Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 33 - 36)

Phẩn 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Ở Trung Quốc

So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy ở Trung Quốc chênh lệch giàu nghèo không lớn nhưng số dân nghèo đói rất cao. Từ năm 1985 – 1988, chênh lệch thu nhập giữa 20% nhóm dân cư giàu nhất với 20% nhòm dân cư nghèo nhất chỉ 6,5 lần và hệ số Gini chỉ là 0,3. Nỗ lực xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) của Trung Quốc từ khi tiến hành công cuộc cải cách mở cửa năm 1978 đến nay đã mang lại kỳ tích: Hơn 700 triệu người dân nông thôn đã thoát nghèo trong 40 năm qua. Tỷ lệ người nghèo ở nông thôn từ 97,5% năm 1978 giảm còn 3,1% tính đến cuối năm 2017. Thu nhập bình quân đầu người toàn quốc tăng gần 25 lần trong giai đoạn 1978 - 2018. Riêng thu nhập bình quân của người dân nông thôn các khu vực nghèo năm 2018 là 10.371 nhân dân tệ (NDT), tăng 10,6% so năm trước. Sự nghiệp thoát nghèo của Trung Quốc đã được quốc tế công nhận là lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Nhờ cải cách và đổi mới nền kinh tế có hiệu quả và thực hiện một số chính sách XĐGN, nên số người nghèo ở Trung Quốc giảm xuống nhanh chóng. Nếu theo mức chuẩn nghèo của Cục Thống kê Trung ương Trung Quốc là có thu nhập 100 nhân dân tệ/1người/1 năm, thì số người nghèo ở nông thôn năm 1978 là 250 triệu người (chiếm 30% dân số), đến năm 1985 chỉ còn 125 triệu người và năm 1998 chỉ còn 42 triệu người. Trong quá trình cải cách kinh tế, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế phân hoá giàu nghèo và thực hiện công tác XĐGN. Tuy vậy, dân nghèo nói chung và dân cư Nông thôn Trung Quốc không những vẫn còn thu nhập và mức hưởng thụ các dịch vụ xã hội vẫn rất thấp kém. Năm 1996, trong lao động nông thôn Trung Quốc, số người mù chữ chiếm 22,25%, số có trình độ tiểu học là 45,1%.

Có thể phân loại các biện pháp được thực hiện XĐGN ở Trung Quốc thành 2 nhóm: nhóm các biện pháp chung và nhóm các biện pháp trực tiếp XĐGN.

+ Nhóm các biện pháp chung ở Trung Quốc được thực hiện rất phong phú và thay đổi từng thời kỳ, cụ thể như: Duy trì sự ổn định về chính trị – xã hội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo thêm việc làm, thu nhập cho mọi người; điều tiết hợp lý thu nhập, phân phối; tạo việc làm thông qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu kinh tế nông thôn, chú ý thích đáng đến phát triển điều ở các vùng.

+ Nhóm các biện pháp trực tiếp để XĐGN: Xây dựng các mô hình, chỉ đạo điểm cho từng vùng, từng địa phương, để làm hình mẫu, đầu tàu “lan toả”, huy động mọi nguồn lực cho XĐGN (khuyến khích thu hút đầu tư từ nước ngoài, tranh thủ tối đa vốn của WB và các tổ chức phi chính phủ … đầu tư hỗ trợ vốn ngân sách Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế và của cộng đồng, khuyến khích các vùng, địa phương giàu giúp đỡ vùng, địa phương nghèo…); chuyển nền kinh tế nông nghiệp từ sản xuất tập trung sang sản xuất tư nhân với mô hình kinh tế hộ gia đình và quyền sử dụng đất lâu dài; hỗ trợ chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các vùng nông thôn; hỗ trợ tích cực về truyền thống, giáo dục, y tế, nhà ở… cho các hộ nghèo và vùng khó khăn…

Với các giải pháp như trên, nên tuy là nước đông dân nhất trên thế giới nhưng Trung Quốc lại là nước có tỷ lệ số người ở mức nghèo khổ thấp nhất (Tô Minh và cs., 2018).

