Xuất giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 94)

THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG 4.6.1. Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các giải pháp giảm nghèo thời gian qua

Giảm nghèo cho hộ DTTS trên địa bàn huyện Yên Thế trong nhưng năm qua đã có nhiều thành tựu đánh kể tuy nhiên còn cần có một số vấn đề cần được giải quyết để công tác giảm nghèo đạt được nhiều thành công hơn nữa.

Thứ nhất, chính sách hỗ trợ và các chương trình giảm nghèo của Nhà

nước còn nhiều chồng chéo, một số chính sách còn chưa phù hợp mang tính cho không ảnh hưởng đến tâm lý mong muốn thoát nghèo của các hộ đặc biệt là các hộ nghèo DTTS. Còn nhiều hạn chế và bất cập trong những chính sách hỗ trợ như các chính sách liên quan đến giáo dục (đào tạo nghề, hỗ trợ học sinh các trường dân tộc thiểu số…) và chính sách tín dụng để hỗ trợ bà con có nguồn vốn cho phát triển sản xuất.

Thứ hai, công tác triển khai chính sách và chương trình hỗ trợ giảm

nghèo còn nhiều vấn đê hạn chế như đã phân tích bên trên nhất là việc lồng ghép các chương trình, chình sách hỗ trợ giảm nghèo ở địa phương để tạo thêm nguồn lực để đầu tư cho phát triển để các hộ nghèo có thể giảm nghèo cũng như thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó năng lực của cán bộ quản lý trong công tác giảm nghèo hạn chế cũng tác động không nhỏ đến giảm nghèo nhất là cán bộ ở các xã.

Thứ ba, khả năng tiếp cận chính sách, chương trình giảm nghèo giảm

nghèo của hộ còn gặp nhiều khó khăn nhất là trong quy mô sản xuất và yếu tố ý lại không muốn thoát nghèo của các hộ dân. Bên cạnh đó việc phát triển kinh tế của các hộ để thoát nghèo bền vững còn nhiều khó khăn do việc phát huy lợi thế của địa phương trong việc phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế và liên kết trong sản xuất và tiêu thụ còn chưa hình thành.

đặc biệt khó khăn được đánh giá cao nhất do 3 nguyên nhân chính: (1) Thiếu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh; (2) Thiếu kỹ thuật sản xuất đất nông nghiệp; (3) Thiếu đất sản xuất nông nghiệp, thiếu việc làm.

4.6.2. Giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang thời gian tới Thế, tỉnh Bắc Giang thời gian tới

4.6.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thoát nghèo bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số

a. Chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo DTTS ở các xã ĐBKK

Các kiến nghị về điều chỉnh, bổ dung, hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo DTTS tại các xã ĐBKK gồm:

Về định mức và lãi suất cho vay:

+ Đề nghị mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/hộ từ ngân hàng CSXH chỉ áp dụng đối với các hộ nghèo SX lúa, cây hàng năm khác và chăn nuôi lợn, trâu bò và gia cầm;

+ Đề nghị mức vay tối đa 100 triệu đồng/hộ đối với các hộ nghèo có phương án SXKD được thẩm định. Mức vay này áp dụng cho các mục đích vay: i) Trồng rừng; ii) Trồng cây lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, quế, cây ăn quả lâu năm); ii) Nuôi thủy sản (tôm, cá, các loại nhuyễn thể); iv) Tạo lập nghề phi nông nghiệp. Điều kiện để các hộ nghèo được vay là phải có phương án SXKD được ngân hàng CSXH chấp thuận.

+ Điều chỉnh lãi suất cho vay hộ nghèo xuống khoảng 0,6%/tháng.

Về cơ chế chính sách:

+ Tích hợp các chương trình cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo thành một chính sách cho vay tín dụng ưu đãi. Lấy các hộ gia đình làm trung tâm, xây dựng hạn mức tín dụng đối với các hộ gia đình, quy định mục đích và nội dung vay vốn để các hộ lựa chọn các nhu cầu ưu tiên vay vốn.

+ Đề nghị nâng thời hạn hoàn trả vốn vay theo Nghị định 55/29015/NĐ-CP và NQ 30a lên 5-7 năm để các hộ nghèo có điều kiện hoàn trả vốn và yên tâm đầu tư vào SXKD.

+ Ngân hàng CSXH và các ngân hàng thương mại tiếp tục cải tiến thủ tục vay vốn để người nghèo tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi được thuận lợi hơn.

+ Điều chỉnh cơ chế ta ̣o lâ ̣p vốn cho NHCSXH theo phương châm “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm” để bổ sung nguồn vốn cho vay các chương trı̀nh chı́nh sách tín du ̣ng ưu đãi cho người nghèo.

Về tổ chức thực hiện chính sách:

+ Các địa phương cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời danh sách các hộ nghèo để các hộ nghèo mới phát sinh được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi kịp thời.

+ Các cơ quan, đơn vị, chı́nh quyền đi ̣a phương đẩy mạnh phối hợp thực hiện cùng với chính sách đào tạo, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để phổ biến kiến thức, cách thức sản xuất, chuyển giao kỹ thuật cho người nghèo để họ sử dụng vốn vay hiệu quả.

+ Các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức đoàn thể, tổ chức đại diện nông dân cần vào cuộc một cách tích cực trong việc bảo lãnh tín dụng cho các hộ nghèo và hướng dẫn, hỗ trợ các hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả.

+ Tăng cường công tác kiểm tra đối với việc bình xét hộ nghèo và xét hỗ trợ tín dụng cho các hộ nghèo;

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ và của Ngân hàng nhà nước dành cho các hộ nghèo, sâu sát với thực tế để nắm bắt nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo.

b. Chính sách hỗ trợ sản xuất, đất sản xuất và trồng rừng.

Các kiến nghị về điều chỉnh, bổ dung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ SX, đất SX và trồng rừng cho hộ nghèo DTTS theo 2 hướng:

Hướng thứ nhất: Tích hợp 7 chính sách đặc thù thành một gói hỗ trợ chung

Theo hướng này sẽ thay thế 7 chính sách đặc thù đối với đồng bào DTTS, hộ nghèo ở vùng ĐBKK bằng một gói hỗ trợ chung, trong đó tích hợp các nội dung hỗ trợ của 7 chính sách đặc thù (hỗ trợ đất ở, đất SX, nước sinh hoạt, tín dụng, di dân, tái định cư, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo ở vùng ĐBKK theo các QĐ 755/QĐ-TTg, QĐ 54/2012/QĐ-TTg, QĐ 33/2007/QĐ-TTg, QĐ 33/2013/QĐ-TTg, QĐ 102/2009/QĐ-TTg, QĐ 2472/QĐ-TTg). Chuyển từ phương thức hỗ trợ đầu vào sang hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị bền vững. Chuyển từ hình thức hỗ trợ “cho không” sang hỗ trợ gắn với SX và tăng thu nhập

để khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước.

Hướng thứ hai: Điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các chính sách:

+ Chính sách cho vay vốn đối với các hộ DTTS đặc biệt khó khăn: Đề nghị điều chỉnh định mức cho vay theo Quyết định 54/2012/QĐ-TTg lên mức 15 triệu đồng/hộ thay cho hạn mức cho vay 8 triệu như hiện nay.

+ Chính sách hỗ trợ đất SX cho các hộ nghèo: Đề nghị điều chỉnh mức hỗ trợ tạo quỹ đất SX cho các hộ DTTS và hộ nghèo ở địa bàn ĐBKK không có đất SX lên mức 40 triệu đồng/hộ, trong đó ngân sách TW hỗ trợ 20 triệu đồng, vay Ngân hàng CSXH 30 triệu đồng thay cho quy định mức hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ từ ngân sách TW và co vay tối đa 15 triệu đồng/hộ từ ngân hàng CSXH.

+ Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo theo QĐ 102/2009/QĐ-TTg: Đề xuất h chính sách này theo hai hướng: 1) Hướng thứ nhất: Bãi bỏ chính sách này, vì đa số cán bộ quản lý các cấp được phỏng vấn đều cho rằng chính sách này kém hiệu quả, vừa làm tốn kém ngân sách Nhà nước, vừa không khuyến khích người nghèo nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Mặt khác, thảo luận với các chủ hộ nghèo thì phần lớn đại biểu tham gia hội thảo cũng cho rằng chính sách này không trợ giúp cho họ được bao nhiêu, tuy nhiên được Nhà nước cho thì họ vẫn sẵn sàng đón nhận; 2) Hướng thứ hai: i) Bãi bỏ hình thức hỗ trợ bằng tiền, về hiện vật bãi bỏ hình thức hỗ trợ cây giống, con giống và muối Iốt, chỉ hỗ trợ bằng phân bón, thức ăn chăn nuôi hoặc công cụ SX; ii) Thay thế định mức hỗ trợ 80- 100 nghìn đồng/người/năm bằng định mức hỗ trợ 1,5-2 triệu đồng/hộ/năm và chỉ hỗ trợ cho các hộ có hoạt động SXKD hoặc có nhu cầu về việc làm nhưng không có đất hoặc ít đất SX.

c. Chính sách dạy nghề và tạo việc làm

Các kiến nghị về điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chính sách này như sau: + Đề nghị thay thế quy định hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng/lao động học nghề thành hỗ trợ 100% kinh phí học nghề cho lao động của hộ nghèo đi học nghề. Mức hỗ trợ cho từng lao động do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định căn cứ vào ngành nghề đào tạo, học phí, và thời gian học thực tế.

+ Về định mức hỗ trợ cho những hộ nghèo có lao động, có nhu cầu vốn mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ SXNN hoặc có nhu cầu vốn để chuyển sang các nghề phi nông nghiệp để tăng thu nhập đề nghị bỏ mức hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ từ ngân sách TW và chuyển sang hỗ trợ bằng hình thức cho vay tín dụng

với mức tối đa là 40 triệu đồng/hộ trong thời hạn 7-10 năm với mức lãi suất 0%. + Về hỗ trợ lao động hộ nghèo DTTS đi xuất khẩu lao động: Đề nghị nâng định mức hỗ trợ tiền ăn và tiền ở trong thời gian nâng cao trình độ văn hóa, theo đó định mức hỗ trợ tiền ở nâng lên mức 300.000 đồng/người/tháng (QĐ 71/QĐ- TTg qui định là 300.000 đồng/người/tháng), định mức hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí nâng lên mức 60.000 đồng/người/ngày (QĐ 71/QĐ-TTg qui định là 40.000 đồng/người/ngày).

d. Chính sách hỗ trợ về y tế và chăm sóc sức khỏe

Đề nghị thay thế quy định hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho tất cả những người là đồng bào DTTS ở vùng ĐBKK bằng quy định chỉ hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho các thành viên hộ nghèo để đảm bảo công bằng giữa các hộ không thuộc diện hộ nghèo là người DTTS và người dân tộc Kinh.

e. Chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng

Các kiến nghị về điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng CSHT các xã ĐBKK như sau:

+ Ưu tiên đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng phục vụ SXKD như hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp điện cho SX.

+ Ban hành cơ chế lồng ghép các chương trình chính sách (Chương trình 135, NQ 30a, Chương trình Nông thôn mới) để tập trung nguồn lực xây dựng CSHT ở các xã ĐBKK.

+ Vốn đầu tư xây dựng CSHT thuộc Chương trình 135 nên điều chỉnh theo hướng giao vốn trung hạn 5 năm cho các tỉnh để các tỉnh chủ động bố trí nguồn lực cho các mục tiêu xây dựng CSHT ở các xã ĐBKK tùy theo thực trạng CSHT ở các xã, không nên bố trí vốn theo cách chia đều. Nguồn lực được bố trí theo Luật đầu tư công. Tiếp tục phân cấp, trao quyền cho địa phương, thực hiện cơ chế giám sát, đánh giá có sự tham gia của người dân.

+ Điều chỉnh các quy định về cơ chế thanh quyết toán để tạo thuận lợi cho các xã trong việc thanh quyết toán các nội dung về xây dựng cơ bản.

4.6.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương để giảm nghèo bền vững

Để phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhất là đối với các vùng đặc biệt khó khăn cần kết hợp nhiều phương pháp và cách thức cụ thể như sau:

Chuyền đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hóa gắn với tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu nông nghiệp nói riêng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hóa do sản xuất ở đây còn nhiều manh mún nhất là đối với các vùng sâu và khó khăn. Do diện tích của các hộ sản xuất còn nhiều manh mún thiếu vốn liếng để sản xuất để thực hiện việc sản xuất hàng hóa thì cần có sự liên kết và kết hợp với nhau liên kết trong sản xuất nhất là việc liên kết đất đai và vốn sản xuất để từ đó chuyển sang chuyên canh và thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học ký thuật hiện đại trong sản xuất cũng như chế biến. Có thực hiện như vậy thì mới nâng cao được năng xuất lao động, sản xuất được hàng hóa với số lượng lớn có chất lượng để xuất khẩu.

Việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp để phát triển kinh tế xã hội giúp các hộ nghèo có thể sản xuất và thoát nghèo bền vững cần chú ý đến lợi thế so sánh riêng của địa phương trong nông nghiệp nhất là các sản phẩm nông nghiệp mang đặc trưng của địa phương để mang lại hiệu quả. Căn cứ đặc điểm đặc trưng của địa hình huyện cần có những quy hoạch, xây dựng mô hình cụ thể như mô hình nuôi gà thả đồi tại các xã vùng cao Đồng Tiến, Tiến Thắng, Đồng Hưu,... Phát triển mô hình trồng cây ăn quả theo chương trình mỗi xã một sản phẩm như cây bưởi, cam, nhãn, vải sớm,... ở tất cả các xã trên địa bàn huyện, hay mô hình nuôi bò, dê thương phẩm tại các xã trung tâm và vùng cao của huyện cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển liên kết để hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa như các liên kết giữa các hộ với hợp tác xã, doanh nghiệp. Đẩy mạnh cải thiện đầu tư môi trường kinh doanh để thu hút doanh nghiệp vào phát triển các mô hình thị trường cho người nghèo. Để phát triển liên kết trong chuỗi bền vững cần tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong công tác xúc tiến và kiểm tra hợp đồng giữa các hộ gia đình, hợp tác xã đối với các doanh nghiệp. Ngoài ra việc xúc tiến đẩy mạnh liên kết vùng nhất là đối với sản xuất chè hàng hóa để hình thành chuỗi cung ứng liên vùng tránh được khủng hoảng và đảm bảo được sự ổn định về giá cả; nâng cao hiệu quả sản xuất. Quan tâm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho nông sản cũng là một hướng đi phù hợp xu thế hội nhập.

Ngoài ra để phát triển kinh tế xã hội còn cần chú ý đến phát triển cơ sở hạ tầng để phù hợp với phát triển sản xuất.Đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các xã đặc biệt khó khăn cần trọng tâm, trọng điểm. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tâng ưu tiên

nhất là đối với việc phát triển hạ tầng thủy lợi và hạ tầng giao thông phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó cần tạo cơ chế thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, tư nhân tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp tác/đối tác công tư.

4.6.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ địa phương về giảm nghèo

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý phục vụ cho công tác giảm nghèo ở các xã cần tập trung vào những vấn sau:

Thứ nhất, bồi dưỡng, tập huấn để cán bộ có liên quan đến công tác giảm nghèo có thể nắm rõ được các chính sách, nghị định, thông tư hướng dẫn, tuyên truyền cho các hộ nghèo để thực hiện chính sách, chương trình hỗ trợ một cách đúng nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán cơ sở về kỹ năng thông tin và tuyên truyền, vận động người nghèo nhất là việc vận động nâng cao nỗ lực thoát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 94)