Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến thực hiện giải pháp giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 87 - 94)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc

4.5.1. Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến thực hiện giải pháp giảm

nghèo cho hộ dân tộc thiểu số

Khi đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác giảm nghèo cho một số xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đề tài quan tâm đến các khía cạnh như: Nhóm yếu tố về chính sách và các chương trình của Nhà nước; nhóm yếu tố liên quan đến địa phương, nhóm yếu tố liên quan đến hộ và nhóm các yếu tố ảnh hưởng khác. Thông qua việc sử dụng thang đo Likert, cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến công tác giảm nghèo như sau:

4.5.1.1. Nhóm yếu tố về chính sách và các chương trình hỗ trợ của Nhà nước

Nhóm các yếu tố về chính sách và các chương trình hỗ trợ giảm nghèo cho các hộ DTTS trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang được đánh giá như sau:

ĐVT: Người

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Đồ thị 4.3. Mức độ ảnh hưởng của nhóm các yếu tố về chính sách và các chương trình hỗ trợ giảm nghèo

Đánh giá chung về mức độ ảnh hưởng cho nhóm yếu tố này ở mức 3 (mức ảnh hưởng trung bình). Trong đó có yếu tố các chính sách về giáo dục được cho là chỉ ảnh hưởng ở mức nhẹ đến giảm nghèo của các hộ (có tới 50,66 % người trả

0 10 20 30 40 50 60 Ko ảnh hưởng

gì Chỉ ảnh hưởng ở mức nhẹ Ảnh hưởng ở mức TB Ảnh hưởng mạnh Ảnh hưởng rất mạnh

CS tín dụng CS y tế CS giáo dục CT giảm nghèo

lời phỏng vấn đánh giá yếu tố này không ảnh hưởng, ảnh hưởng ở mức nhẹ). Nguyên nhân chính dẫn đến việc này do các chính sách liên quan đến giáo dục còn nhiều bất hợp lý nhất là chính sách về dạy nghề và đào tạo việc làm. Theo tổng hợp ý kiến của các hộ, i) Việc mở các lớp đào tạo nghề theo chưa hiệu quả, nhiều khi chỉ mang tính chất giải ngân cho cơ quan đào tạo. Nhiều người đi học nghề theo sự động viên của đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo vì đi học được lĩnh tiền về; ii) Chất lượng đào tạo thấp do trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề thiếu thốn, lạc hậu, nhiều người đi học nghề về không mở được nghề do tay nghề thấp; iii) Nhiều lớp tập huấn kỹ thuật SXNN xảy ra tình trạng người đi tập huấn kỹ thuật thì lại không làm nông nghiệp, người làm nông nghiệp thì lại không biết chữ nên không thể tham gia các lớp tập huấn. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến giảm nghèo của các hộ và việc hiệu quả khi thực hiện chính sách.

Bên cạnh đó, chính sách liên quan đến việc hỗ trợ tín dụng cũng không được đánh giá cao, có tới 67,33% người trả lời phỏng vấn đánh giá ảnh hưởng của CS này ở mức nhẹ, trung bình và không ảnh hưởng gì. Việc tiếp cận được các nguồn tín dụng này còn nhiều khó khăn. Qui định hộ nghèo đã được vay từ ngân hàng CSXH thì không được vay vốn từ ngân hàng thương mại cũng gây khó khăn cho người nghèo trong việc huy động vốn đầu tư cho SXKD; Nhiều hộ nghèo không thể vay được mức vốn tối đa 30 triệu đồng do không biết xây dựng phương án SXKD hiệu quả, đủ sức thuyết phục ngân hàng cho vay vốn. Ngoài ra phần lớn các hộ và cán bộ quản lý trả lời phòng vấn đề đánh giá hạn mức cho người nghèo vay tối đa 30 triệu đồng/hộ tại ngân hàng CSXH là thấp, chưa phù hợp với nhu cầu vốn đầu tư phát triển chăn nuôi gà, trâu, bò, lợn hoặc các loại ăn quả để có thu nhập cao, từ đó có thể thoát nghèo.

