Bài học rút ra cho huyện yên thế về các giải pháp giảm nghèo cho các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 37)

hộ dân tộc thiểu số

Qua nghiên cứu giải pháp giảm nghèo ở một số quốc gia và ở một số địa phương ở nước ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm áp dụng giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế:

Tạo ra nhiều việc làm mới cho người nghèo

Tạo ra nhiều việc làm mới là giải pháp hết sức quan trọng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo ở các địa phương. Tạo thêm nhiều việc làm mới không những tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho người nghèo ở vùng mà còn góp phần hạn chế tình trạng di cư lao động từ vùng đến các khu vực thành thị gây nên nhiều bức xúc và áp lực đối với cả người lao động di cư và các địa bàn người lao động có lao động di cư đến.

Kết hợp tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo cho các hộ DTTS phải dựa trên việc sử dụng các nguồn lực có hạn theo nguyên tắc đảm bảo công bằng, bền vững không chỉ ở cấp độ địa phương hay cấp độ quốc gia mà còn cả ở cấp độ quốc tế

Kinh nghiệm giảm nghèo ở các quốc gia đều cho thấy, trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế diễn ra ngày càng sôi động thì việc kết hợp tăng trưởng và

xóa đói giảm nghèo phải dựa trên việc sử dụng các nguồn lực rất có hạn theo một nguyên tắc là đảm bảo công bằng, bền vững không chỉ ở cấp độ từng địa phương, từng quốc gia mà còn phải tính đến cấp độ quốc tế.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, sự nghiệp phát triển kinh tế giảm nghèo phải có sự hợp tác, phối hợp cùng hành động từ nhiều phía, như cộng đồng, các doanh nghiệp và từ chính bản thân người nghèo chứ không thể chỉ huy động từ một phía là Chính phủ.

Nâng cao vai trò, sự can thiệp tích cực và có hiệu quả của Nhà nước trong việc kết hợp đồng thời tăng trưởng kinh tế với xóa đói, giảm nghèo cho người dân

Nước ta hiện nay thuộc nhóm các nước đang phát triển, do vậy, để xóa đói, giảm nghèo và thoát nghèo bền vững cho người dân cần phải tiếp tục nâng cao vai trò, sự can thiệp tích cực và có hiệu quả của Nhà nước trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo tại vùng. Sự can thiệp của Nhà nước trong lĩnh vực này có thể là các can thiệp trực tiếp hoặc các can thiệp gián tiếp. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là phải có được một hệ thống chính sách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương với mục đích xuyên suốt của hệ thống chính sách này là cùng có trọng tâm cải thiện điều kiện sống hiện tại của bộ phận dân cư nghèo khổ ở địa phương dưới nhiều hình thức.

Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách chuyên biệt về phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo bền vững

Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong nhiều năm qua. Các chủ trương đó đã được cụ thể hóa bằng các chương trình chuyên biệt về hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo ở cho các xã đặc biệt khó khăn: i) Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135).

Do vậy, để thoát nghèo nhanh và bền vững các hộ nghèo dân tộc thiểu số ở xã đặc biệt khó khăn trong giai đoạn tới cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách chuyên biệt về phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Thế là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong vùng trung du và miền núi phía Bắc. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Cầu Gồ, cách thủ đô Hà Nội 85km. Yên Thế gồm 19 xã và hai thị trấn, có vị trí tiếp giáp với các địa phương của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác như sau:

- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang;

- Phía Tây giáp các huyện Võ Nhai và Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên; - Phía Nam giáp huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang;

- Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Với vị trí địa lý như vậy, Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh.

