Kinh nghiệm giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 36 - 37)

Phẩn 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam

2.2.2.1. Các mô hình giảm nghèo của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Huyện Lục Ngạn cách trung tâm thành phố Bắc Giang 40 km về phía đông, địa hình đồi núi xen lẫn. Có diện tích tự nhiên trên 1.012 km², Toàn huyện có 52.181 hộ với 224.155 nhân khẩu, trong đó: có 26.000 hộ DTTS với 116.155 khẩu DTTS; có 7 dn tộc(Tày, nùng, Cao Lan, Sán dìu, …) cùng sinh sống; có 1 thị trấn và 29 xã trong đó 16 xã đặc biệt khó khăn tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Với nhiều mô hình xóa đói, giảm nghèo đa dạng, sáng tạo, Lục ngạn đã kích lệ nhiều hộ nghèo phấn khởi vượt qua khó khăn, vươn lên làm ăn khá giả. Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các cấp ủy chính quyền, MTTQ cùng ban ngành đoàn thể trong huyện vào cuộc với nhiệm vụ cụ thể để cùng nhau thực hiện chương trình giảm nghèo hiệu quả, bền vững. Qua 5 năm thực hiện Đề án giảm nghèo giai đoạn 2010 – 2015 đã giảm được 1.630 hộ nghèo (4.46%), Xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Lục Ngạn giai đoạn 2015- 2020. Hằng năm huyện được đầu tư hàng trăm tỷ đồng phục vụ công tác giảm nghèo; đồng thời lồng ghép nguồn vốn các chương trình 135, vốn vay ưu đãi… và nhiều kênh viện trợ khác. Theo đó, mỗi năm có gần 200 công trình (giao thông, trường học, trạm điện, thủy lợi…) được xây dựng; hàng trăm nghìn tấn phân bón, cây, con giống, lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ nghèo và người dân vùng di dân tái định cư. Nhờ đó mà đời sống, sản xuất của người dân nghèo được nâng lên (Ngọc Tâm, 2016).

2.2.2.2. Các mô hình giảm nghèo của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Văn Chấn là một huyện nghèo vùng cao của tỉnh Yên Bái với khoảng 70% dân số là đồng bào các dân tộc Thái, Tày, Dao, Mông… Những năm gần đây, công tác xóa đói giảm nghèo của huyện đã đạt được những kết quả tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào không ngừng được nâng cao.

Thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn và chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015, Văn Chấn đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng và nâng cấp hệ thống đường giao thông, thủy lợi, điện, trạm y tế, trường học… tại 31/31 xã, thị trấn.

Bên cạnh đó, huyện cũng triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất như: cho vay vốn, hỗ trợ cây, con giống, phân bón, nông cụ sản xuất… Nhờ vậy, kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm, thu nhập đầu người đạt 22 triệu

đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19,92%. Văn Chấn đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu dân sinh, hỗ trợ phát triển sản xuất tại các xã đặc biệt khó khăn, thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Bên cạnh đó, phát động mạnh mẽ phong trào đóng góp vào “Quỹ vì người nghèo” và huy động nguồn kinh phí từ xã hội hóa đến mọi tổ chức kinh tế, xã hội, các tầng lớp dân cư, nhằm huy động nguồn lực chia sẽ trách nhiệm cộng đồng để tiếp tục hỗ trợ cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở được sửa chữa, làm mới nhà ở.

Tăng cường và đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động ra ngoài nước và các tỉnh ngoài, định hướng chọn những đơn hàng chắc chắn, có thu nhập ổn định, mức đóng phí phù hợp với hoàn cảnh của đối tượng lao động là người nghèo. Phấn đấu toàn huyện có từ 150 lao động trở lên và tham gia xuất khẩu lao động ở nước ngoài, quan tâm xuất khẩu lao động đã qua đào tạo, có tay nghề chiếm ít nhất 30% để có thu nhập tốt. Đẩy mạnh cung ứng lao động ra ngoài tỉnh để giúp người lao động có thu nhập ổn định (Phan Ngọc Đức, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)