương hiệu, ban giám đốc lựa chọn nhiều hình thức khác nhau.

Với hình thức tổ chức quản lý thương hiệu theo kiến trúc thương hiệu bao gồm: - Ban Giám đốc quản lý chung

- Các nhân viên tại phòng R&D phụ trách từng thương hiệu chia theo mô hình kiến trúc thương hiệu.

Đây là cách thức công ty lựa chọn ngay từ khi thành lập, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu đều áp dụng. Sau gần 20, dù nhận thấy tầm quan trọng của chiến lược phát triển thương hiệu nhưng công ty vẫn chưa có sự thay đổi. Với việc không có bộ phận phụ trách riêng về thương hiệu sẽ là khó khăn cho công ty trên con đường phát triển thương hiệu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)