Huyện Yên Thế có 21 xã, thị trấn với 3 trung tâm kinh tế xã hội là thị trấn Cầu Gồ, thị trấn Bố Hạ và trung tâm cụm xã vùng cao Mỏ Trạng (đạt tiêu chuẩn đô thị loại V). Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Cầu Gồ cách thành phố Bắc Giang 27 km và cách thủ đô Hà Nội 75 km. Trên địa bàn huyện có các trục đường chính gồm: Tuyến Quốc lộ 17 (từ Nhã Nam – Yên Thế - đi Tam Kha - Xuân Lương); tuyến đường tỉnh lộ 242 (từ thị trấn Bố Hạ - Đèo Cà đi Hữu Lũng – Lạng sơn); tuyến đường tỉnh lộ 292 (từ thị trấn Cầu Gồ đi Bố Hạ - Kép); tuyến đường tỉnh lộ 294 (từ ngã ba Tân Sỏi – Yên Thế đi Nhã Nam huyện Tân Yên – Cầu Ca huyện Phú Bình); tuyến đường 268 Mỏ Trạng – Bố Hạ đi Thiện Kỵ - Lạng Sơn. Các tuyến đường tỉnh lộ nối liền hệ thống đường trục xã tạo thành mạng lưới đường bộ phân bố hợp lý thuận lợi cho giao thông trong và ngoài huyện.

3.1.1.2. Địa hình

Địa lý tự nhiên của Yên Thế gồm 2 phần: vùng núi rừng và trung du. Yên Thế có nhiều sông ngòi trong đó có các con sông lớn là sông Thương, sông Sòi; sông Thương đồng thời là đường ranh giới giữa huyện Yên Thế và huyện Lạng Giang. Ngoài hai con sông lớn, Yên Thế còn có rất nhiều con suối, ngòi lớn nhỏ

chạy đan xen giữa các vùng.

Địa hình của huyện Yên Thế có độ dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng núi cao, vùng đồi núi thoải xen kẽ giữa các cánh đồng nhỏ hẹp; vùng đồi núi thấp xen kẽ ruộng và các bãi bằng phẳng. Địa hình này rất phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi con đặc sản vùng đồi như gà thả đồi.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Yên Thế là một huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 21-230C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 (30 - 350C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (10 - 150C). Lượng mưa trung bình hàng năm giao động từ 1300 – 1700mm, lượng mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9. Vào mùa khô có năm đến hai tháng không có mưa nên cũng gây những khó khăn không nhỏ cho việc cung cấp nước tưới cho các loại cây trồng trên địa bàn huyện. Trong khi đó, vào mùa mưa thì tình trạng úng lụt vẫn xảy ra ở một số xã ven sông Thương, sông Sỏi và các xã có địa hình thấp. Trước những khó khăn đó đòi hỏi cơ quan chức năng cần có những biện pháp hữu hiệu để vừa đảm bảo nước tưới trong mùa khô, nhưng cũng phải khắc phục tình trạng úng lụt trong mùa mưa.

Mặt khác, vào tháng 1 hàng năm trên địa bàn huyện thường xảy ra rét đậm, rét hại nên có tác động xấu tới hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện

Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt không thể thay thế được, đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Đó là thành phần quan trọng của môi trường sống, phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội. Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống mà là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai.

Theo số liệu thống kê của phòng tài nguyên và môi trường huyện Yên Thế, năm 2017, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.637,05ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 38,84%, đất lâm nghiệp chiếm 43,34%, đất phi nông nghiệp chiếm 15,27, đất ở chiếm 4,74%, đất chưa sử dụng chiếm 0,32%.

28

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm 2015 – 2017

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) 16/15 17/16 BQ

TỔNG SỐ 30.637,0 100,0 30.637,05 100,0 30.637,05 100.00 - -

I. Đất nông nghiệp 25.874,8 84,5 25.871,24 84,4 25.861,90 84,41 99,99 99,96 99,975

Đất sản xuất nông nghiệp 11.913,2 38,9 11.909,63 38,9 11.900,30 38,84 99,97 99,92 99,946

Đất trồng cây hàng năm 5.896,6 19,2 5.893,28 19,2 5.885,09 19,21 99,94 99,86 99,902

Đất trồng lúa 4.434,8 14,5 4.431,87 14,5 4.424,88 14,44 99,93 99,84 99,888

Đất trồng cây hàng năm khác 1.461,8 4,8 1.461,41 4,8 1.460,21 4,77 99,97 99,92 99,946

Đất trồng cây lâu năm 6.016,6 19,6 6.016,35 19,6 6.015,21 19,63 100,00 99,98 99,988

Đất lâm nghiệp có rừng 13.278,3 43,3 13.278,31 43,3 13.278,31 43,34 100,00 100,00 100,000

Rừng sản xuất 13.278,3 43,3 13.278,31 43,3 13.278,31 43,34 100,00 100,00 100,000

Đất nuôi trồng thuỷ sản 669,5 2,2 669,48 2,2 669,47 2,19 100,00 100,00 99,998

Đất nông nghiệp khác 13,8 0,0 13,82 0,0 13,82 0,05 100,14 100,00 100,072

II.Đất phi nông nghiệp 4.664,8 15,2 4.668,40 15,2 4.677,74 15,27 100,08 100,20 100,139

Đất ở 1.442,5 4,7 1.447,19 4,7 1.451,49 4,74 100,33 100,30 100,311

Đất ở đô thị 39,8 0,1 44,47 0,1 1.404,60 4,58 111,73 3158,53 1635,134

Đất ở nông thôn 1.402,7 4,6 1.402,72 4,6 46,89 0,15 100,00 3,34 51,672

Đất chuyên dùng 2.227,6 7,3 2.226,79 7,3 2.231,87 7,28 99,96 100,23 100,096

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

105,5 0,3 105,47 0,3 105,69 0,34 99,97 100,21 100,090

Đất quốc phòng, an ninh 600,8 2,0 600,76 2,0 600,76 1,96 99,99 100,00 99,997

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

172,2 0,6 172,21 0,6 172,21 0,56 100,01 100,00 100,003

Đất có mục đích công cộng 1.349,2 4,4 1.348,35 4,4 1.353,21 4,42 99,94 100,36 100,149

Đất tôn giáo, tín ngưỡng 17,9 0,1 17,86 0,1 17,86 0,06 99,78 100,00 99,888

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 91,7 0,3 91,42 0,3 91,38 0,3 99,69 99,96 99,825

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

885,1 2,9 885,14 2,9 885,14 2,89 100,00 100,00 100,002

Đất phi nông nghiệp khác 0,0 0,0 0,00 0,0 0,000

II.Đất chưa sử dụng 97,41 0,3 97,41 0,3 97,41 0,32 100,00 100,00 100,000

Đất bằng chưa sử dụng 90,76 0.30 90.76 0.30 90,76 0,3 100,00 100,00 100,000

Đất đồi núi chưa sử dụng 6,65 0.02 6.65 0.02 6,65 0,02 100,00 100,00 100,000

Núi đá không có rừng cây 30,637.05 100.00 30,637.05 100.00 30.637,05 100.00 100,00 100,00 100,000

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế (2018)

29

Qua 3 năm, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm do nguyên nhân chủ yếu là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng và chuyển sang làm đất ở. Diện tích đất trồng cây lâu năm sau một số năm đột biến tăng nhanh, thì 3 năm trở lại đây đã có xu hướng giảm. Bình quân 3 năm diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện giảm 0,05%. Nguyên nhân của tình trạng này do sự đầu tư cho cây vải thiều trên các diện tích đất vườn và đồi một cách ồ ạt theo phong trào trước đây chiếm khoảng 50% diện tích đất trồng cây lâu năm. Nhưng trong 2-3 năm trở lại đây, vải thiều khi được mùa thì mất giá, khi được giá thì lại mất mùa, đầu ra cho quả vải thiều huyện Yên Thế còn gặp nhiều khó khăn. Phần diện tích đất trồng cây lâu năm còn lại được thay thế bằng giống vải chín sớm hoặc chín muộn cho giá trị kinh tế cao hơn hoặc được tận dụng để lấy bóng mát chăn nuôi gà đồi.