Nhân tố được đánh giá cao nhất ở nhóm yếu tố này là các chương trình của Nhà nước để hỗ trợ giảm nghèo. Có tới 50% người được phỏng vấn cho rằng các chương trình hỗ trợ giảm nghèo ảnh hưởng mạnh và rất mạnh đến giảm nghèo ở địa phương. Nguyên nhân nhân tố ảnh hưởng này được đánh giá cao nhất do nó tác động trực tiếp và người dân cảm nhận được việc hưởng lợi cụ thể ở các chương trình này. Trên địa bàn một số xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thế ngoài chương trình 135 thì chương trình phát triển mô hình giảm nghèo được nhiều hộ dân đánh giá rất cao. Điển hình như mô hình nuôi chăn nuôi tại xã Tiến Thắng và mô hình trồng cây ăn quả tại xã Đồng Hưu.

4.5.1.2. Nhóm yếu tố về việc triển khai, thực hiện chính sách và các chương trình hỗ trợ giảm nghèo ở địa phương

Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện giảm nghèo cho hộ DTTS trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo về việc triển khai thực hiện chính sách và các chương trình hỗ trợ giảm nghèo ở địa phương thông qua các nhân tố: (1) công tác tuyên truyền; (2) năng lực của cán bộ quản lý trong công tác giảm nghèo; (3) lồng ghép các chính sách giảm, chương trình giảm nghèo; (4) sự vào cuộc của tổ chức hội, chính trọ trong công tác giảm nghèo. Mức độ đánh giá chung cho nhóm yếu tố này đạt 3,46 điểm tức là ở mức độ ảnh hưởng trung bình. Tuy nhiên trong nhóm yếu tố này có hai nhân tố được đánh giá ở mức rất quan trọng đó là: Năng lực cửa các cán bộ quản lý trong công tác giảm nghèo và kết hợp, lồng ghép các chính sách và chương trình giảm nghèo ở địa phương.

Năng lực của cán bộ quản lý trong công tác giảm nghèo là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất trong giảm nghèo cho hộ DTTS. Trong thực tế hiện nay, cán bộ giảm đội ngũ cán bộ giảm nghèo ở các cấp (nhất là đối với cấp xã) chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra và thiếu cả về số lượng cũng như chất lượng. Đối với các xã trên địa bàn huyện Yên Thế nói chung và các xã đặc biệt khó khăn nói riêng đội ngũ làm cán bộ giảm nghèo còn kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác giảm nghèo lại thường xuyên luân chuyển khiến cho công tác triển khai, thực thi chính sách giảm nghèo đến với các đối tượng chậm và khó khăn. Hạn chế về trình độ lại thiếu thông tin cũng như quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách và các nội dung chương trình giảm nghèo dẫn đến khả năng tham mưu của cán bộ địa phương cho trương trình giảm nghèo còn nhiều hạn chế. Thiếu nhiều kiến thức về khuyến nông, khuyên lâm, khuyến ngư, quản lý và sử dụng vốn dẫn đến sự trợ giúp đối với các hộ nghèo còn chung chung, chưa có khả năng chuyển giao kiến thức cho hộ nghèo, đặc biệt trong hướng dẫn cách làm ăn, bản thân cán bộ cũng chưa phải là những người làm ăn khá, nên sức thuyết phục, minh hoạ đối với hộ nghèo còn hạn chế. Đây là bất cập lớn đối với cán bộ cấp xã. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ giảm nghèo mới chỉ chú ý thực hiện các chính sách mà chưa quan tâm tuyên truyền để nâng cao ý thức tự vươn lên của người nghèo, gây ra tâm lý trông chờ vào chính sách hỗ trợ của một bộ phận không nhỏ đối tượng thụ hưởng.

Ngoài ra nhân tố kết hợp, lồng ghép các chính sách, chương trình giảm nghèo ở một số xã cũng được đánh giá ở mức rất mạnh ảnh hưởng đến giảm nghèo cho hộ DTTS. Việc lông ghép các chính sách, chương trình tạo nên nguồn

lực được tập trung hơn cho công tác giảm nghèo (nguồn lực nhất là về vốn là nguồn lực vô cùng quan trọng trong giảm nghèo). Bên cạnh những nguồn lực chương trình, chín sách hỗ trợ giảm nghèo chúng ta có thể lồng ghép các chương trình khác như chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để kết hợp giảm nghèo hiệu quả hơn. Tuy nhiên, quá trình lồng ghép chính sách và các chương trình ở huyện Yên Thế nói chung và các xã đặc biệt khó khăn nói chung còn rất nhiều khó khăn. Vấn đề gây khó khăn nhất đó là việc thanh quyết toán khi lồng ghép các chương trình lại thì vô cùng khó khăn. Ngoài ra các cơ quan còn thiếu liên kết, trong triển khai còn thiếu chặt chẽ; chưa có phương án lồng ghéo cụ thể còn chưa được thực hiện.

Bảng 4.12. Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố về việc triển khai các chính sách và trương trình hỗ trợ giảm nghèo ở địa phương

STT

Nhóm yếu tố về triển khai, thực hiện chính sách và các chương

trình hỗ trợ giảm nghèo ở địa phương Ý kiến người phỏng vấn (người) Điểm trung bình Mức độ ảnh hưởng 1 2 3 4 5

1 Công tác tuyên truyền 22 24 25 38 41 3,37 3

2

Năng lực của các bộ quản lý trong

công tác giảm nghèo 10 23 21 30 66 3,79 4

3

Kết hợp, lồng ghép các chính sách,

chương trình giảm nghèo 12 24 20 35 59 3,72 4 4

Sự vào cuộc của các tổ chức hội,

chính trị trong công tác giảm nghèo 33 22 32 43 20 2,95 3 5

Đánh giá chung nhóm yếu tố về triển khai, thực hiện chính

sách và các chương trình hỗ trợ giảm nghèo ở địa phương 3.46 3 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018) Nhân tố được đánh giá thấp nhất là nhân tố sự vào cuộc của các tổ chức hội, chính trị trong công tác giảm nghèo. Nhân tố này chỉ được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng trung bình. Nguyên nhân dẫn đến nhân tố này được đánh giá thấp là do vai trò của các tổ chức hội và chính trị ở địa phương còn nhiều hạn chế và chưa thể hiện được nhiều trong giảm nghèo. Tuy vai trò của các tổ chức hội và chính trị trong giảm nghèo được thể hiện qua nhiều nhiệm vụ như tín chấp, hỗ trợ sản xuất,

chuyển giao kỹ thuật, giám sát, phản biện chính sách… Tuy nhiên, việc thực hiện các nhiệm vụ này ở các tổ chức hộ còn rất hạn chế. Các tổ chức hội ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang mới chỉ thực hiện nhiệm vụ chính là tín chấp để cho các thành viên của hội được vay vốn (chủ yếu là hội phụ nữ, hội cựu chiến binh). Các nhiệm vụ quan trọng như việc giám sát hay phản biện chính sách của các tổ chức hội dường như không thực hiện.

4.5.1.3. Nhóm yếu tố về đặc điểm của hộ

Một nhóm nhân tố nữa có ảnh hưởng không nhỏ đến giảm nghèo cho các hộ DTTS trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đó là đặc điểm của hộ. Do đây là hộ DTTS nên các vấn đề dân tộc, trình độ học vấn, văn hóa và quy mô hộ, ngôn ngữ tác động tới việc áp dụng cũng như triển khai các công tác hỗ trợ giảm nghèo. Đánh giá chung cho nhóm yếu tố này ở mức 3 ảnh hưởng ở mức độ trung bình đến giảm nghèo. Tuy nhiên, nhân tố dân tộc không được đánh giá điểm cao tuy ở mức độ ảnh hưởng trung bình đến giảm nghèo nhưng chỉ đạt 2,68 điểm (có tới 30% người được phỏng vấn cho rằng nhân tố này không ảnh hưởng đến giảm nghèo). Nhân tố trình độ văn hóa được mọi người đánh giá với mức điểm cao nhất (3,48 tương ứng với mức độ ảnh hưởng mạnh giảm nghèo). Nhân tố này tác động một cách gián tiếp đến giảm nghèo ở địa phương. Trình độ học vấn, văn hóa sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận, thực hiện chính sách và các chương trình hỗ trợ của Nhà nước để giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Bảng 4.1.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố về đặc điểm của hộ hộ

STT Nhóm yếu tố về đặc điểm của hộ

Ý kiến người phỏng

vấn (người) Điểm trung bình Mức độ ảnh hưởng 1 2 3 4 5 1 Quy mô hộ 28 32 20 45 25 3,05 3 2 Dân tộc 47 24 23 41 15 2,68 3 3 Trình độ học vấn, văn hóa 11 33 29 28 49 3,48 4 4 Đánh giá chung nhóm yếu tố đặc điểm của hộ 3,07 3 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

4.5.1.4. Nhóm yếu tố về khả năng tiếp cận, thực hiện chính sách và chương trình hỗ trợ giảm nghèo

Một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến giảm nghèo cho hộ DTTS một số xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đó là nhóm nhân tố về khả năng tiếp cận, thực hiện hiện chính sách, chương trình giảm nghèo của hộ. Đây là nhóm ảnh hưởng gián tiếp lớn nhất đến thành công của giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Chính sách, chương trình giảm nghèo có hay và hỗ trợ nhiều tới đâu nhưng việc tiếp cận và thực hiện chính sách của hộ không được tốt thì chính sách, chương trình đó cũng không có hiệu quả. Trong các nhân tố về khả năng tiếp cận, thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo của hộ nhân tố mong muốn thoát nghèo của hộ được các hộ khảo sát đánh giá cao nhất ở mức đánh giá 3,45 điểm. Đây là một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới giảm nghèo tuy nhiên lại không được đề cập nhiều trong các cuộc họp, các giải pháp giảm nghèo được đưa ra. Một số hộ nông dân đặc biệt là những hộ đồng bào dân tộc thiểu số có xu hướng không có động lực cũng như là mong muốn để thoát khỏi nghèo đói. Do nhiều lý do dẫn tới vấn đề này nhưng lý do chính đó là do sự ỷ lại của các hộ, mong chờ nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước mà lười lao động để phát triển kinh tế xã hội nhiều người dân nghèo nhất là người dân tộc thiểu số thì không muốn thoát nghèo do nhận thức của người dân còn nhiều tâm lý ỷ lại, mong chờ khôn chủ động thoát nghèo. Một số chính sách cho không cả bằng tiền và hiện vật tạo đã tạo cho người dân không muốn thoát nghèo.

Bảng 4.14. Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố về khả năng tiếp cận, thực hiện chính sách và chương trình hỗ trợ giảm nghèo

STT

Nhóm yếu tố về khả năng tiếp cận, thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo của hộ

Ý kiến người phỏng vấn (người) Điểm trung bình Mức độ ảnh hưởng 1 2 3 4 5

1 Quy mô sản xuất 32 33 20 31 34 3,32 3

2 Mong muốn thoát nghèo của hộ 16 34 29 31 40 3,45 4 3 Thủ tục phức tạp, khó khăn 16 26 32 28 48 3,05 3 4 Đánh giá chung nhóm yếu tố về khả năng tiếp cận, thực

hiện chính và chương trình hỗ trợ giảm nghèo của hộ 3.27 3 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Tiếp theo là nhân tố về quy mô ruộng đất cũng được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng khá cao đến giảm nghèo. Các chính sách và chương trình giảm hỗ trợ giảm nghèo đã được xây dựng khá cụ thể và chi tiết nhất là các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất tuy nhiên quy mô sản xuất của nhiều hộ thuộc các xã đặc biệt khó khăn còn manh mún khó áp dụng hay triển khai được các chính sách hỗ trợ này.

4.5.1.5. Nhóm yếu tố khác

Bên cạnh những nhóm nhân tố được phân tích ở trên còn những nhân tố khác ảnh hưởng gián tiếp đến giảm nghèo cho hộ DTTS trên địa bàn huyện Yên Thế có thể kể đến như: (1) Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; (2) phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Qua khảo sát thực tế ở địa phương mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố này được đánh giá như sau:

ĐVT: Người

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Đồ thị 4.4. Mức độ ảnh hưởng của nhóm các yếu tố khác đến thực hiện giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế,

tỉnh Bắc Giang

Qua đồ thị trên ta thấy nhân tố phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được nhiều người đánh giá ảnh hưởng ở mức độ mạnh đến thực hiện giải pháp giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn (24% người đánh giá). Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp

22 33 35 36

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)