Phẩn 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Bài học rút ra cho huyện yên thế về các giải pháp giảm nghèo cho các hộ
hộ dân tộc thiểu số
Qua nghiên cứu giải pháp giảm nghèo ở một số quốc gia và ở một số địa phương ở nước ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm áp dụng giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế:
Tạo ra nhiều việc làm mới cho người nghèo
Tạo ra nhiều việc làm mới là giải pháp hết sức quan trọng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo ở các địa phương. Tạo thêm nhiều việc làm mới không những tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho người nghèo ở vùng mà còn góp phần hạn chế tình trạng di cư lao động từ vùng đến các khu vực thành thị gây nên nhiều bức xúc và áp lực đối với cả người lao động di cư và các địa bàn người lao động có lao động di cư đến.
Kết hợp tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo cho các hộ DTTS phải dựa trên việc sử dụng các nguồn lực có hạn theo nguyên tắc đảm bảo công bằng, bền vững không chỉ ở cấp độ địa phương hay cấp độ quốc gia mà còn cả ở cấp độ quốc tế
Kinh nghiệm giảm nghèo ở các quốc gia đều cho thấy, trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế diễn ra ngày càng sôi động thì việc kết hợp tăng trưởng và
xóa đói giảm nghèo phải dựa trên việc sử dụng các nguồn lực rất có hạn theo một nguyên tắc là đảm bảo công bằng, bền vững không chỉ ở cấp độ từng địa phương, từng quốc gia mà còn phải tính đến cấp độ quốc tế.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, sự nghiệp phát triển kinh tế giảm nghèo phải có sự hợp tác, phối hợp cùng hành động từ nhiều phía, như cộng đồng, các doanh nghiệp và từ chính bản thân người nghèo chứ không thể chỉ huy động từ một phía là Chính phủ.
Nâng cao vai trò, sự can thiệp tích cực và có hiệu quả của Nhà nước trong việc kết hợp đồng thời tăng trưởng kinh tế với xóa đói, giảm nghèo cho người dân
Nước ta hiện nay thuộc nhóm các nước đang phát triển, do vậy, để xóa đói, giảm nghèo và thoát nghèo bền vững cho người dân cần phải tiếp tục nâng cao vai trò, sự can thiệp tích cực và có hiệu quả của Nhà nước trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo tại vùng. Sự can thiệp của Nhà nước trong lĩnh vực này có thể là các can thiệp trực tiếp hoặc các can thiệp gián tiếp. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là phải có được một hệ thống chính sách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương với mục đích xuyên suốt của hệ thống chính sách này là cùng có trọng tâm cải thiện điều kiện sống hiện tại của bộ phận dân cư nghèo khổ ở địa phương dưới nhiều hình thức.
Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách chuyên biệt về phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo bền vững
Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong nhiều năm qua. Các chủ trương đó đã được cụ thể hóa bằng các chương trình chuyên biệt về hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo ở cho các xã đặc biệt khó khăn: i) Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135).
Do vậy, để thoát nghèo nhanh và bền vững các hộ nghèo dân tộc thiểu số ở xã đặc biệt khó khăn trong giai đoạn tới cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách chuyên biệt về phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo.