Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn
3.1.3. Công tác tổ chức của công ty
Hình 3.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức 3.1.4. Đặc điểm sản phẩm và khách hàng 3.1.4. Đặc điểm sản phẩm và khách hàng
3.1.4.1. Sản phẩm
Hình 3.4. Sơ đồ quy trình đảm bảo chất lượng
Nhìn trên quy trình ta có thể thấy, hoạt động kiểm soát, đảm bảo chất lượng của Công ty diễn ra rất chặt chẽ. Hoạt động đảm bảo chất lượng được tiến hành trong cả quá trình sản xuất sản phẩm, từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào, trải qua quá trình sản xuất đến khi tạo ra thành phẩm. Cả quá trình sản xuất đều đảm bảo nguyên tắc “nguyên vật liệu sạch tạo ra thành phẩm sạch”.
Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng trong quy trình sản xuất, công ty còn thực hiện quy trình sản xuất khép kín, với những máy móc thiết bị hiện đại để tránh những tác nhân bên ngoài có thể làm biến chất một số nguyên vật liệu. Dưới đây là sơ đồ minh họa quy trình sản xuất khép kín thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y mà công ty đã và đang thực hiện.
Hình 3.5. Sơ đồ quy trình sản xuất thuốc tại công ty
Hình 3.6. Sơ đồ sản xuất thức ăn chăn nuôi
Nguồn: Phòng sản xuất- Kế hoạch đảm bảo chất lượng sản phẩm Kế hoạch sản xuất
Kế hoạch nguyên liệu
Tập kết nguyên liệu thô
Nạp nguyên liệu vào phễu chứa liệu
Nạp nguyên liệu vào bình chứa liệu Cụm cân phối trộn nguyên liệu và trộn Máy ép viên Sấy và làm nguội Sàng phân cấp Thành phẩm Cân, đóng bao Vào sổ, nhập kho Trộn premix sơ bộ Dầu mỡ béo Premix và thành phẩm tái chế Bình chứa nguyên liệu chờ nghiền Máy nghiền Nhập công thức Đập mảnh Loại bỏ
Trong danh mục sản xuất thuốc thú y của Công ty hiện nay đã lên tới gần 200 loại sản phẩm, tất cả các sản phẩm đó đều đạt chất lượng cao, đặc biệt có nhiều sản phẩm đã được người chăn nuôi sử dụng thay cho hàng nhập khẩu từ các nước có nền y dược hiện đại như: No 1, Antisalmo, Enflox Gold, TTS, Ebiseptol, đặc trị tiêu chảy, Norcoli, Men Lactovet, Men USB, Men USA, Kháng thể Gumboro + Newcastle, Kháng thể Viêm gan + Dịch tả vịt, Kháng thể Ecoli… Trong những năm qua dịch cúm gia cầm, dịch heo tai xanh xảy ra hầu hết ở các tỉnh trong cả nước, tuy nhiên nhờ những dự báo chính xác nên bằng những sản phẩm chất lượng cao của Công ty như: Siêu tiệt trùng (TC-01), Iodine 10%, vaccine PRRS, vaccine H5N1 … nên dịch bệnh đã được đẩy lùi giúp người chăn nuôi ổn định và phát triển sản xuất.
Trong danh mục sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi của Công ty hiện nay đã lên tới gần 180 mặt hàng sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
Mỗi mặt hàng đều có một công thức sản xuất riêng, được Phòng phân tích và phòng công nghệ nghiên cứu đưa ra, theo một tỷ lệ phù hợp cho mỗi loại vật nuôi, theo từng giai đoạn phát triển, giúp cho vật nuôi có năng xuất cao nhất.
Các loại sản phẩm của công ty có những ưu điểm vượt trội mà được đa số các nhà chăn nuôi lựa chọn như:
- Chế phẩm ổn định về mặt bào chế. - Có tác dụng nhanh mạnh, kéo dài. - Tăng tuổi thọ của sản phẩm.
- Không gây đau, kích ứng da và niêm mạc. - Không ăn mòn dụng cụ kim loại.
- Dế sử dụng và hiệu quả kinh tế cao.
- An toàn cho người, vật nuôi và môi trường.
Đó là một số ưu điểm chung về sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn.
3.1.4.2. Khách hàng
Hình 3.7. Hệ thống phân phối của công ty
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng
Đối tượng khách hàng của Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Nông thôn bao gồm: Các công ty, chi cục, cửa hàng, các đại lý, người tiêu dùng.
- Phân phối: Công ty sử dụng 3 loại kênh bao gồm: + Kênh 1: RTD – Đại lý cấp 1 – người tiêu dùng
Sản phẩm qua kênh này chiếm tỉ trọng 40% trong tổng hàng hóa lưu thông trong mạng lưới kênh phân phối của Công ty.
+ Kênh 2: RTD – Đại lý cấp 1 – Đại lý cấp 2 – người tiêu dùng
Sản phẩm qua kênh này chiếm tỉ trọng 55% trong tổng hàng hóa lưu thông trong mạng lưới kênh phân phối của Công ty.
