Hạn chế, bất cập của cơ chế chính sách, giải pháp giảm nghèo cho hộ dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 73 - 74)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Thực trạng về triển khai chính sách, chương trình giảm nghèo cho hộ dân

4.4.3. Hạn chế, bất cập của cơ chế chính sách, giải pháp giảm nghèo cho hộ dân

dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Giải pháp giảm nghèo cho một số xã khó khăn trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây đã mang lại hiệu quả nhất định nó được thể hiện qua tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh trong những năm gần đây và đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo nhất là người nghèo DTTS ở các xã đặc biệt khó khăn được nâng cao. Tuy nhiên, những chính sách, chương trình hỗ trợ của nhà nước và các giải pháp giảm nghèo còn tồn tại những bất cấp, hạn chế nhất định cụ thể như sau:

a. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế

+ Tín dụng ưu đãi cho người nghèo: Hạn mức cho người nghèo vay ưu đãi

từ ngân hàng CSXH đối với người nghèo tối đa 30 triệu đồng/hộ là thấp, chưa phù hợp với nhu cầu vốn đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn và trồng các loại cây trồng lâu năm như Chè, Quế…; ii) Điều kiện được vay vốn phải có phương án SXKD ngân hàng chấp nhận và qui định đã được vay từ ngân hàng CSXH thì không được vay vốn từ ngân hàng thương mại gây khó khăn cho người nghèo trong việc huy động vốn đầu tư cho SXKD.

+ Hỗ trợ SX, đất SX và trồng rừng (QĐ 775/QĐ-TTg, QĐ 2085/QĐ-TTg):

i) Mức hỗ trợ hộ nghèo thiếu đất SX từ ngân sách TW 15 triệu đồng/hộ và được vay tối đa 15 triệu đồng/hộ thì rất khó thực hiện được việc hỗ trợ đất SX cho hộ nghèo vì giá đất nông nghiệp trên thị trường quá cao; Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định số 102/QĐ-TTg với mức hỗ trợ 80.000đ/người/năm với các xã khu vực II và 100.000đ/người/năm với các xã khu vực III chỉ mang tính tình thế, không đáp ứng nhu cầu thực tế trong hoạt động sản xuấtt tạo thu nhập cho hộ nghèo. Các chính sách và giải pháp hỗ trợ cho người nghèo chủ yếu là trực tiếp, nên chỉ thích hợp trong ngắn hạn, hiệu quả lâu dài còn hạn chế và thiếu bền vững. Người nghèo còn nặng tư tưởng lại, trông chờ vào nhà nước, chưa phát huy tính chủ động của chính người nghèo để tự vươn lên; iii) Mức hỗ trợ vốn SX cho hộ nghèo vùng ĐBKK theo QĐ 54/QĐ-TTg chỉ có 8 triệu đồng/hộ là quá thấp, chỉ bằng giá trị một nửa con bò giống, mặt khác khi đã được hỗ trợ chính sách này thì lại không được vay vốn ở ngân hàng CSXH mà vay ngân hàng thương mại thì lại không có tài sản thế chấp nên nhiều hộ nghèo không muốn nhận hỗ trợ.

sách chỉ mang tính chất giải ngân cho đơn vị đào tạo; ii) Chất lượng đào tạo thấp; iii) Các lớp tập huấn nhiều khi còn mang tính hình thức; người đi tập huấn kỹ thuật SXNN thì lại không SXNN, những hộ DTTS làm nông nghiệp thì lại không thông thạo tiếng kinh nên tham gia lớp tập huấn hiệu quả không cao.

b. Chính sách hỗ trợ xây dựng CSHT

Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng CSHT theo Chương trình 135 trong những năm qua đã có tác dụng rất tích cực trong việc cải thiện hệ thống CSHT phục vụ SX và dân sinh, góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo tại các địa bàn ĐBKK. Tuy nhiên, quá trình vận hành chính sách này vào thực tiễn cũng đã đã bộc lộ một số bất cập: i) Định mức vốn hỗ trợ thấp và chưa cấp đủ cho địa phương theo Quyết định 551/QĐ-TTg; ii) Phân bổ vốn đầu tư theo kiểu chia đều cho các xã là chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương; iii) Việc lồng ghép các chương trình chính sách để tập trung nguồn lực cho việc xây dựng các hạng mục CSHT ở các xã ĐBKK cũng rất khó khăn; iv) Cơ chế thanh quyết toán một số nội dung hỗ trợ xây dựng cơ bản rất phức tạp, có những nội dung hỗ trợ cho xã nhưng phải quyết toán ở tỉnh, có những nội dung hỗ trợ với định mức vốn 200 triệu đồng nhưng phải thẩm định ở cấp TW; v) Chính sách hỗ trợ xây dựng CSHT theo Chương trình 135 cũng làm cho một bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ địa phương nảy sinh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; vi)Công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng công trình đối với các dự án giảm nghèo còn nhiều hạn chế, thiếu chủ động, lập thủ tục đầu tư xây dựng công trình còn quá chậm, công trình phân tán, thiếu tập trung, nguồn vốn phân bổ dàn trải; một số dự án, chính sách tổ chức thực hiện chậm, thiếu đôn đốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)