Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 55 - 57)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài

Trong nghiên cứu về giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số cần phải phân tích một số tiêu chí như thực trạng nghèo đói và các giải pháp giảm nghèo cho hộ DTTS; phân tích hiệu quả của các giải pháp giảm nghèo. Cụ thể như sau:

- Nhóm chỉ tiêu phân tích thực trạng nghèo đói và các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số:

+ Diện tích đất đai, diện tích nhà ở bình quân, số khẩu, số lao động bình quân... của hộ nghèo dân tộc thiểu số.

+ Thu nhập bình quân của hộ nghèo, của người nghèo; cơ cấu giá trị sản xuất của hộ nghèo, cơ cấu thu nhập của hộ nghèo;

+ Tỷ lệ hộ nghèo/tổng số dân trong huyện; tỷ lệ giảm nghèo hàng năm trong huyện; Tỷ lệ tái nghèo hàng năm trong huyện;

+ Các giải pháp giảm nghèo đã triển khai, kết quả, hiệu quả thực hiện so với kế hoạch/ mục tiêu đề ra. Ngân sách chi trực tiếp/gián tiếp cho các giải pháp giảm nghèo hàng năm của huyện.

+ Số lượng vốn đã đầu tư thực hiện các giải pháp; mức độ cải thiện đời sống của hộ; tỷ lệ hộ thoát nghèo sau khi được hỗ trợ.

- Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả của các giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số:

+ Số lượng, tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận và thụ hưởng các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo: Đào tạo nghề, khuyến nông, vay vốn, tạo việc làm mới, nước sạch, bảo hiểm y tế, sửa chữa nhà ở, miễn giảm học phí con cái.

+ Tỷ lệ ý kiến đánh giá của hộ nghèo về kết quả, hiệu quả của các giải pháp giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)