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là khá lớn, chiếm 43,34% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2017, tổng diện tích đất lâm nghiệp hầu như không thay đổi qua ba năm. Nguyên nhân của việc giữ được diện tích đất lâm nghiệp như vậy là do hầu hết diện tích đất rừng được giao quyền sử dụng và quản lý cho các hộ gia đình, công ty lâm nghiệp và cơ quan kiểm lâm làm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đặc biệt huyện Yên Thế tiến hành quy hoạch và giao toàn bộ diện tích đất rừng thành đất sản xuất. Với các loại đất còn lại như đất chưa sử dụng, đất phi nông nghiệp khác cũng có biến đổi qua từng năm nhưng nhìn chung qua 3 năm là khá ổn định.

Tóm lại, Yên Thế là huyện có diện tích đất đai tương đối rộng, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 38,84% năm 2017. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho Yên Thế phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng toàn diện. Bên cạnh đó, diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn, chiếm 43,34% năm 2018 tổng diện tích là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng phát triển, nhằm từng bước góp phần làm cho bức tranh kinh tế, nhằm từng bước góp phần làm cho bức tranh kinh tế huyện càng thêm khởi sắc. Đây cũng là điều kiện tốt cho việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa mũi nhọn trong nông, lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cung cấp sản phẩm như gà đồi, gỗ rừng...

3.1.2.2. Tình hình dân số lao động

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ cơ giới hóa còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất. Dân số và lao động của huyện Yên Thế cũng có nhiều điểm chung với các huyện miền núi khác của tỉnh Bắc Giang.

31

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 3 năm (2015 -2017)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

SL CC(%) SL 16/15 16/15 CC(%) 16/15 17/16 BQ

I. Tổng số nhân khẩu Người 99.454 100 100.361 100 101.325 100 101,91 101,32 101,61

1. Khẩu NN Khẩu 78.132 78,56 78.504 78,22 79.122 78,09 100,47 100,78 101,67

2. Khẩu phi NN Khẩu 21.322 21,44 21.857 21,78 22.203 21,91 102,51 101,58 102,05

II.Tổng số hộ Hộ 25.105 100 25.989 100 26.768 100 103,48 103,42 103,00

1. Hộ NN Hộ 19.102 76,08 18.797 72,32 18.944 70,77 98,40 100,78 99,59

2. Hộ phi NN Hộ 6.003 23,92 7.192 27,68 7.824 29,23 119,81 108,78 114,29

III. Tổng số lao động Người 45.203 100 45.520 100 45.638 100,00 100,70 100,7 100,26

1. LĐ NN LĐ 36.060 79,77 36.200 79,52 36.242 79,41 100,38 100,11 100,25

2. LĐ phi NN LĐ 9.143 20,23 9.320 20,48 9.396 20,59 101,94 100,82 100,88

III. Một số chỉ tiêu BQ

1. Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 3,96 3,86 3,79 - 97,45 98,02 97,74

2. LĐ/hộ LĐ/hộ 1,80 1,75 1,70 - 97,42 97,18 97,30

3.Nhân khẩu/LĐ Khẩu/LĐ 2,20 2,20 2,22 - 100,04 100,87 100,46

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Thế (2018)

Tổng dân số của huyện năm 2017 là 101.325 người, tăng 1,32 % so với năm 2016 và tăng 1,91% so với năm 2015. Bình quân ba năm, dân số của huyện tăng 1,61%. Năm 2017, toàn huyện có 26.786 hộ, trong đó có 70,77% là hộ nông nghiệp. Bình quân qua 3 năm tổng số hộ tăng lên 3%.

3.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng

Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một vấn đề cần được quan tâm, nếu cơ sở kĩ thuật không được tốt sẽ không đảm bảo được nguồn lực cho việc tăng gia sản xuất của các hộ dân trong khu vực tỉnh. Cơ sở hạ tầng của huyện được quan tâm và trang bị khá đầy đủ, thuận tiện cho việc phát triển kinh tế ở địa phương thể hiện ở các mặt sau:

- Hệ thống giao thông

Bảng 3.3. Hiện trạng hệ thống giao thông của huyện

Chỉ tiêu Chiều dài (km)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1.Đường do TW, tỉnh quản lý 56 56 56

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 37)