2.2.1.2. Ở Thái Lan

Thái Lan đã xác định tầm quan trọng của việc chiếm hữu đất và việc chuyển dịch tỷ lệ diện tích đất/nước theo hướng có lợi và cơ hội kiếm được việc làm tăng lên, đặc biệt là trong khu vực phi nông nghiệp. Thái Lan đã áp dụng chính sách giảm nghèo đói ở từng vùng trọng điểm thông qua chích sách đất đai, giải quyết việc làm ưu tiên ở những vùng không có đất đai và đạt đươc kết quả cao, giảm mức nghèo đói từ 59% năm 1962 xuống còn 26% năm 1986. Như vậy, có sự cải thiện đáng kể trong vòng 24 năm.

Tuy nhiên ở giai đoạn sau này, Thái Lan đã áp dụng mô hình gắn liền chính sách phát triển quốc gia với chính sách phát triển nông thôn qua việc phát triển các xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn nhăm giảm bớt nghèo đói. Nhờ vậy tỷ lệ nghèo đói của Thái Lan đã giảm xuống còn 23% dân số vào năm 1990 (Nguyễn Tiến, 2010).

2.2.1.3. Ở Indonesia

có nền SXNN lạc hậu, bước vào công nghiệp hoá có nghĩa là vào lúc khởi đầu của quá trình CNH. Tất cả các nước ASEAN (trừ Singapore) đều phải dựa vào sản xuất nông nghiệp, lấy phát triển nông nghiệp là một trong những nguồn vốn cho phát triển công nghiệp, điển hình là những nước như Thái Lan, Indonesia, Philipine và Malaysia. Tất cả những nước này phần lớn dân cư sống ở khu vực nông thôn, đời sống kinh tế nghèo nàn lạc hậu, thu nhập chủ yếu từ SXNN. Chính vì vậy mà Chính phủ các nước này trong quá trình hoạch định các chính sách kinh tế-xã hội đều rất chú trọng đến các chính sách nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn, dành cho nông nghiệp, nông thôn những ưu tiên cần thiết về vốn đầu tư để tiến hành cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp.Tuy nhiên khi bước vào giai đoạn 2 của quá trình CNH, tất cả các nước ASEAN đều nhận thấy rằng không thể đi lên chỉ bằng con đường nông nghiệp mà phải đầu tư cho các ngành công nghiệp, dịch vụ. Chính vì lẽ đó mà các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như các chương trình phát triển khác như chương trình xoá đói giảm nghèo không được chú trọng như ở giai đoạn đầu của quá trình CNH. Do vậy khoảng cách về thu nhập của những người giàu với những người nghèo là rất lớn. Sự phân tầng xã hội là rõ rệt gây mất ổn định về tình hình chính trị xã hội, từ đó làm mất ổn định trong phát triển kinh tế.:

Chính phủ trong kế hoạch 5 năm lần năm đã tăng chỉ tiêu cho các hoạt động tạo ra những việc làm mới cho những người chưa có việc làm, nhằm tạo thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần tích cực và công cuộc xóa đói giảm nghèo. Những kết quả đạt được về xóa đói giảm nghèo là nhờ sự kết hợp hài hòa những kết quả đạt được về kinh tế với thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo: i) Tạo được việc làm và cơ hội kinh doanh được cải thiện thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng cho người nghèo nhằm giảm chi phí cho họ khi tiếp cận các dịch vụ cơ bản (như việc quản lý, cấp giấy chứng nhận về đất đai và các hướng hỗ trợ vốn, thị trường và tài sản…); ii) Tăng cường trao quyền cho cộng đồng. Những cộng đồng được đặc biệt chú ý bao gồn người nghèo và phụ nữ sẽ nhận được sự chăm sốc nhiều hơn về sức khỏe, giáo dục, sử dụng nước sạch, y tế…; iii) Song song với hai định hướng trên. Chính phủ tiến hành đồng bộ các chính sách điều chỉnh cơ cấu, đặc biệt là chương trình tư nhân hóa và phát triển nông thôn được lồng ghép nhiều yếu tố về tăng cường năng lực và vốn nhân lực, bảo trợ xã hội, sử dụng các nguồn lực an sinh xã hội khác nhau để hỗ trợ người nghèo (Nguyễn Anh Phong, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)