Phương pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 50)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp tiếp cận

+ Tiếp cận lịch sử: Cách tiếp cận này được vận dụng trong nghiên cứu quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến xóa đói, giảm nghèo ở các địa bàn chọn điểm nghiên cứu và xem xét quá trình bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách của Nhà nước có liên quan đến xóa đói giảm nghèo.

+ Tiếp cận thể chế, chính sách: Cách tiếp cận này được vận dụng trong việc nghiên cứu, phân tích về tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo, nghiên cứu mối quan hệ giữa các đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo với các cơ quan quản lý Nhà nước, nghiên cứu về cơ chế tổ chức, điều hành các hoạt động liên quan đến giảm nghèo ở các địa bàn chọn điểm nghiên cứu. Bên cạnh đó cách tiếp cận này còn nghiên cứu tình hình triển khai và kết quả đạt được của chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại các xã chọn điểm khảo sát bao gồm chính sách của Trung ương và địa phương.

+ Nghiên cứu trường hợp: Cách tiếp cận này được vận dụng trong nghiên cứu sâu tại một số xã ĐBKK có đông hộ DTTS là các “điểm sáng”

thành công về thực hiện tốt các giải pháp thoát nghèo cho hộ DTTS để lấy căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện giải pháp giảm nghèo.

+ Tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng: Cách tiếp cận này được vận dụng trong nghiên cứu nhằm huy động trí tuệ của cộng đồng trong việc phân tích các tác nhân và lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp giảm nghèo, mặt tích cực và hạn chế của các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 50)