+ Kênh 3: RTD – người tiêu dùng
Sản phẩm qua kênh này chiếm tỉ trọng 05% trong tổng hàng hóa lưu thông trong mạng lưới kênh phân phối của công ty.
Hình 3.8. Mô hình kênh phân phối của công ty
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng
Công ty đã xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý đáp ứng được nhu cầu của người bán hàng nên Công ty đã xây dựng được mạng lưới trên 1.500 đại lý trên cả nước, chia ra:
- Khu vực I: Bao gồm các tỉnh phía Bắc Sông Hồng: Bắc Ninh, Bắc Giang,
Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh...
- Khu vực II: Bao gồm các tỉnh phía Nam Sông Hồng: Hà Tây, Hà Nam,
Nam Định, Thái Bình, Hòa Binh...
- Khu vực III: Bao gồm các tỉnh miền trung từ Ninh Bình đến Bình Thuận
và các tỉnh miền núi.
- Khu vực IV: là các quận huyện thuộc thành phố Hà Nội.
- Khu vực V: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum,
Công Ty Đại lý cấp I Đại lý cấp I Người tiêu dùng Đại lý cấp II Người tiêu dùng Người tiêu dùng
- Ngoài ra công ty còn có các chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ, phụ trách bán hàng tại các tỉnh phía nam.
3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 3.2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2013 - 2016
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Chỉ Tiêu 2013 2014 2015 2016
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.156 1.706 1.922 3.077 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 29 21 24 42 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.127 1.685 1.898 3.035 4 Giá vốn hàng bán 1.033 1.571 1.778 2.885 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 94 114 120 150 6 Doanh thu hoạt động tài chính 5 3 16 27 7 Chi phí tài chính 59 71 88 94 8 Chi phí bán hàng 8 8 10 13 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 16 20 23 28 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 16 18 15 42 11 Thu nhập khác 1 1 6 7 12 Chi phí khác 0,8 0,2 1 7 13 Lợi nhuận khác 0,2 0,8 5 0 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 16,2 18,8 20 42 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 3,564 4,136 4,4 9,24 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 0 0 0 0 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 12,63
6
14,664 15,6 32,76
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2013 – 2016 trên cho thấy:
- Tổng doanh thu của công ty từ năm 2013 đến nay tăng nhanh một cách vượt bậc năm sau đều cao hơn năm trước. Doanh thu năm 2013 là 1156 tỷ, đến năm 2014 doanh thu tăng lên là 1706 tỷ, năm 2015 doanh thu đạt là 1922 tỷ, đến năm 2016 doanh thu tăng vượt bậc đạt 3077 tỷ. là do sản lượng tiêu thụ tăng cao.
- Bên cạnh việc doanh thu của công ty tăng qua từng năm thì giá vốn hàng bán cũng có sự tăng lên đáng kể, năm 2013 giá vốn hàng bán của công ty là 1033 tỷ đồng thì đến năm 2016 giá vốn hàng bán đã tăng lên 2885 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán tăng nhanh như vậy là do giá nguyên liệu đầu vào tăng đồng thời sản lượng mà công ty cung cấp ra thị trường cũng ngày càng nhiều.
- Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng nhanh một cách vượt bậc vào năm 2016. Nếu như năm 2013 lợi nhuận thu về là 12,636 tỷ, năm 2014 lợi nhuận là 14,664 tỷ, năm 2015 đạt 15,6 tỷ thì năm 2016 là năm thành công của công ty với tổng lợi nhuận sau thuế thu về là 32,76 tỷ đồng.
- Từ việc doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng đều qua các năm và có sự tăng trưởng vượt bậc vào năm 2016 cho thấy thương hiệu RTD ngày càng khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường, uy tín thương hiệu được nâng cao, giá trị và sản lượng sản phẩm cung cấp ra được thị trường luôn được khách hàng chấp nhận từ đó hệ thống khách hàng trung thành được ra tăng.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Hình 3.9. Quy trình nghiên cứu của đề tài
Xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
Thu thập thông tin
1. Phỏng vấn chuyên gia, thiết kế phiếu điều tra
2. Điều tra khảo sát Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Thông tin sơ cấp Thông tin thứ cấp
Phân tích số liệu thu thập
Xác định thực trạng quá trình tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu và đưa ra biện pháp hỗ trợ
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng hai bước: Thu thập dữ liệu và phân tích số liệu.
Nhằm để thu thập dữ liệu, tác giả thực hiện qua 3 phương pháp: Nghiên cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra bảng hỏi (điều tra trắc nghiệm). Quá trình này được tác giả thực hiện qua nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn kết hợp với thu thập dữ liệu thứ cấp tại công ty đang thực hiện đề tài nghiên cứu.
Số liệu thu thập được tác giả xử lý qua quá trình phân tích dữ liệu bằng các phương pháp: Thống kê mô tả, phương pháp so sánh qua đó tác giả mong muốn có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về tình hình thực tế tại đơn vị, cũng như những điểm tích cực có thể khai thác khi tổ chức thực hiện chiến lược tại công ty.
3.2.1.1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Để thực hiện phương pháp nghiên cứu này, tác giả tiến hành tìm kiếm và tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đã được công bố như Báo cáo tổng kết năm 2014, 2015, 2016; Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty; Đánh giá việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu của công ty… sau đó chọn lọc lấy các nghiên cứu có nội dung phù hợp và gần với nội dung nghiên cứu. Từ những nghiên cứu đã được chọn lọc này, nghiên cứu và phân tích cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, tìm ra khoảng trống về mặt lý luận và thực tiễn để tiến hành nghiên cứu sâu, qua đó góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Việc nghiên cứu tài liệu thứ cấp sẽ giúp tác giả kế thừa được cách tiếp cận giải quyết vấn đề của các tác giả trước đó, đồng thời giúp xây dựng được mô hình nghiên cứu sơ bộ phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Trong đề tài này, dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích là dữ liệu về tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ phát triển nông thôn. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tiến hành đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp a. Quy trình điều tra
Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua các phiếu điều tra trắc nghiệm nhằm điều tra với số lượng lớn người được điều tra trong thời gian ngắn, số lượng thông tin thu thập được rộng, tiếp cận vấn đề đa chiều.
Qua đó, tìm ra các điểm tồn tại, tạo cơ sở để tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân cụ thể dẫn đến vấn đề tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu chưa hiệu quả. Phương pháp này được thực hiện vào tháng 8/2016.
Việc thực hiện phương pháp này qua các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Lập phiếu điều tra
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phương pháp chuyên gia, học viên thiết kế phiếu điều tra về sự hiểu biết của khách hàng, nhân viên, quản lý đối với chiến lược phát triển thương hiệu, tổ chức thực hiện chiến lược này. Bước này học viên thiết lập các câu hỏi liên quan tới vấn đề nghiên cứu, cụ thể ở đây là những câu hỏi liên quan đến quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược, cơ cấu tổ chức, nguồn lực và các chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược; quá trình đánh giá thực hiện chiến lược trong giai đoạn mới có còn phù hợp không.
Phiếu điều tra khảo sát được thiết kế theo mẫu 01 (phụ lục số 01).
Bước 2: Phát phiếu điều tra
Phát phiếu điều tra tới cán bộ quản lý, nhân viên trong công ty tại tất cả các phòng của công ty. Đây là những đối tượng liên quan trực tiếp tới việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh qua hình thức phát phiếu điều tra trực tiếp, có hướng dẫn cụ thể cách điền vào phiếu điều tra và hẹn ngày thu lại phiếu.
Bước 3: Thu phiếu điều tra
Đến ngày hẹn, tiến hành thu lại phiếu.
Bước 4: Tổng hợp và xử lý dữ liệu
Sau khi đã thu nhận tất cả các phiếu điều tra, tiến hành xem xét và loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu, giữ lại các phiếu được điền đầy đủ. Sau đó tổng hợp và đánh giá các vấn đề đã được thể hiện trong phiếu điều tra. Qua quá trình phân tích các dữ liệu thu thập được, có thể đưa ra những kết luận về các vấn đề chính còn tồn tại để trả lời câu hỏi nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
b. Mô tả và kích cỡ mẫu nghiên cứu Chọn mẫu điều tra:
- Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
+ Đối với đối tượng điều tra là Cán bộ nhân viên trong công ty:
Với sai số cho phép là 9%; Số lượng tổng mẫu điều tra là 525 người. Theo công thức Slovin ta có:
N 525
n = --- = --- = 100
1+ N (e2) 1 + 525 (0,09)2
Vậy, số lượng mẫu điều tra tác giả chọn là 100 người. Trong đó, có 5 CBQL cấp cao; 15 CBQL cấp trung và cấp cơ sở; 80 nhân viên tại các phòng ban + Đối với đối tượng điều tra là Khách hàng của công ty:
Với sai số cho phép là 7,5%; Số lượng khách hàng ước tình trên 100.000
N 100.000
n = --- = --- = 178
1+ N (e2) 1 + 100.000 (0,075)2
Vậy, số lượng mẫu điều tra tác giả chọn là 180 người. Phân bố đều khắp tại các kênh bán của Công ty
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả 3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu để mô tả bối cảnh thực trạng chiến lược phát triển thương hiệu và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu, quá trình phát triển của công ty trong điều kiện thương hiệu là chìa khóa sống còn như hiệu nay.
3.2.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu để so sánh sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, theo kế hoạch so với tiêu chuẩn, so với các năm trước và so với những công ty đối thủ cạnh tranh ...Trên cơ sở so sánh, có những đánh giá phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.
3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Các chỉ tiêu đánh giá nội dung chiến lược phát triển thương hiệu: