Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng trong việc mô tả điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội của địa bàn nghiên cứu của địa bàn nghiên cứu, tình hình

kinh tế-xã hội của địa phương, đặc điểm của mẫu điều tra… sử dụng các chỉ tiêu như số bình quân, số phần trăm, đồ thị…

3.2.5.2. Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp này được được sử dụng trong phân tích các chỉ tiêu theo các mốc thời gian như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2014- 2016; sự thay đổi số hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn nghiên cứu; so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc thực hiện thành công giải pháp giảm nghèo.

3.2.5.3. Thang đo LIKERT

Thang đo LIKERT được sử dụng trong phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thực hiện giải pháp giảm nghèo cho một số xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thang đo LIKERT được đánh giá theo 5 mức: Mức 1: Không ảnh hưởng gì Mức 2: Chỉ ảnh hưởng ở mức nhẹ Mức 3: Ảnh hưởng ở mức độ trung bình Mức 4: Ảnh hưởng ở mức độ mạnh Mức 5: Ảnh hưởng ở mức rất mạnh

Giá trị trung bình đối với thang đo được tính theo giá trị khoảng cách (Maximum-minimum)/n = (5-1)/5=0.8 giữa các mức đánh giá. Với thang đo 5 mức độ có thể cho biết các mức đánh giá như sau:

Với giá trị từ 1 đến 1,80 được đánh giá là không ảnh hưởng gì Với giá trị từ 1,81 đến 2,60 được đánh giá ảnh hưởng ở mức nhẹ

Với giá trị từ 2,61 đến 3,40 được đánh giá ảnh hưởng ở mức trung bình Với giá trị từ 3,41 đến 4,20 được đánh giá ảnh hưởng ở mức mạnh Với giá trị từ 4,21 đến 5 được đánh giá ảnh hưởng rất mạnh

Trong nghiên cứu này nghiên cứu đã sử dụng thang đo Likert cho điểm từ 1 đến 5 để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thực hiện giải pháp giảm nghèo các yếu tố là:

Về nhóm yếu tố F1: Nhóm yếu tố về thể chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước được đo lường bằng 5 biến quan sát đó là: 1) Chính sách hỗ trợ tín dụng, 2) Chính sách hỗ trợ y tế, 3) Chính sách hỗ trợ giáo dục, 4) Chính sách hỗ trợ

khác (nhà ở, nước sạch...), 5) Các chương trình giảm nghèo(chương trình 30a, chương trình 135, nhân rộng mô hình giảm nghèo)

Về nhóm yếu tố F2: Nhóm các yếu tố ảnh hưởng về triển khai thực hiện chính sách và chương trình giảm nghèo ở địa phương được đo bằng 4 quan sát: 1) Công tác tuyên truyền; 2) Năng lực của cán bộ địa phương; 3) Kết hợp, lồng ghép các chính sách và chương trình giảm nghèo; 4) Sự vào cuộc của các tổ chức hội, chính trị trong công tác tuyên truyền

Về nhóm yếu tố F3: Yếu tố về đặc điểm của hộ. Nhóm yếu tố này được đo bằng 3 quan sát: 1) Quy mô hộ; 2) Dân tộc; 3) Trình độ văn hóa, học vấn

Về nhóm yếu tố F4, nhóm yếu tố về khả năng tiếp cận chính sách, chương trình giảm nghèo của hộ: Nhóm yếu tố này được đo bằng 3 biến quan sát: a. quy mô sản xuất, b. Thủ tục phức tạp, khó khăn, c. Mong muốn thoát nghèo của hộ

Nhóm F5: Các yếu tố ảnh hưởng khác, nhóm này được đo bằng 2 quan sát: 1) Phát huy được lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế xã hội; 2) Phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)